Dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp, với khả năng lây lan mạnh trong cộng đồng. Thời điểm này, mỗi người dân cần chủ động, nâng cao tinh thần phòng chống dịch mọi lúc, mọi nơi. Điều này càng cần thiết hơn đối với những người mắc bệnh mạn tính, người cao tuổi. 

Bệnh mạn tính là những bệnh tiến triển chậm và kéo dài. Các bệnh mạn tính hay gặp đó là: bệnh tăng huyết áp, ung thư, đái tháo đường, suy thận, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD),… Những người mắc bệnh mạn tính thường có sức đề kháng với Covid-19 kém hơn người khỏe mạnh, nếu không may mắc Covid-19 có nguy cơ cao bị biến chứng nghiêm trọng, có thể tử vong.

Chính vì thế, người mắc các bệnh mạn tính ngoài việc kiểm soát tốt bệnh bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ cần thực hiện các biện pháp dự phòng, nâng cao sức khỏe trong thời gian này để phòng lây nhiễm Covid-19.

Người có bệnh mạn tính khi đi ra ngoài phải đeo khẩu trang và thường xuyên rửa tay đúng cách để phòng Covid-19.
Trong ảnh: Kiểm tra thân nhiệt cho người dân khi đến khám tại Bệnh viện ĐK Đồng Nai.

Thay đổi các hành vi có hại cho sức khỏe 

* Không hút thuốc lá

 Hút thuốc lá không chỉ là nguyên nhân gây các bệnh ung thư, các bệnh phổi mạn tính. Mà còn tác động lên hệ tim mạch và là một trong những yếu tố nguy cơ chính của bệnh lý tăng huyết áp. Với những người mắc các bệnh mạn tính, hút thuốc lá làm nặng hơn các triệu chứng của bệnh, gây khó khăn cho công tác điều trị bệnh. Điển hình như người mắc COPD, khi hút thuốc lá hay hít phải khói thuốc lá sẽ làm tăng nhanh tốc độ suy giảm chức năng phổi, kích thích phổi làm bệnh nhân COPD dễ vào đợt cấp hơn, làm đáp ứng với thuốc điều trị kém đi.

Do đó, nếu bạn đang hút thuốc lá hãy bỏ thuốc lá ngay từ bây giờ và đối với những người không hút thuốc thì nên tránh xa những nơi có khói thuốc.

* Hạn chế sử dụng rượu bia

Những loại cồn có trong rượu bia chính là lý do làm các bệnh mạn tính có nguy cơ trở nên trầm trọng hơn. Rượu bia có thể làm giảm lượng đường trong máu và tương tác bất lợi, giảm tác dụng của các thuốc điều trị đái tháo đường, tăng huyết áp và thuốc tim mạch,... Uống nhiều rượu bia còn có thể làm kịch phát các đợt cấp của bệnh mạn tính như tăng huyết áp, viêm gan mạn,… rất nguy hiểm.

Do đó, cần hạn chế sử dụng rượu bia: không quá 2 đơn vị cồn/ ngày ở nam và 1 đơn vị cồn/ ngày ở nữ.

Một đơn vị cồn chứa 14g nồng độ cồn tinh khiết tương đương 354ml bia (5% cồn) khoảng 1 lon hoặc 1 cốc bia, hoặc 150ml rượu vang (12% cồn) hoặc 45ml rượu mạnh (40% cồn).

Bảo đảm chế độ dinh dưỡng hợp lý

Dinh dưỡng giữ vị trí rất quan trọng, có thể điều chỉnh được đối với các bệnh mạn tính. Với mỗi bệnh mạn tính khác nhau bác sĩ sẽ tư vấn một chế độ ăn khác nhau. Ví dụ như người mắc bệnh tăng huyết áp cần giảm muối trong chế độ ăn, tăng cường rau và quả chín; người mắc bệnh đái tháo đường cần duy trì một chế độ ăn điều độ, đúng giờ, tránh ăn quá nhiều hoặc quá ít;…

Chế độ ăn mất cân bằng giữa các nhóm thức ăn: nhóm chất bột đường (có nhiều trong gạo, ngô, khoai, sắn,…), nhóm chất đạm (có trong thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua và các loại đậu), nhóm chất béo (mỡ động vật và dầu thực vật), nhóm vitamin và khoáng chất (các loại rau, củ, quả…) là nguyên nhân bùng phát các đợt cấp của các bệnh mạn tính không lây như tăng huyết áp, đái tháo đường, gout,... 

Chính vì thế, người mắc bệnh mạn tính cần phải thực hiện chế độ ăn điều trị các bệnh này như bác sĩ đã hướng dẫn. Đảm bảo ăn chín, uống sôi. Uống đủ nước mỗi ngày: Trung bình là 2 lít nước/ngày, nhất là vào những ngày nắng nóng.

Tăng cường các hoạt động thể chất

Tăng cường các hoạt động thể chất và tinh thần lành mạnh phù hợp với điều kiện sức khỏe cũng là một yếu tố quan trọng trong dự phòng và nâng cao sức khỏe ở người mắc bệnh mạn tính. Dù bạn đang mắc bệnh mạn tính nào thì cũng nên duy trì vận động, tối thiểu 30 phút mỗi ngày, các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe như đi bộ, đạp xe, yoga,… hoặc theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Và điều quan trọng trong thời gian này là thực hiện các biện pháp phòng bệnh Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế: hạn chế đến nơi công cộng, tập trung đông người; đeo khẩu khi đi ra ngoài, giữ khoảng cách tiếp xúc tốt nhất 2m; thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, hoặc bằng dung dịch sát khuẩn có cồn (ít nhất 60% cồn); không đưa tay lên mắt, mũi, miệng, thường xuyên súc họng bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, khăn vải, khuỷu tay áo; vệ sinh thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc; nếu có dấu hiệu sốt, ho, hắt hơi, và khó thở, hãy tự cách ly tại nhà, đeo khẩu trang và gọi cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị; thực hiện khai báo y tế trực tuyến tại https://tokhaiyte.vn hoặc tải ứng dụng NCOVI từ địa chỉ https://ncovi.vn và thường xuyên cập nhật tình trạng sức khoẻ của bản thân; cài đặt ứng dụng Bluezone để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm Covid-19, giúp bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng.

 Tính đến ngày 21-8, Việt Nam có 1007 ca bệnh Covid-19, trong đó có 439 người đang điều trị, 543 người đã được chữa khỏi, có 25 người tử vong do Covid-19, đa số những người này đều mắc các bệnh mạn tính. 

BS.Hồ Thị Hồng (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh)

Share with friends

Bài liên quan

Học tập, trao đổi kinh nghiệm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh
Tiếp tục triển khai hoạt động hỗ trợ cải thiện chất lượng sống của người khuyết tật
Báo động tình trạng ngộ độc thuốc tân dược
Lãnh đạo Sở Y tế Đồng Nai làm việc với Bệnh viện ĐK Bình Phước sau sáp nhập
Hỗ trợ phát triển chuyên môn về lĩnh vực tim mạch
Sốt xuất huyết, tay chân miệng, COVID-19 có xu hướng tăng, Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng chống
Dấu gai đen ở da - cảnh báo bất thường sức khỏe cần lưu ý
Trung tâm Y tế khu vực Cẩm Mỹ đưa vào hoạt động tòa nhà khám bệnh mới
Phẫu thuật thành công khối u xơ tử cung “khủng” nặng 7kg
Tiêm vaccine HPV – Lá chắn vàng ngăn ngừa ung thư cổ tử cung
Nâng cao công tác kiểm soát nhiễm khuẩn vì an toàn người bệnh
Bệnh viện ĐKKV Định Quán triển khai khu khám theo yêu cầu và tiêm chủng dịch vụ
Nội soi gắp thành công dị vật thực quản cho bệnh nhân có rối loạn đông máu
Trung tâm Y tế khu vực Cẩm Mỹ phẫu thuật thành công khối u bao hoạt dịch gây chèn ép thần kinh cổ tay
Sở Y tế họp triển khai nhiệm vụ sau sáp nhập
Bệnh viện Da liễu Đồng Nai triển khai kỹ thuật xét nghiệm 64 dị nguyên gây dị ứng
CDC Đồng Nai công bố các quyết định về công tác cán bộ
Bộ Y tế hướng dẫn phương án sắp xếp, bố trí cơ sở y tế theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp
Hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7 với chủ đề “Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi”
Phẫu thuật thoát vị bẹn hiếm gặp ở nữ giới
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN