Các bác sĩ Khoa chấn thương chỉnh hình - bỏng Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai thời gian qua đã triển khai và làm chủ nhiều kỹ thuật cao về phẫu thuật sọ não và chấn thương chỉnh hình, nhờ đó các trường hợp chấn thương nặng, nguy kịch được phẫu thuật kịp thời, nhân lên cơ hội sống cho bệnh nhi. Cũng nhờ vậy, không còn tình trạng phải chuyển bệnh nhân lên tuyến trên như trước, tỷ lệ điều trị thành công cho bệnh nhân tại bệnh viện rất cao.  

Giải quyết các chấn thương sọ não trong thời gian vàng

BS.CKI Nguyễn Văn Toàn - Khoa Chấn thương chỉnh hình - bỏng, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho hay, trước năm 2016, bệnh viện chưa triển khai được các kỹ thuật về phẫu thuật thần kinh nên các bệnh lý chấn thương sọ não đều phải chuyển viện. Trung bình mỗi ngày sẽ có 2 chuyến xe chuyển bệnh nhân bị chấn thương sọ não lên Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM. Do đó, có nhiều bệnh nhân mất đi thời gian vàng trong điều trị, dễ để lại các di chứng nặng, thậm chí tử vong.

Trước tình hình trên, BS Toàn đã quyết tâm thi và đậu lớp chuyên khoa I Ngoại thần kinh Trường đại học Y dược TP.HCM và học chuyên khoa sâu Ngoại thần kinh nhi tại Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM. Sau khi hoàn thành khóa học, cùng với sự hỗ trợ của các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai đã thực hiện ca phẫu thuật sọ não đầu tiên vào năm 2016.

“Từ ca đầu tiên, đến nay khoa đã thực hiện được hàng trăm ca chấn thương sọ não, hầu hết các bệnh nhân được phẫu thuật trong thời gian vàng, nên hiệu quả mang lại rất cao, bệnh nhân hồi phục nhanh, ít để lại di chứng và hạn chế được những tổn thương não”- BS Toàn nói.

Điển hình như, một trường hợp chấn thương sọ não nguy kịch được bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai phẫu thuật cứu sống vào cuối tháng 7-2023. Đó là bé N.T.H., (6 tuổi, ngụ tại phường Trảng Dài – TP. Biên Hòa) bị tai nạn giao thông, nhập viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê sâu, trầy xước chân tay, sưng nề đầu, mặt. 

Bệnh nhi V.T.T.A. tỉnh táo, trò chuyện với BS.CKI Nguyễn Văn Toàn – người thực hiện ca phẫu thuật sọ não cho bệnh nhi. 

Ngay khi tiếp nhận, các bác sĩ đã lập tức đặt ống nội khí quản, truyền dịch cho bệnh nhi. Qua thăm khám, chụp CT-scanner ghi nhận bệnh nhi bị xuất huyết dưới màng cứng thái dương phải, đẩy lệch não qua trái, tình trạng bệnh rất nguy kịch, cần mổ cấp cứu gấp. 

Trong vòng 2,5 giờ đồng hồ, các bác sĩ đã mở nắp sọ thái dương phải của bệnh nhi, gửi ngân hàng mô ở TP.HCM để nuôi nắp sọ. Đồng thời, tiến hành cầm máu vùng não dập, vá chùng màng cứng cho bệnh nhi.

Sau 1 ngày phẫu thuật, hồi sức thở máy, bệnh nhi đã tỉnh lại. 2 tuần sau phẫu thuật bệnh nhi tỉnh táo, chưa ghi nhận di chứng não. Bác sĩ cũng cho biết, khoảng 3 tháng sau sẽ tiến hành phẫu thuật ghép lại xương sọ cho bệnh nhân.  

“Ca này thực sự là một thành công ngoạn mục bởi vì dạng xuất huyết này rất nguy hiểm vì tỷ lệ để lại thương tật và tử vong khá cao. Trường hợp bé H., nếu phẫu thuật chậm trễ thêm 2-3 giờ thì tỉ lệ tử vong lên tới 50% - 70%, và để lại nhiều di chứng nặng nề cho bệnh nhân. Một trong những yếu tố quan trọng để ca mổ thành công là bệnh nhân được đưa vào viện sớm, bác sĩ tận dụng được giờ vàng trong điều trị nên khả năng phục hồi của bệnh nhân cao”- BS. Toàn đánh giá. 

Hiện Khoa Chấn thương chỉnh hình - bỏng đã thực hiện được các kỹ thuật trong phẫu thuật sọ não như: phẫu thuật lấy máu tụ trong sọ, ngoài màng cứng, dưới màng cứng, trong não; phẫu thuật lấy máu tụ ngoài màng cứng trên lều tiểu não; phẫu thuật vết thương sọ não hở, xuất huyết não và một số bệnh lý thần kinh khác như não úng thủy, thoát vị tủy màng tủy, thoát vị não màng não, tụ mủ dưới màng cúng, áp xe não… 

Tăng hiệu quả điều trị nhờ làm chủ kỹ thuật cao 

Đối với lĩnh vực chấn thương chỉnh hình, Khoa Chấn thương chỉnh hình -bỏng cũng đã triển khai nhiều kỹ thuật cao, qua đó giải quyết được các chấn thương phức tạp do tai nạn giao thông như gãy xương đùi, xương cẳng tay, xương cẳng chân, khung chậu…; những dị tật bẩm sinh như thừa ngón, dính ngón, ngón tay cò súng, khớp giả xương chày bẩm sinh, bệnh u bướu của xương, các trường hợp co rút (do di chứng của bệnh bại não, bỏng)…

BS.CKII Phạm Văn Khương - Trưởng khoa Khoa Chấn thương chỉnh hình – Bỏng cho hay, mỗi tuần khoa mổ chỉnh hình cho khoảng 15-20 ca bệnh cấp cứu, chưa kể đến các ca mổ chương trình. Có những ngày cao điểm, khoa mổ cấp cứu cho 6 bệnh nhân.

“Trước đây các ca bệnh có những tổn thương gãy xương đơn giản, nhưng những năm gần đây ghi nhận nhiều ca bệnh tổn thương nặng, phức tạp, nhiều vị trí phối hợp như vùng đầu, bụng, xương, tay chân… Do vậy cần sự phối hợp của nhiều chuyên khoa cùng một lúc để cứu chữa, điều trị cho bệnh nhân” – BS Khương cho hay. 

Điển hình như mới đây, Khoa Chấn thương chỉnh hình - bỏng đã phải lập 2 ê kíp để cứu chữa cho bệnh nhi V.T.T.A. (13 tuổi, ngụ xã Phước Thiền, H.Nhơn Trạch) bị tan nạn giao thông nghiêm trọng.

2 ê kíp thực hiện phẫu thuật song song, trong đó 1 ê kíp thực hiện mở sọ lấy máu tụ, ê kíp còn lại phẫu thuật điều trị vết thương phức tạp vùng cẳng chân cho bệnh nhi V.T.T.A.  

Trước đó vào ngày 7-3-2025, bệnh nhi được chuyển đến từ Bệnh viện ĐKKV Long Thành trong tình trạng có nhiều vết thương vùng mặt, lóc da cơ cẳng chân trái, chấn thương sọ não, hôn mê, da niêm nhợt, huyết áp tụt.

Bệnh nhân nhanh chóng được truyền dịch, thở oxy qua nội khí quản, giảm đau an thần, dùng thuốc vận mạch. Kết quả chụp chiếu cho thấy bệnh nhân có xuất huyết ngoài màng cứng vùng trán lượng nhiều, dập phổi, dập nát cẳng chân trái, vết thương mất da cơ diện rộng vùng cẳng chân trái.

Xác định đây là ca bệnh rất nặng, bệnh viện đã bật báo động đỏ toàn viện, hồi sức tích cực cho bệnh nhi và chuyển phòng mổ khẩn. Bệnh nhân được 2 ê kíp thực hiện phẫu thuật song song, trong đó 1 ê kíp thực hiện mở sọ lấy máu tụ, ê kíp còn lại phẫu thuật điều trị vết thương phức tạp vùng cẳng chân. Sau 2 ngày thở máy, bệnh nhi tỉnh lại, tiếp tục được chăm sóc tại khoa.

Đến nay, sau hơn 1 tháng được điều trị tích cực bệnh nhi đã hồi phục tốt, không có di chứng về sọ não; bệnh nhi cũng đã được ghép da cẳng chân trái. Dự kiến vài ngày tới sẽ được xuất viện.  

Ông Vũ Xuân Đắc (71 tuổi, ngụ tỉnh Nam Định) chăm cháu V.T.T.A., ở bệnh viện xúc động cho biết: “Nghe tin cháu bị tai nạn nặng, tôi rất lo lắng, tức tốc vào với con cháu ngay. Nhờ sự tận tình cứu chữa, chăm sóc của các y, bác sĩ đến nay cháu tôi đã hồi phục tốt. Thay mặt gia đình tôi xin cảm ơn các y, bác sĩ của bệnh viện, họ rất nhiệt tình, chăm sóc cháu đến nơi đến chốn, cái gì không biết cũng được giải thích tường tận”.  

BS.CKII Phạm Văn Khương (ngoài cùng bên phải) cùng đồng nghiệp thực hiện kỹ thuật bó bột Ponsetti điều trị dị tật bàn chân khoèo cho một trẻ sơ sinh. 

BS.CKII Phạm Văn Khương cho hay, hiện nay khoa đã tiếp cận đầy đủ các kỹ thuật về phẫu thuật chấn thương chỉnh hình ở tuyến trên. Trong đó có kỹ thuật tiên tiến bệnh viện đã triển khai 10 năm nay, đó là kỹ thuật mổ chỉnh hình dưới màn hình tăng sáng C-Arm. Kỹ thuật này đem lại nhiều lợi ích cho bệnh nhi, như không có sẹo, khả năng hồi phục nhanh, bệnh nhân ít đau, ít xâm lấn. 

 “Nếu như trước đây phẫu thuật cho một trường hợp gãy xương, bác sĩ phải mở ổ gãy ra, sau đó mới luồn đinh vào để nắn chỉnh, cố định xương; thì với kỹ thuật kết hợp xương C-Arm, bác sĩ không phải mở ổ gãy mà chỉ mở 1 đường nhỏ khoảng 1cm sau đó luồn đinh vào để nắn lại xương và kiểm tra lại dưới máy C-Arm. Đây là phẫu thuật kín, nên lợi ích mang lại cho người bệnh rất lớn” – BS Khương nói. 

Lãnh đạo Khoa Chấn thương chỉnh hình - bỏng cũng cho biết, cái khó nhất của khoa là hiện nay thiếu bác sĩ về chuyên khoa ngoại thần kinh và chấn thương chỉnh hình. Số lượng bác sĩ đứng mổ được rất ít, ví dụ như ngoại thần kinh chỉ có bác sĩ Toàn, còn về chấn thương chỉnh hình chỉ có 2 bác sĩ thực hiện được các kỹ thuật. Do vậy khoa cũng mong muốn có thêm bác sĩ về 2 lĩnh vực này, bởi trong tương lai khoa hướng đến phát triển thêm nhiều kỹ thuật chuyên sâu khác như phẫu thuật về cột sống, chấn thương cột sống, u não, dị dạng mạch máu não, thực hiện được những dị tật phức tạp và chuyên sâu như dị tật biến dạng chi, biến dạng khớp, phẫu thuật vi phẫu chuyên sâu…  

Gia Nhi

Share with friends

Bài liên quan

Cần thực hiện quyết liệt các giải pháp bảo đảm an toàn thực phẩm
Tập huấn triển khai hệ thống quản lý điều hành Đồng Nai-S cho công chức, viên chức ngành Y tế
Tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS cho hơn 1.000 học sinh
[Video] Huyện Long Thành: Đẩy mạnh tuyên truyền, chích ngừa vắc xin dại cho chó, mèo
Thu hồi, tiêu hủy sản phẩm dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin không đạt tiêu chuẩn chất lượng
Chuyên gia của Bệnh viện Từ Dũ chuyển giao kỹ thuật Kangaroo cho Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất
Giám sát hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm
Tháng hành động vì ATTP 2025: Đồng Nai kiểm soát chặt bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố, bảo đảm an toàn thực phẩm trong mùa nắng nóng
Triển khai Kế hoạch hành động quốc gia về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám, chữa bệnh giai đoạn 2025–2030
[Video] Liệu pháp ô xy cao áp: Hỗ trợ đắc lực trong điều trị bệnh
Ghi nhận 2 trường hợp bị chó dại cắn tại huyện Định Quán
Đồng Nai triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025
Chấn chỉnh công tác khám, chữa bệnh và kinh doanh dược trên địa bàn tỉnh
Bệnh viện ĐK Thống Nhất cứu sống bệnh nhân nguy kịch do heo mẹ tấn công
Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Tay chân miệng trên địa bàn TP.Biên Hòa
Bảo đảm an toàn thực phẩm, trong đó chú trọng an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố
Giãn tĩnh mạch thực quản do sử dụng rượu
Giám sát công tác y tế trường học trên địa bàn huyện Trảng Bom
[Video] Tọa đàm: Lợi ích của tiêu chuẩn xét nghiệm ISO15189:2022 trong chẩn đoán, điều trị bệnh
Một người bệnh có thận đôi hiếm gặp
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN