80% bệnh nhân đột quỵ tại Việt Nam được đưa đến bệnh viện đều đã quá “giờ vàng” (khoảng 4,5 giờ sau khi phát hiện triệu chứng), nguyên nhân là do nhận thức của cộng đồng về đột quỵ chưa cao và người bệnh chưa được đưa đến đúng địa chỉ khi bị đột quỵ”.

Thông tin trên được chia sẻ tại Hội thảo “Phòng chống đột quỵ: Từ lý thuyết đến thực tế hành động” do Báo Tiền phong phối hợp với Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng tổ chức ngày 20/4 tại TP Hồ Chí Minh.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Huy Thắng, Phó Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam, Trưởng Khoa Bệnh lý Mạch máu não, Bệnh viện Nhân dân 115 TP Hồ Chí Minh cho biết, mỗi năm, Việt Nam có khoảng 200.000 ca đột quỵ mắc mới. So với các nước có nền kinh tế tương đương thì Việt Nam thuộc nhóm nước có tỷ lệ tử vong do đột quỵ cao nhất. Nguyên nhân được bác sĩ đưa ra là do người bệnh khi được đưa đến bệnh viện chuyên khoa để điều trị thì đã quá muộn.

Phó Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam ước tính, 80% bệnh nhân khi được đưa đến cơ sở y tế chuyên khoa điều trị đột quỵ đã vượt quá thời gian vàng (4,5 giờ). 

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Nga, Trưởng Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Thống Nhất TP Hồ Chí Minh cho rằng một trong những trở ngại lớn hiện nay là thời gian nhập viện còn quá muộn. Việc nâng cao năng lực chẩn đoán, can thiệp, điều trị sớm đột quỵ của các cơ sở y tế, đặc biệt là đào tạo nhân viên y tế ở cơ sở phải biết mạng lưới điều trị đột quỵ để chuyển bệnh nhân đến thẳng cơ sở chuyên khoa là rất cần thiết. Bên cạnh đó, bác sĩ Nga đề xuất, cần có những cơ sở cấp cứu ngoại viện và thành lập đơn vị đột quỵ lưu động.

Cũng theo bác sĩ Nguyễn Thị Phương Nga, hiện nay mạng lưới điều trị đột quỵ đã được đăng tải trên web của Hội Đột quỵ Việt Nam và trong tương lai, bà kỳ vọng có một trang web về đột quỵ của Bộ Y tế và sẽ tích hợp mạng lưới này để tất cả người dân có thể dễ dàng nắm bắt.

Hiện trên thế giới, trong các bệnh không lây nhiễm, đột quỵ vẫn là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai và là nguyên nhân đứng thứ ba gây tử vong và tàn tật cộng lại. Trên bản đồ đột quỵ thế giới, Việt Nam nằm ở số những nước có màu đỏ đậm nhất - nhóm các quốc gia có tỷ lệ đột quỵ cao nhất. Tỷ lệ mắc mới và tỷ lệ mắc bệnh đột quỵ lần lượt là 161 và 415 trên 100.000 người.

Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Tri Thức, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại hội thảo.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Tri Thức, Thứ trưởng Bộ Y tế đánh giá cao các nội dung được đề cập trong hội thảo, từ ý kiến đề xuất xây dựng mạng lưới phòng chống đột quỵ, công tác dự phòng trong cộng đồng, xử trí trong “thời gian vàng” cho đến các phương pháp điều trị chuyên sâu.

Theo Thứ trưởng, đây chính là chuỗi mắt xích quan trọng để kiểm soát căn bệnh được mệnh danh là “sát thủ thầm lặng” này. Bên cạnh việc sẽ đẩy mạnh hệ thống điều trị đột quỵ trên cả nước, Thứ trưởng Bộ Y tế cũng kêu gọi cộng đồng hiểu đúng, biết rõ yếu tố nguy cơ gây đột quỵ như hút thuốc, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu hay lối sống thiếu vận động, từ đó chủ động phòng ngừa thay vì “sợ hãi”.

Thứ trưởng Bộ Y tế cũng lưu ý người dân cần biết đến và tiếp cận các cơ sở y tế uy tín trong phòng ngừa, tầm soát đột quỵ.

Đinh Hằng 
TTXVN

Share with friends

Bài liên quan

Cục An toàn thực phẩm hướng dẫn cách tra cứu để không mua phải sản phẩm giả, kém chất lượng
Việt Nam chính thức thanh toán thành công bệnh mắt hột
Vắc xin phòng bệnh sởi là vắc xin an toàn, hiệu quả
Bộ Y tế thông tin nhanh về các trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Liên bang Nga
5 dấu hiệu phổ biến cảnh báo thiếu hụt vitamin và khoáng chất thiết yếu
Thực phẩm hỗ trợ tăng cường sức đề kháng
Các chuyên gia đánh giá về thời điểm kết thúc mùa cúm
Tiêu thụ đồ uống có đường tăng, hàng loạt bệnh tật nguy hiểm 'bủa vây'
Bí quyết giảm cân khoa học sau kỳ nghỉ Tết
5 sai lầm khi ăn uống trong ngày lễ làm tăng mỡ bụng
[Infographics] Năm yếu tố nguy cơ trong mùa bùng phát các bệnh đường hô hấp
Không chủ quan u xơ tử cung
Theo dõi chặt chẽ dịch bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
5 lý do khiến mỡ máu tăng cao khi thời tiết lạnh
Những vắc xin nên tiêm phòng trước khi mang thai
Một số bài thuốc dân gian sử dụng đường phèn
Hơn 24,5 nghìn ca mắc mới ung thư vú được phát hiện mỗi năm
Nguyên nhân phụ nữ dễ mắc bệnh lý tuyến giáp
Vì sao cần tiêm vắc xin sởi trước khi mang thai?
5 dấu hiệu cảnh báo thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không hiệu quả
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN