Năm học 2024-2025 đã bắt đầu, khi học sinh đến trường cũng là lúc nhiều dịch bệnh truyền nhiễm có nguy cơ bùng phát. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận nhiều dịch bệnh truyền nhiễm (BTN) như tay chân miệng, sởi, ho gà, viêm não Nhật Bản, sốt xuất huyết. Để hiểu rõ hơn về tình hình dịch bệnh và công tác phòng chống, BS.CKI Phan Văn Phúc – Trưởng khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC Đồng Nai) đã có những chia sẻ về công tác này.

BS.CKI Phan Văn Phúc – Trưởng khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, CDC Đồng Nai.

PV: Bác sĩ có thể cho biết tình hình dịch bệnh truyền nhiễm diễn biến như thế nào trên địa bàn tỉnh từ đầu năm đến nay? Nguyên nhân do đâu?  

BS.CKI Phan Văn Phúc: Từ đầu năm 2024 đến nay, nhiều dịch BTN gia tăng ở cả những BTN có vắc xin và những bệnh lưu hành. Cụ thể: tính từ đầu năm đến ngày 7-9, toàn tỉnh ghi nhận 20 ca bệnh ho gà trong khi cùng kỳ năm 2023 không có ca nào, 117 ca bệnh sởi tăng 116 ca so với năm 2023; đối với bệnh viêm não Nhật Bản, toàn tỉnh đã ghi nhận 7 ca, tăng 6 ca so với cùng kỳ năm ngoái. Những BTN này, các năm trước chỉ ghi nhận rải rác 1-2 ca, nhưng năm nay ghi nhận số ca mắc tăng nhiều. Số ca nhiễm cộng dồn càng lớn thì khả năng tạo ra các ổ dịch liên quan càng lớn.

Ở những BTN lưu hành như tay chân miệng (TCM), sốt xuất huyết (SXH) cũng đang ghi nhận số ca mắc tương đối cao và chủ yếu ở trẻ em. Cụ thể số ca SXH cộng dồn đến nay là 4.021 ca, trong đó số ca trẻ ≤ 15T là 2.268 ca, chiếm tỷ lệ 56,4%, tăng 15,12% so với cùng kỳ năm 2023 (3.493 ca, đã ghi nhận 1 ca tử vong). Số ca mắc TCM cộng dồn là 3.897 ca. 

Về nguyên nhân là do khoảng trống miễn dịch của những năm trước để lại, đặc biệt trong giai đoạn dịch COVID-19, người dân không tiêm ngừa đầy đủ. Đến nay, số vắc xin mà Đồng Nai nhận được mới đạt khoảng 50%, chưa đủ so với nhu cầu thực tế tại tỉnh, việc này đồng nghĩa khoảng trống miễn dịch lớn hơn và những BTN liên quan đến các loại vắc xin khó kiểm soát cho những năm tiếp theo nếu không có những chiến dịch tiêm bù, tiêm vét, tiêm bổ sung.

Nguyên nhân số ca mắc SXH đang ở mức tiệm cận đường cong chuẩn dự báo dịch nhưng vẫn thấp hơn 8% so với cùng kỳ là do khởi điểm ghi nhận ca mắc từ đầu năm thấp nên tổng số ca cộng dồn thấp. Số ca mắc SXH ghi nhận tăng cao kể từ tháng 6, 7. Số ca bệnh tăng nghĩa là số ổ dịch hoặc có thể nói mầm bệnh trải rộng hơn, khả năng lây lan cao hơn. Vậy, xu hướng trong thời gian tới, nếu diễn biến tự nhiên thì số ca SXH sẽ tăng và tăng đột biến. 

PV: Trước diễn biến dịch BTN phức tạp, CDC Đồng Nai cùng với các địa phương đã có những hoạt động cụ thể nào để ngăn ngừa dịch bệnh bùng phát?

BS.CKI Phan Văn Phúc: Khi có những ca bệnh sởi, ho gà ở địa phương khác (ngoại tỉnh), CDC Đồng Nai đã có nhiều văn bản đề nghị các đơn vị tiêm vét, tiêm bù  vắc xin cho những trẻ sinh năm 2023, 2024; riêng tiêm bổ sung sẽ thực hiện cho những trẻ sinh vào năm 2021, 2022. Đối với vắc xin sởi tổ chức tiêm đồng bộ đối với những độ tuổi này, đây là một giải pháp quyết liệt để khống chế nguồn lây bệnh sởi đến mức thấp nhất. 

Khi trên địa bàn tỉnh ghi nhận các ca bệnh, CDC Đồng Nai hỗ trợ công tác giám sát, điều tra dịch tễ các ca mắc trong cộng đồng, khoanh vùng, lấy mẫu và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định nhằm phát hiện sớm không làm lây lan dịch trong cộng đồng. Duy trì công tác tiêm vắc xin sởi cho trẻ 9-12 tháng tuổi và vắc xin sởi/rubella cho trẻ 18-24 tháng, đảm bảo không bỏ sót đối tượng.   

Các đơn vị y tế trong và ngoài công lập trên địa bàn tỉnh thực hiện điều tra, lấy mẫu 100% trường hợp sốt phát ban nghi sởi/rubella; gửi mẫu, phiếu điều tra về CDC Đồng Nai để tổng hợp, gửi Viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh thực hiện xét nghiệm. Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tự thực hiện xét nghiệm cần gửi kết quả xét nghiệm và phiếu điều tra về CDC Đồng Nai để cập nhật và quản lý ca bệnh.

PV: Bác sĩ có những khuyến cáo gì để phòng ngừa các dịch bệnh trong trường học?

BS.CKI Phan Văn Phúc: Khi bước vào năm học, bệnh TCM cũng có nguy cơ sẽ tăng vì bệnh này dễ lây, đặc biệt là trong nhóm trẻ dưới 5 tuổi. Do đó, trường học, nhất là các trường mầm non, các nhà/nhóm trẻ cần thực hiện vệ sinh, khử trùng thường xuyên, liên tục, đều đặn bằng các hoạt chất khử khuẩn thông thường như Javel, nước giặt tẩy…; dọn dẹp các dụng cụ chứa nước, tạo môi trường thông thoáng để côn trùng trung gian truyền bệnh không có điều kiện phát triển. 

Các trường mầm non thường xuyên vệ sinh đồ chơi, dụng cụ học tập để phòng chống bệnh TCM có hiệu quả. 

Đặc biệt, các cơ sở giáo dục mầm non cần tham gia tập huấn về phát hiện sớm các loại BTN ở trẻ, qua đó cần thông báo phụ huynh cách ly trẻ ở nhà nếu nghi ngờ trẻ mắc bệnh, không đưa đến lớp vì sẽ lây bệnh cho những trẻ khác. 

Đối với các BTN có vắc xin phòng bệnh thì người dân cần rà soát tiền sử tiêm chủng để xem còn thiếu loại nào cần tiêm. Nếu chưa biết cặn kẽ thông tin thì cần đến trạm y tế nơi mình đang sinh sống để được tư vấn đầy đủ. Người dân cần tiêm thêm những loại vắc xin dịch vụ để tạo hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Các cơ sở giáo dục phối hợp với y tế rà soát danh sách những trẻ đã và chưa được tiêm chủng vắc xin. 

Với người dân khi trong gia đình có trường hợp có dấu hiệu sốt, nghi ngờ mắc BTN cần đến cơ sở y tế khám để được chẩn đoán, điều trị đúng phác đồ, điều trị sớm nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của bệnh đối với từng cá nhân cũng như giảm nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng.

PV: Xin cảm ơn bác sĩ Phan Văn Phúc!

Mai Liên (T/h)

Share with friends

Bài liên quan

Khẩn trương triển khai các giải pháp để khống chế, sớm dập dịch sởi
[Video] Tọa đàm: Tiêm vắc xin – Biện pháp phòng bệnh Sởi hiệu quả
Từ đầu năm 2024, cả nước có hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại
Vì sao cần tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi?
[Infographic] Triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván – bạch hầu cho trẻ trong chương trình Tiêm chủng mở rộng
[Infographic] Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Hãy tiêm vắc xin sởi cho trẻ ngay khi trẻ đủ 9 tháng tuổi
Báo động bệnh sởi ở người lớn gia tăng
Tham mưu UBND tỉnh công bố dịch sởi trên địa bàn tỉnh
[Infographic] Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Chủ động triển khai các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết
Những cái chết thương tâm do bệnh dại đến từ sự chủ quan
[Video] Cúm gia cầm (Cúm A/H5N1) nguy hiểm như thế nào?
Cúm A/H5N1 nguy hiểm như thế nào?
Lợi ích tiêm vắc xin sởi cho trẻ
Khuyến cáo 6 biện pháp phòng, chống cúm A(H5N1)
[Video] Triển khai chiến dịch tiêm vắc xin Sởi – Rubella trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2024
[Video] Tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân về bệnh dại
Các biện pháp phòng bệnh Whitmore
Nâng cao nhận thức của người dân về phòng, chống bệnh dại
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN