Trẻ cần tiêm đầy đủ 2 mũi vắc xin sởi cơ bản và tiêm theo Chiến dịch tiêm vắc xin sởi để có đủ miễn dịch phòng bệnh.

Theo CDC Đồng Nai, bệnh sởi dễ lây và có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ em và người có hệ miễn dịch yếu; trẻ chưa tiêm phòng sởi và mắc các bệnh mãn tính nếu mắc sởi có nguy cơ diễn biến nặng, thậm chí tử vong.

Bệnh sởi lây lan nhanh qua đường hô hấp, khi người mắc sởi ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, các giọt bắn nhỏ chứa virus sẽ được phóng thích vào không khí. Những người xung quanh hít phải các giọt bắn này có thể bị nhiễm bệnh.

Tiêm vắc xin phòng sởi cho trẻ. 

Tiêm vắc xin phòng sởi là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất. Hiện nay, lịch tiêm phòng sởi cho trẻ theo khuyến cáo của Bộ Y tế là 2 mũi cơ bản gồm: Mũi 1 ngay khi trẻ đủ 9 tháng tuổi, mũi 2 trước khi trẻ tròn 2 tuổi.

Đặc biệt, trước tình hình dịch bệnh sởi có nguy cơ gia tăng, để tăng tỷ lệ trẻ được tiêm chủng, xây dựng hàng rào miễn dịch phòng bệnh, Bộ Y tế triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng sởi tại 18 tỉnh, thành phố có nguy cơ cao. 

Tại Đồng Nai, từ ngày 27-9, ngành Y tế đã triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng sởi đồng loạt trên toàn tỉnh, nhằm khống chế dịch bệnh và tăng tỷ lệ miễn dịch sởi trong cộng đồng. Tổng số đối tượng tiêm bổ sung vắc xin ngừa sởi đợt này tại Đồng Nai là gần 83.500 người, trong đó, số trẻ từ 1-10 tuổi trên địa bàn 11 huyện, thành phố là hơn 81.400 trẻ; số nhân viên y tế có nguy cơ cao là hơn 2.000 người. 

Chiến dịch tiêm vắc xin sởi lần này được triển khai mở rộng cho đối tượng trẻ từ 1 - 10 tuổi, trừ những trường hợp đã tiêm đầy đủ 2 mũi vắc xin chứa thành phần sởi.

CDC Đồng Nai khuyến cáo người dân đưa con em đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch theo khuyến cáo và tiêm theo Chiến dịch để tăng miễn dịch phòng bệnh cho trẻ.

PV

Share with friends

Bài liên quan

Tiêm chủng mở rộng – Nỗ lực bảo vệ sức khỏe trẻ em trước các dịch bệnh nguy hiểm
Chủ động kiểm soát các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tái nổi
Khẩn trương triển khai các giải pháp để khống chế, sớm dập dịch sởi
[Video] Tọa đàm: Tiêm vắc xin – Biện pháp phòng bệnh Sởi hiệu quả
Từ đầu năm 2024, cả nước có hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại
Vì sao cần tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi?
[Infographic] Triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván – bạch hầu cho trẻ trong chương trình Tiêm chủng mở rộng
[Infographic] Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Hãy tiêm vắc xin sởi cho trẻ ngay khi trẻ đủ 9 tháng tuổi
Báo động bệnh sởi ở người lớn gia tăng
Tham mưu UBND tỉnh công bố dịch sởi trên địa bàn tỉnh
[Infographic] Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Chủ động triển khai các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết
Những cái chết thương tâm do bệnh dại đến từ sự chủ quan
[Video] Cúm gia cầm (Cúm A/H5N1) nguy hiểm như thế nào?
Cúm A/H5N1 nguy hiểm như thế nào?
Khuyến cáo 6 biện pháp phòng, chống cúm A(H5N1)
[Video] Triển khai chiến dịch tiêm vắc xin Sởi – Rubella trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2024
[Video] Tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân về bệnh dại
Phòng chống dịch bệnh đầu năm học mới

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN