Bác sĩ Đinh Thị Hợi, Phòng khám đa khoa - Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC Đồng Nai) cho biết, để phòng bệnh cúm mùa và viêm phổi, tiêm ngừa vắc xin là biện pháp hiệu quả và an toàn nhất. Ngoài ra, việc tiêm thêm vắc xin cúm và phế cầu (ngừa viêm phổi) có thể giúp ngăn ngừa bội nhiễm khi đang mắc COVID-19.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 tại Đồng Nai đang diễn biến phức tạp, mỗi ngày vẫn ghi nhận 600-700 ca, trong đó có người tiêm đủ 2 liều vắc xin COVID-19 vẫn nhiễm bệnh. Do vậy nhiều người dân đã chọn tiêm thêm liều vắc xin ngừa viêm phổi, cúm với suy nghĩ sẽ nâng cao đề kháng, chống COVID-19 hiệu quả hơn.  

Chị Ngọc Thuyết (ngụ P. Tân Phong, TP. Biên Hoà) chia sẻ, sau khi tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng COVID-19, cả nhà chị đều tiêm bổ sung vắc xin phòng cúm và viêm phổi. Theo chị Thuyết việc tiêm thêm 2 loại vắc xin này giúp cả nhà nâng cao đề kháng hệ miễn dịch, tăng hiệu quả ngừa COVID-19.       

“Trước khi quyết định đưa cả nhà đi tiêm 2 loại vắc xin trên, tôi đã tìm hiểu qua bạn bè, internet và được biết nếu tiêm thêm hai loại vắc xin này sẽ giảm nguy cơ lây nhiễm COVID-19, nếu lỡ có nhiễm thì cũng sẽ không bị chuyển nặng. Do ở nhà có cháu nhỏ chưa đến tuổi tiêm ngừa COVID-19 và mẹ tôi là người lớn tuổi nên vừa hết giãn cách là tôi dẫn cả nhà đi tiêm ngay. Mặc dù chi phí cho cả nhà gần 10 triệu đồng, số tiền bỏ ra khá lớn nhưng vì sức khoẻ cho cả nhà nên tôi không ngần ngại”, - chị Thuyết cho biết thêm.   

Trẻ đến tiêm ngừa vắc xin tại CDC Đồng Nai.

Tương tự, chị Thu Vân (ngụ P. Trảng Dài, TP. Biên Hoà) cho biết, trong giai đoạn còn giãn cách xã hội chị đã cho con lên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai để tiêm ngừa hai loại vắc xin viêm phổi và cúm. Tuy nhiên, bác sĩ tư vấn là bé đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phế cầu lúc còn nhỏ nên không cần tiêm thêm vắc xin viêm phổi, vì thế con tôi chỉ phải tiêm thêm mũi cúm.   

Bác sĩ Đinh Thị Hợi, Phòng khám đa khoa Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC Đồng Nai) cho biết, có nhiều nguyên nhân khiến vắc xin ngừa cúm và viêm phổi do phế cầu đang rất “hót” trong giai đoạn hiện nay. Trong đó lý do lớn nhất là người dân đổ xô đi tiêm nhiều hơn do bị gián đoạn trong 4 tháng giãn cách xã hội vừa qua. Bên cạnh đó, cũng có một số người dân chia sẻ rằng đến tiêm là để nâng cao đề kháng, giúp phòng COVID-19.   

Theo bác sĩ Hợi, vắc xin phế cầu hiện có hai loại gồm phế cầu 10 và phế cầu 13. Vắc xin phế cầu 10 dùng để tiêm ngừa cho các bé (từ 1,5 tháng cho đến dưới 5 tuổi), với loại vắc xin này trẻ sẽ tiêm hai mũi và ngừa được 10 chủng, tuy nhiên theo nghiên cứu của nhà sản xuất thì phế cầu 10 vẫn có thể phòng ngừa được tới 12 chủng vì vậy với những trẻ đã tiêm đủ 2 mũi phế cầu 10 thì có thể không cần phải tiêm thêm mũi phế cầu 13 do chủng còn lại thường không gây bệnh nặng nếu mắc phải. Tuy nhiên với những gia đình có điều kiện kinh tế họ vẫn cho con của mình tiêm thêm mũi phế cầu 13. Đối với vắc xin phế cầu 13 dùng cho đối tượng trẻ từ 12 tháng tuổi cho đến người lớn tuổi. 

“Tất cả người dân trong độ tuổi quy định đều có thể chích ngừa vắc xin phế cầu kể cả những người đã mắc COVID-19 hoặc đã chích ngừa vắc xin COVID-19, người lớn tuổi. Bởi khi chúng ta nhiễm các loại vi rút, vi khuẩn thường kéo theo việc sẽ bị bội nhiễm các vi rút, vi khuẩn khác trong đó có phế cầu vì vậy việc tiêm ngừa sẽ hạn chế việc bị bội nhiễm cũng như các biến chứng do vi rút bội nhiễm gây ra” – BS Hợi cho biết.     

Đối với vắc xin cúm, với những trẻ trước 8 tuổi nhưng chưa tiêm mũi nào thì bác sĩ sẽ chỉ định tiêm hai mũi cách nhau 1 tháng, với những trẻ đã tiêm ngừa rồi thì sẽ chỉ định cho trẻ tiêm nhắc lại hàng năm, với người lớn tuổi cũng sẽ tiêm mỗi năm 1 lần. Việc tiêm vắc xin cúm cũng sẽ giúp bệnh nhân hạn chế bội nhiễm cũng như biến chứng nếu chẳng may mắc COVID-19.

BS Đinh Thị Hợi khuyến cáo, ngoài hai loại vắc xin trên người dân cũng nên tiêm ngừa các loại vắc xin khác như vắc xin ngừa bệnh bạch cầu, ho gà, thuỷ đậu, não mô cầu AC,  Sởi – Quai bị - Rubenla vì các loại bệnh này cũng lây qua đường hô hấp và gây các biến chứng rất nặng như viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi….

Hoàn Lê

Share with friends

Bài liên quan

Ngành Y tế Đồng Nai tuyên dương 256 học sinh "Học giỏi, sống tốt"
Nghị quyết 57-NQ/TW: Bước chuyển mình của ngành Y tế
Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1/7: Nỗ lực hướng đến bảo hiểm y tế toàn dân
Kết thúc hoạt động Công đoàn ngành Y tế tỉnh Đồng Nai
Dự án VUSTA sơ kết hoạt động phòng chống HIV/AIDS 6 tháng đầu năm
Tăng cường truyền thông và hoạt động hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam
[Video] Ra mắt hệ thống điều phối dữ liệu y tế tỉnh Đồng Nai
Đồng Nai: Tăng cường tuyên truyền, siết chặt quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm những tháng cuối năm 2025
Chi hội Điều dưỡng BVĐK Đồng Nai: Xây dựng đội ngũ điều dưỡng hiện đại, lấy người bệnh làm trung tâm
Đảng bộ Sở Y tế phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân
Cảnh báo nguy cơ với sức khỏe khi dùng dầu ăn chế biến thức ăn chăn nuôi cho người
Phẫu thuật thành công ca gãy xương đùi ở bệnh nhân lớn tuổi có bệnh nền phức tạp
Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình tại các cơ sở y tế
Sở Y tế tập huấn công tác bảo vệ bí mật nhà nước
Trung tâm Y tế huyện Cẩm Mỹ cấp cứu thành công ca ngưng tim
Bài 3: Phát triển nhiều kỹ thuật mới: Gần dân, hiệu quả rõ
Kịp thời cứu sống người bệnh ngộ độc thuốc
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân bị hẹp van động mạch chủ nặng
Bài 2: Mổ nội soi - Bước tiến mới trong phẫu thuật xâm lấn tối thiểu
Thu hồi lô thuốc Alfachim 4.2 do không đạt tiêu chuẩn chất lượng

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN