Bệnh đau mắt đỏ đang lan nhanh và bùng phát tại nhiều địa phương. Dù các phương tiện truyền thông tích cực phổ biến về căn bệnh này, nhưng vẫn có những quan niệm sai lầm khi chăm sóc mắt đỏ khiến cho bệnh không đỡ mà còn biến chứng nặng hơn.

Đau mắt đỏ y học gọi là viêm kết mạc, bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra. Chủ yếu là nhiễm khuẩn virus, vi khuẩn. Dịch đau mắt đỏ, hầu hết nguồn gốc là do virus. Chúng có cơ chế lây như virus khác, các hạt virus theo nước mắt dính vào tay, qua các hạt nước nhỏ bắn theo hơi thở người hít phải hoặc chạm vào dẫn đến bị lây bệnh.

Khi mắt bị viêm, mạch máu bị sung huyết, giãn ra lớp củng mạc vốn có màu trắng sẽ chuyển thành đỏ rực. Thêm nữa, hiện tượng sưng nề làm mắt bị cộm lên, các tuyến tăng tiết dịch. Chính các chất tiết này nếu ứ đọng lại sẽ thành môi trường cho vi khuẩn phát triển làm nặng thêm tình trạng bệnh. Đó là lý do cần phải làm sạch mắt và giữ vệ sinh bằng các thuốc sát trùng nhẹ. Rồi để mắt nghỉ ngơi.

Nhiều người đang giữ vệ sinh sai cách khi đau mắt đỏ

Nhiều người lầm tưởng gặp người đau mắt mà nhìn vào mắt sẽ bị và lây điều này là hoàn toàn không đúng.

Điển hình là lấy giấy ăn, khăn ướt để lau mắt bị đau và coi đó là cẩn thận, sạch sẽ nhưng với loại giấy này có chứa hương liệu phụ gia nếu để bị dính vào mắt sẽ không tốt. Một số người cẩn trọng hơn lấy khăn mùi xoa lau mắt, sau đó lại nhét vào túi vì nghĩ rằng chỉ một mình dùng sẽ không lây cho ai cũng là sai lầm. Khi khăn bỏ vào túi sẽ dính lung tung và đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, quẹt vào mắt dễ bội nhiễm.

Đáng nói là có người còn truyền tai nhau đi xoa bóp cho mắt đỡ nhức sẽ nhanh khỏi, tuy nhiên khi đau mắt, mắt đang cộm mà nắn bóp rồi dụi thì khiến bệnh càng nặng hơn.

Một sai lầm mà đa số người hay mắc đó là tự ý mua thuốc nhỏ mắt. Nhiều loại thuốc nhỏ mắt bán trên thị trường có chứa corticoid (dexamethasol, betamethasol,..các hậu tố thasol) nếu không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa mà mua về nhỏ thì sẽ để lại hậu quả nặng nề. Thực tế nhiều người đã chịu hậu quả như bị loà, đục thủy tinh thể và hỏng mắt oan uổng.

Mua thuốc trị đau mắt đỏ khi không có chỉ đị của bác sĩ là một trong những sai lầm phổ biến của người bệnh.

Vậy, người đau mắt đỏ cần làm đúng bằng cách nào?

- Để tránh lây lan cho người khác, người bị đau mắt nhớ sát trùng tay và đeo khẩu trang khi đến đám đông sẽ hạn chế được lây cho người khác.

- Lau mắt bằng gạc vô khuẩn. Có thể mua vài gói để lau dần. Lau xong bỏ vào túi bóng sạch rồi bỏ đi.

- Nhỏ mắt giúp làm ẩm bằng nước muối sinh lý vô khuẩn. Không dùng nước muối tự pha nhỏ mắt.

- Có thể dùng vài loại thuốc sát trùng nhẹ cho mắt, hoặc kháng sinh phòng bội nhiễm. Tuy nhiên để sử dụng các loại này cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa không tự ý dùng.

- Uống thêm vitaminA theo liều khuyến cáo đúng lứa tuổi.

- Cho mắt nghỉ ngơi, tránh phải điều tiết nhiều.

Sau 4-7 ngày hầu hết sẽ tự khỏi. Nếu sau 4-5 ngày triệu chứng nặng hơn thì có thể đã bội nhiễm vi khuẩn lúc này hãy đến bác sĩ chuyên khoa khám sớm.

Các cụ ta vẫn nói 'giàu hai con mắt khó đôi bàn tay'. Vậy nên hãy chăm sóc sức khỏe của mình bằng sự hiểu biết. Đừng đi theo các "kinh nghiệm", đừng nghe theo lời mách truyền tai nhau kẻo bạn chỉ làm được 1 lần duy nhất rồi vĩnh viễn không có lần 2.

Theo Sức khoẻ và Đời sống

Share with friends

Bài liên quan

Những vắc xin nên tiêm phòng trước khi mang thai
Một số bài thuốc dân gian sử dụng đường phèn
Hơn 24,5 nghìn ca mắc mới ung thư vú được phát hiện mỗi năm
Nguyên nhân phụ nữ dễ mắc bệnh lý tuyến giáp
Vì sao cần tiêm vắc xin sởi trước khi mang thai?
5 dấu hiệu cảnh báo thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không hiệu quả
Tại sao số lượng tế bào CD4 lại quan trọng trong điều trị HIV?
WHO cảnh báo hậu quả của thanh thiếu niên ‘nghiện’ mạng xã hội
Người bệnh thận ngày càng trẻ hoá, làm sao để phát hiện sớm?
Bác sĩ chỉ ra những nguyên nhân khiến tình trạng vô sinh, hiếm muộn ngày càng gia tăng
7 thói quen xấu ảnh hưởng đến huyết áp của bạn
Tiêm phòng sởi, quai bị, rubella có tác dụng trong bao lâu?
Sự nguy hiểm của ma túy tổng hợp và nguy cơ lây nhiễm HIV
WHO xem xét ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu vì đậu mùa khỉ
Một số thực phẩm giàu canxi tốt cho xương
Nhiều quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu lầm cho người dùng
Dấu hiệu bệnh bạch hầu và cách phân biệt bệnh bạch hầu với viêm họng
7 chất bổ sung nên tránh nếu bị huyết áp cao và tăng đường máu
Đái tháo đường tuýp 1 ở trẻ em có xu hướng gia tăng
Ai có nguy cơ bị suy thận cấp?

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN