Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) vừa thông tin về dịch bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp tại nhiều quốc gia và khuyến cáo các biện pháp phòng, chống. Tại Đồng Nai, thời tiết hanh khô kèm se lạnh những ngày cuối năm cũng khiến các bệnh về hô hấp vẫn ở mức cao, nhất là các đối tượng có sức đề kháng yếu như người già, trẻ em, phụ nữ có thai và những người mắc bệnh mãn tính. 

Cục y tế dự phòng cho biết, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm ghi nhận thông tin về việc gia tăng các trường hợp mắc bệnh đường hô hấp và các trường hợp mắc cúm A (H5/N1), COVID-19 tại Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Campuchia... Cục Y tế dự phòng nhận định, Việt Nam đang trong giai đoạn vào mùa đông - xuân, thời tiết chuyển mùa, thay đổi thất thường là nguyên nhân xuất hiện và lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Đây cũng là thời điểm nhu cầu giao thương, du lịch cuối năm tăng cao, là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh lây lan, có thể làm gia tăng số mắc các bệnh truyền nhiễm, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp. 

Riêng tại Đồng Nai, những ngày cuối năm, thời tiết hanh khô kèm se lạnh vào sáng sớm và buổi tối cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh về đường hô hấp phát triển. Ghi nhận tại một số bệnh viện lớn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cho thấy, số lượng người đến khám và nhập viện do các bệnh lý hô hấp tuy không nhiều bằng thời điểm này năm trước nhưng vẫn ở mức cao. Nhất là đối tượng người già và trẻ em. Hầu hết bệnh nhân nhập viện do nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm phổi vi rút RSV, cúm A.

Một ca bị bệnh viêm đường hô hấp đến khám tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai.

Tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, trung bình mỗi ngày, có khoảng 50-70 bệnh nhi điều trị nội trú và hơn 400 ca khám ngoại trú liên quan đến hô hấp. Hầu hết trẻ bị các bệnh về đường hô hấp trên như: viêm mũi, viêm họng, xoang; viêm đường hô hấp dưới như: viêm phổi, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản.

BS.CKII Đặng Công Chánh – Trưởng Khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng Nai cho biết, có rất nhiều nguyên nhân gây viêm đường hô hấp, do vi khuẩn hoặc vi rút. Tuy nhiên, thời tiết hanh khô kèm không khí lạnh những ngày cuối năm như hiện nay sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh đường hô hấp gia tăng, do độ ẩm trong không khí giảm thấp khiến sức đề kháng cơ thể kém, niêm mạc đường hô hấp trên cũng dễ bị khô, bong tróc, tạo điều kiện cho vi rút, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Ngoài các bệnh thông thường về hô hấp dễ mắc, bệnh nhân đã có bệnh hô hấp mãn tính như: bệnh phổi tắc nghẽn, hen phế quản cũng dễ trở nặng do ảnh hưởng của thời tiết. Tại Bệnh viện ĐK Đồng Nai, từ cuối tháng 10 đến nay, số ca đến khám các bệnh về hô hấp cũng đang ở mức cao hơn bình thường khoảng 15% và chưa có dấu hiệu giảm. BS.CKI Phan Thanh thuỷ -Trưởng Khoa Hô hấp – Bệnh viện ĐK Đồng Nai cho biết, với người bình thường, những bệnh lý hô hấp theo mùa thường ít gây nguy hiểm, nhưng với người cao tuổi, người nhiều bệnh nền thì có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí là đe dọa tính mạng. Do đó, để phòng chống các bệnh lý về đường hô hấp, việc giữ ấm cơ thể và uống đủ nước (tốt nhất là nước ấm) rất quan trọng. Người già và trẻ em nên hạn chế ra ngoài vào ban đêm và sáng sớm vì lúc đó trời lạnh hơn.

Bác sĩ Thuỷ cũng khuyến cáo, mỗi người cần chú ý vệ sinh cá nhân, giữ đường hô hấp sạch sẽ, làm sạch mũi họng khi đi ra ngoài về bằng nước muối sinh lý để giảm nguy cơ viêm đường hô hấp. Để có sức đề kháng tốt, cần ăn uống đủ chất, chế độ sinh hoạt phải bảo đảm khoa học. Đặc biệt, những người có bệnh hô hấp mãn tính cần dừng ngay thói quen hút thuốc lá, thuốc lào, đặc biệt là những bệnh nhân bị viêm phế quản, hen suyễn, viêm xoang... 

Các nhiễm trùng đường hô hấp trên thường do vi rút và chủ yếu điều trị các triệu chứng. Người bệnh có thể chỉ cần nghỉ ngơi, uống nhiều nước, dùng thuốc giảm đau, hạ sốt, tăng cường dinh dưỡng... Tuy nhiên, các nhiễm trùng do vi rút có thể bội nhiễm vi khuẩn, do đó, đôi khi phải điều trị thêm bằng kháng sinh trong trường hợp bội nhiễm. Khi thấy những triệu chứng như ho kéo dài từ 3 - 5 ngày, kèm theo sốt, đau ngực, khó thở... thì người cao tuổi, trẻ nhỏ, người có bệnh nền cần chủ động đi khám và tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng lại đơn thuốc cũ hoặc tự mua thuốc, nhất là thuốc kháng sinh, vì có thể dẫn đến những hệ lụy nguy hiểm.

 Để phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo, người dân không được chủ quan, lơ là và cần chủ động thực hiện 5 biện pháp phòng bệnh cá nhân, gồm:

- Đeo khẩu trang tại các cơ sở y tế, trên các phương tiện công cộng và tại các địa điểm tập trung đông người.

- Thường xuyên rửa tay bằng nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; súc miệng, họng bằng nước súc miệng; tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng; che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.

- Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, giữ ấm cơ thể, tập luyện thể dục, thể thao, nâng cao thể trạng.

- Thực hiện ăn chín, uống chín; bảo đảm an toàn thực phẩm trong giết mổ gia súc, gia cầm và chế biến các sản phẩm từ gia súc, gia cầm.

- Tránh tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh đường hô hấp như ho, sốt, khó thở… Khi có dấu hiệu mắc bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

Thiên Thanh

Share with friends

Bài liên quan

[Video] Tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân về bệnh dại
Phòng chống dịch bệnh đầu năm học mới
Các biện pháp phòng bệnh Whitmore
Nâng cao nhận thức của người dân về phòng, chống bệnh dại
[Infographic] Bệnh sởi và các biện pháp phòng bệnh
Cảnh giác với bệnh viêm não Nhật Bản có tỷ lệ tử vong và di chứng cao
Tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng bệnh ho gà
Lo ngại bùng phát dịch sởi
[Infographic] Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Giải đáp các thắc mắc về tiêm phòng sởi
[Video] Bệnh sởi và những điều cha mẹ nên biết để bảo vệ sức khỏe cho con
Lo ngại các bệnh truyền nhiễm quay trở lại do thiếu vắc xin
Dấu hiệu phát hiện sớm và cách phòng bệnh tay chân miệng
[Video] Cảnh báo bệnh sởi gia tăng và cách phòng tránh
Biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết cho trẻ em
[Infographic] Hướng dẫn phòng, chống bệnh bạch hầu
[Infographic] Tiêm vắc xin phòng, chống bệnh bạch hầu
Thành phố Long Khánh đẩy mạnh nhiều biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết
Trường hợp nguy cơ cao mắc bệnh đậu mùa khỉ và cách phòng tránh
[Video] Tọa đàm: Phòng bệnh thủy đậu bằng cách nào?
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN