Nhiều người không nhận ra rằng họ đang tiêu thụ lượng lớn natri hàng ngày. Hơn 70% lượng natri trong chế độ ăn đến từ thực phẩm đóng gói và chế biến sẵn, bao gồm cả những món ăn quen thuộc.

Một thìa cà phê muối chứa khoảng 2400 mg natri, trong khi khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, lượng natri hàng ngày nên dưới 2000 mg, tương đương với khoảng 5 g muối ăn mỗi ngày. Đặc biệt, người có vấn đề về huyết áp và tim mạch cần ăn ít natri hơn.

Dưới đây là 11 loại thực phẩm có hàm lượng natri cao mà bạn nên hạn chế:

Bánh mì và bánh cuộn:

Trung bình một khẩu phần cung cấp khoảng 351 mg natri (15% giá trị hàng ngày - DV). Bánh mì tròn lớn có thể chứa gần 400 mg (17% DV) và một chiếc bánh quy đông lạnh hoặc làm lạnh chứa tới 528 mg (23% DV).

Nên ưu tiên các loại bánh mì nguyên hạt và khẩu phần nhỏ hơn.

Thịt nguội có hàm lượng natri cao:

Các loại thịt chế biến như giăm bông, thịt xông khói, xúc xích, bologna, chorizo thường có hàm lượng natri rất cao. Ví dụ, 2 ounce (1 oucne khoảng 28,35 g) gà tây chứa khoảng 440 mg natri (18% DV), trong khi 2 ounce salami có tới 590 mg (25% DV).

Sẽ dễ dàng hơn nhiều khi sử dụng ít muối hơn khi chuẩn bị bữa ăn tại nhà. Khi bạn ăn thực phẩm có hàm lượng natri cao hơn, hãy ăn những phần nhỏ hơn.

Súp và mì:

Súp đóng hộp có thể chứa tới 800 mg natri (35% DV) trong một cốc. Nước dùng cũng không phải là lựa chọn ít natri hơn. Tự nấu súp tại nhà hoặc chọn các sản phẩm có hàm lượng natri thấp là giải pháp tốt hơn.

Burrito và Tacos:

Sự kết hợp của phô mai, bánh ngô và salsa khiến burrito và tacos có hàm lượng natri cao, đặc biệt là các phiên bản ở nhà hàng hoặc mang đi. Một số món chính có lượng natri vượt quá khuyến nghị hàng ngày, ví dụ: Burrito – 2700 mg.

Đồ ăn vặt mặn:

Khoai tây chiên, bánh ngô chiên (khoảng 180 mg natri/khẩu phần), bắp rang bơ chế biến sẵn (có thể lên tới 2650 mg/hộp), bánh quy pretzel (270-400 mg/khẩu phần) và bánh quy giòn (khoảng 140 mg/khẩu phần) thường chứa nhiều natri. Nên chọn các loại ít muối hoặc không hương vị.

Phô mai:

Hầu hết các loại phô mai (cheddar, gouda, munster, camembert, phô mai tươi, phô mai chế biến) đều chứa 300-450 mg natri trong một ounce do muối được thêm vào để bảo quản. Một số loại ít natri hơn bao gồm phô mai dê, mozzarella và Thụy Sĩ (50-100 mg/khẩu phần) nhưng cần lưu ý phô mai tươi có thể chứa tới 440 mg natri trong nửa cốc.

Hỗn hợp làm bánh pudding và bánh ngọt ăn liền:

Một lát bánh vàng làm từ hỗn hợp đóng hộp có thể chứa 320 mg natri (14% DV). Các hỗn hợp làm nhân bánh pudding ăn liền cũng có hàm lượng natri cao (khoảng 390 mg/khẩu phần). Các lựa chọn ít calo thường có lượng muối thấp hơn khoảng 4%.

Món ăn kèm đóng hộp:

Các sản phẩm như khoai tây nghiền ăn liền, hỗn hợp cơm nêm, mac n' cheese, mì ống đóng gói sẵn và mì gói ramen thường chứa nhiều natri. Ví dụ, một hộp mì ống và phô mai có thể chứa 550 mg natri (24% DV) mỗi cốc.

Thực phẩm đóng hộp:

Các loại như ravioli đóng hộp, đậu, ớt, thịt đóng hộp (Spam), rau củ đóng hộp, nước ép rau (V8), cá mòi, cá cơm, trứng cá muối và cá trích ngâm thường có hàm lượng natri cao. Một cốc nước ép V8 chứa tới 640 mg natri (28% DV) và 2 ounce Spam có 790 mg (34% DV).

Nước sốt và gia vị:

Sốt cà chua, nước sốt thịt nướng, nước tương, salsa, nước sốt bít tết, nước trộn salad, mù tạt... thường chứa nhiều natri. Một thìa canh tương cà có khoảng 180 mg natri và 2 thìa canh nước sốt thịt nướng có 380 mg (17% DV).

Thực phẩm ngâm nước muối:

Kim chi, nụ bạch hoa, ô liu, dưa chua, dưa cải bắp sử dụng muối làm chất bảo quản chính nên có hàm lượng natri cao. Khoảng 10 quả ô liu nhồi chứa 330 mg natri (14% DV), một cốc kim chi có khoảng 747mg (32% DV).

Natri cần thiết cho cơ thể nhưng tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến tăng huyết áp, đau tim, đột quỵ, loãng xương và các vấn đề sức khỏe khác. Nên hạn chế muối khi nấu ăn tại nhà, chọn khẩu phần nhỏ hơn đối với thực phẩm giàu natri và đọc kỹ nhãn mác sản phẩm. Hạn chế để lọ muối trên bàn ăn cũng là một cách hữu ích.

Theo Sức khoẻ và Đời sống

Share with friends

Bài liên quan

Hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường để bảo vệ sức khỏe
Nhỏ nước cốt chanh vào mắt, trào lưu phản khoa học
80% bệnh nhân đột quỵ ở Việt Nam đến bệnh viện đều đã quá 'giờ vàng'
Cục An toàn thực phẩm hướng dẫn cách tra cứu để không mua phải sản phẩm giả, kém chất lượng
Việt Nam chính thức thanh toán thành công bệnh mắt hột
Vắc xin phòng bệnh sởi là vắc xin an toàn, hiệu quả
Bộ Y tế thông tin nhanh về các trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Liên bang Nga
5 dấu hiệu phổ biến cảnh báo thiếu hụt vitamin và khoáng chất thiết yếu
Thực phẩm hỗ trợ tăng cường sức đề kháng
Các chuyên gia đánh giá về thời điểm kết thúc mùa cúm
Tiêu thụ đồ uống có đường tăng, hàng loạt bệnh tật nguy hiểm 'bủa vây'
Bí quyết giảm cân khoa học sau kỳ nghỉ Tết
5 sai lầm khi ăn uống trong ngày lễ làm tăng mỡ bụng
[Infographics] Năm yếu tố nguy cơ trong mùa bùng phát các bệnh đường hô hấp
Không chủ quan u xơ tử cung
Theo dõi chặt chẽ dịch bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
5 lý do khiến mỡ máu tăng cao khi thời tiết lạnh
Những vắc xin nên tiêm phòng trước khi mang thai
Một số bài thuốc dân gian sử dụng đường phèn
Hơn 24,5 nghìn ca mắc mới ung thư vú được phát hiện mỗi năm
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN