Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 71/2023/NĐ-CP (Nghị định 71) sửa đổi các quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC). Nghị định 71 có hiệu lực kể từ ngày 20/9/2023. 

Sau đây là một số điểm mới tại Nghị định 71 về xử lý kỷ luật CBCCVC.

1. CBCCVC vi phạm ở cơ quan cũ sang cơ quan mới vẫn có thể bị kỷ luật

Theo đó, CBCCVC có vi phạm trong thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ đến khi chuyển sang cơ quan, tổ chức, đơn vị mới mới phát hiện vi phạm đó và vẫn còn trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì đơn vị mới thực hiện việc xem xét xử lý kỷ luật và áp dụng hình thức kỷ luật tương ứng với vị trí hiện đang đảm nhiệm.

Như vậy, theo quy định mới này thì CBCCVC vi phạm ở cơ quan cũ sang cơ quan mới vẫn có thể bị kỷ luật.

2. Kỷ luật hành chính phải bảo đảm tương xứng với kỷ luật về đảng

Nghị định 71 quy định, CBCCVC bị xử lý kỷ luật về đảng thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật về đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện quy trình xử lý kỷ luật hành chính (nếu có), trừ trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật quy định tại Điều 3 Nghị định 112/2020/NĐ-CP.

Hình thức kỷ luật hành chính phải bảo đảm tương xứng với kỷ luật về đảng. Trường hợp bị xử lý kỷ luật về đảng bằng hình thức cao nhất thì cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật xem xét, quyết định xử lý kỷ luật hành chính bằng hình thức cao nhất nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 13, Điều 14, Điều 19 Nghị định 112/2020/NĐ-CP; nếu không thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với CBCCVC giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc cảnh cáo đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý. Trường hợp còn có ý kiến khác nhau về việc xác định hình thức kỷ luật hành chính tương xứng với hình thức xử lý kỷ luật về đảng cao nhất thì cấp có thẩm quyền quyết định việc thành lập

Hội đồng xử lý kỷ luật để tham mưu; tham khảo ý kiến bằng văn bản của tổ chức Đảng ra quyết định xử lý kỷ luật đảng viên trước khi quyết định. 

Trường hợp có thay đổi về hình thức xử lý kỷ luật về đảng thì phải thay đổi hình thức xử lý kỷ luật hành chính tương xứng.

Thời gian đã thi hành quyết định xử lý kỷ luật cũ được trừ vào thời gian thi hành quyết định xử lý kỷ luật mới (nếu còn). Trường hợp cấp có thẩm quyền của Đảng quyết định xóa bỏ quyết định xử lý kỷ luật về đảng thì cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật hành chính phải ban hành quyết định hủy bỏ quyết định xử lý kỷ luật hành chính.

3. Quyết định xử lý kỷ luật CBCCVC có hiệu lực 12 tháng

Về Nguyên tắc xử lý kỷ luật, Nghị định 71 bổ sung quy định: Quyết định xử lý kỷ luật CBCCVC có hiệu lực 12 tháng kể từ ngày có hiệu lực thi hành; đối với trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức thì việc quy hoạch, bổ nhiệm ứng cử vào chức vụ cao hơn, bố trí công tác cán bộ áp dụng hiệu lực theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

Trường hợp đã có quyết định kỷ luật về đảng thì hiệu lực của quyết định xử lý kỷ luật hành chính tính từ ngày quyết định kỷ luật về đảng có hiệu lực. Trong thời gian này, nếu không tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý kỷ luật thì quyết định xử lý kỷ luật đương nhiên chấm dứt hiệu lực mà không cần phải có văn bản về việc chấm dứt hiệu lực.

Trường hợp CBCCVC tiếp tục có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật trong thời gian đang thi hành quyết định xử lý kỷ luật thì xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 112/2020/NĐ-CP. Quyết định kỷ luật đang thi hành chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm quyết định kỷ luật đối với hành vi vi phạm pháp luật mới có hiệu lực. Các tài liệu liên quan đến việc xử lý kỷ luật và quyết định kỷ luật phải được lưu giữ trong hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức. Hình thức kỷ luật phải ghi vào lý lịch của cán bộ, công chức, viên chức.

CBCCVC có hành vi vi phạm trong thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ đến khi chuyển sang cơ quan, tổ chức, đơn vị mới mới phát hiện hành vi vi phạm đó và vẫn còn trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì cấp có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức, đơn vị mới thực hiện việc xem xét xử lý kỷ luật và áp dụng hình thức kỷ luật theo quy định pháp luật tương ứng với vị trí CBCCVC hiện đang đảm nhiệm.

Đối với trường hợp này, cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ có trách nhiệm cung cấp toàn bộ hồ sơ liên quan đến hành vi vi phạm và cử người phối hợp trong quá trình xem xét, xử lý kỷ luật. Các quy định về đánh giá, xếp loại chất lượng và các quy định khác có liên quan được tính ở đơn vị cũ.

4. Quy định người thân không được tham gia Hội đồng kỷ luật 

Nghị định 71 quy định: Không được cử vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ; cha, mẹ (vợ hoặc chồng), cha nuôi, mẹ nuôi; con đẻ, con nuôi; anh, chị, em ruột; cô, dì, chú, bác, cậu ruột; anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng của anh, chị, em ruột hoặc người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến hành vi vi phạm bị xem xét xử lý kỷ luật là thành viên Hội đồng kỷ luật hoặc là người chủ trì cuộc họp kiểm điểm. 

(Trước đây tại khoản 4 Điều 28 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định: Không được cử vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu hoặc người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến hành vi vi phạm của công chức bị xem xét xử lý kỷ luật là thành viên Hội đồng kỷ luật).

Như vậy, so với trước đây thì Nghị định 71 bổ sung thêm cha, mẹ (vợ hoặc chồng), anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng không được cử làm thành viên Hội đồng kỷ luật.

5. Quy định thêm trường hợp bị kỷ luật khiển trách

Nghị định 71 sửa đổi, bổ sung khoản 3 và khoản 9 vào Điều 8 như sau:

“3. Né tránh, đùn đẩy, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ chức trách, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao mà không có lý do chính đáng; không chấp hành quyết định điều động, phân công công tác của cấp có thẩm quyền; gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;

(Trước đây quy định: Không chấp hành quyết định điều động, phân công công tác của cấp có thẩm quyền; không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng; gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị).

9. Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của Đảng và của pháp luật liên quan đến cán bộ, công chức”.

(Nghị định 71 bổ sung cụm từ “quy định khác của Đảng” vào trường hợp vi phạm nêu trên).

6. Sửa đổi, bổ sung quy định về trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật

CBCCVC là nữ giới đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc CBCCVC là nam giới (trong trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người có hành vi vi phạm có văn bản đề nghị xem xét xử lý kỷ luật.

(Trước đây quy định: CBCCVC là nữ giới đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc cán bộ, công chức, viên chức là nam giới (trong trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

7. Quy định về các trường hợp không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật

Nghị định 71 đã bổ sung quy định về các trường hợp không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật. Cụ thể, 04 hành vi vi phạm không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật gồm:

- CBCCVC là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ;

- Có hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;

- Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;

- Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.

Bích Ngọc

Share with friends

Bài liên quan

HĐND tỉnh thông qua chế độ, chính sách bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ
100% thủ tục hành chính được thực hiện dịch vụ công trực tuyến
Tuyên truyền, phổ biến hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính
Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức Trung tâm Y tế cấp huyện
Từ ngày 19/12/2024 Trạm y tế sẽ được thực hiện 15 gói dịch vụ y tế cơ bản
Sau năm 2025, mỗi người dân đều sở hữu một Sổ sức khỏe điện tử trên VNeID
Truyền thông về Ngày Pháp luật Việt Nam 9-11
Quy định về mức thanh toán cho người bệnh BHYT tự mua thuốc
Phát động tham gia cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật về phòng, chống ma túy và tác hại của thuốc lá
Nâng cao năng lực quản lý và phục hồi chức năng cho cộng tác viên y tế thôn ấp về các bệnh tâm thần
Trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai khai giảng năm học mới
Hướng dẫn thí điểm sử dụng Sổ sức khỏe điện tử VNeID khi đi khám chữa bệnh
Từ 17/9/2024 công chức lãnh đạo, quản lý có thể được bổ nhiệm lại với số lần không hạn chế
Xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức, chiến sỹ lực lượng vũ trang vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông
Bệnh viện ĐK Thống Nhất tổng kết và trao giải Hội thao năm 2024
Kiến nghị HĐND tỉnh tiếp tục duy trì chế độ hỗ trợ nguồn nhân lực y tế từ năm 2026 trở về sau
Từ 01/9/2024, áp dụng quy định mới về số lượng cấp phó của các cơ quan, đơn vị
Liên hoan văn hóa, thể thao các cơ quan, đơn vị năm 2024: Công đoàn Ngành Y tế đạt giải nhất toàn đoàn
Thành lập Hội đồng Y khoa quốc gia
Bộ Y tế đang xây dựng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề mới

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN