Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 10/2024/TT-BYT (Thông tư 10) về danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng và phạm vi phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc. Thông tư 10 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/8/2024, thay thế Thông tư số 38/2017/TT-BYT ngày 17/10/2017.

Theo đó, tại Điều 1 Thông tư 10 quy định danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng bắt buộc phải sử dụng vắc xin và lịch tiêm chủng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng như sau:

1. Bệnh viêm gan vi rút B: 

+ Đối với trẻ sơ sinh: Tiêm vắc xin viêm gan B đơn giá liều sơ sinh trong vòng 24 giờ sau khi sinh.  

+ Đối với trẻ em: Tiêm vắc xin phối hợp có chứa thành phần viêm gan B. Tiêm lần 1 khi trẻ đủ 02 tháng tuổi; tiêm lần 2 ít nhất 01 tháng sau lần 1; tiêm lần 3 ít nhất 01 tháng sau lần 2.

2. Bệnh lao: Tiêm vắc xin lao một lần cho trẻ trong vòng 01 tháng sau khi sinh.

3. Bệnh bạch hầu: 

- Đối với vắc xin phối hợp có chứa thành phần bạch hầu: Tiêm cho trẻ em lần 1 khi trẻ đủ 02 tháng tuổi; tiêm lần 2 ít nhất 01 tháng sau lần 1; tiêm lần 3 ít nhất 01 tháng sau lần 2.Tiêm nhắc lại khi trẻ đủ 18 tháng tuổi.

- Đối với vắc xin phối hợp có chứa thành phần bạch hầu giảm liều: Tiêm nhắc lại khi trẻ đủ 7 tuổi.

Tiêm vắc xin phòng bệnh cho người dân tại CDC Đồng Nai.

4. Bệnh ho gà: Tiêm vắc xin phối hợp có chứa thành phần ho gà cho trẻ em. Tiêm lần 1 khi trẻ đủ 02 tháng tuổi; tiêm lần 2 ít nhất 01 tháng sau lần 1; tiêm lần 3: ít nhất 01 tháng sau lần 2. Tiêm nhắc lại khi trẻ đủ 18 tháng tuổi.

5. Bệnh uốn ván: 

- Đối với vắc xin phối hợp có chứa thành phần uốn ván: Tiêm cho trẻ em lần 1 khi trẻ đủ 02 tháng tuổi; tiêm lần 2 ít nhất 01 tháng sau lần 1; tiêm lần 3: ít nhất 01 tháng sau lần 2. Tiêm nhắc lại khi trẻ đủ 18 tháng tuổi và tiêm nhắc lại khi trẻ đủ 7 tuổi.

- Đối với vắc xin có chứa thành phần uốn ván cho phụ nữ có thai: 

+ Đối với người chưa tiêm, hoặc chưa tiêm đủ 3 lần vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản, hoặc không rõ tiền sử tiêm vắc xin:  lần 1 tiêm sớm khi có thai; tiêm lần 2 ít nhất 01 tháng sau lần 1; tiêm lần 3: kỳ có thai lần sau và ít nhất 6 tháng sau lần 2; tiêm lần 4: kỳ có thai lần sau và ít nhất 01 năm sau lần 3; tiêm lần 5: kỳ có thai lần sau và ít nhất 01 năm sau lần 4.

+ Đối với người đã tiêm đủ 3 lần vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản: Tiêm lần 1: tiêm sớm khi có thai; tiêm lần 2: ít nhất 01 tháng sau lần 1; tiêm lần 3: kỳ có thai lần sau và ít nhất 01 năm sau lần 2.

- Đối với người đã tiêm đủ 3 lần vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản và 01 liều nhắc lại: Tiêm lần 1: tiêm sớm khi có thai; tiêm lần 2: kỳ có thai lần sau và ít nhất 01 năm sau lần 1.

- Đối với người đã tiêm đủ 3 lần vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản và 2 liều nhắc lại: Tiêm sớm 1 lần khi có thai.

Lưu ý: Trong tất cả các tình huống, từ lần 2 trở lên tiêm trước ngày dự kiến sinh tối thiểu 02 tuần.

6. Bệnh bại liệt:

- Đối với vắc xin bại liệt uống: Trẻ em uống lần 1 khi trẻ đủ 02 tháng tuổi; uống lần 2 ít nhất 01 tháng sau lần 1; uống lần 3 ít nhất 01 tháng sau lần 2.

- Đối với vắc xin bại liệt tiêm: Tiêm lần 1 khi trẻ đủ 5 tháng tuổi; tiêm lần 2: khi trẻ đủ 9 tháng tuổi.

7. Bệnh do Haemophilus influenzae týp b: Tiêm vắc xin Haemophilus influenzae týp b đơn giá hoặc vắc xin phối hợp có chứa thành phần Haemophilus influenzae týp b.

Tiêm lần 1 khi trẻ đủ 02 tháng tuổi; tiêm lần 2 ít nhất 01 tháng sau lần 1; tiêm lần 3 ít nhất 01 tháng sau lần 2.

8. Bệnh sởi 

- Đối với vắc xin có chứa thành phần sởi: Tiêm khi trẻ đủ 9 tháng tuổi.

- Đối với vắc xin phối hợp có chứa thành phần sởi: Tiêm khi trẻ đủ 18 tháng tuổi.

9. Bệnh viêm não Nhật Bản B: 

Tiêm lần 1 khi trẻ đủ 01 tuổi; tiêm lần 2 từ 1 - 2 tuần sau lần 1; tiêm lần 3 từ 1 năm sau lần 1.

10. Bệnh rubella: Tiêm vắc xin phối hợp có chứa thành phần rubellakhi trẻ đủ 18 tháng tuổi.

11. Bệnh tiêu chảy do vi rút Rota: Cho trẻ uống vắc xin Rotalần 1 khi trẻ đủ 02 tháng tuổi; lần 2 ít nhất 01 tháng sau lần 1.

Lưu ý: Nếu chưa tiêm chủng đúng lịch hoặc chưa tiêm chủng đủ liều thì tiêm bù càng sớm càng tốt sau đó nhưng phải bảo đảm phù hợp với đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế và nhà sản xuất. Việc tiêm chủng chiến dịch hoặc tiêm chủng bổ sung được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế trong từng trường hợp cụ thể.

Ngoài ra, tại Điều 2 Thông tư 10 quy định rõ danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch như sau:

1. Bệnh bạch hầu: Sử dụng vắc xin phối hợp có chứa thành phần bạch hầu, huyết thanh kháng độc tố bạch hầu.
2. Bệnh bại liệt: Sử dụng vắc xin bại liệt hoặc vắc xin phối hợp có chứa thành phần bại liệt.
3. Bệnh ho gà: Sử dụng vắc xin phối hợp có chứa thành phần ho gà.
4. Bệnh rubella: Sử dụng vắc xin rubella hoặc vắc xin phối hợp có chứa thành phần rubella.
5. Bệnh sởi:Sử dụng vắc xin sởi hoặc vắc xin phối hợp có chứa thành phần sởi.
6. Bệnh tả:Sử dụng vắc xin tả.
7. Bệnh viêm não Nhật Bản B: Sử dụng vắc xin viêm não Nhật Bản B.
8. Bệnh dại: Sử dụng vắc xin dại, huyết thanh kháng dại.
9. Bệnh cúm: Sử dụng vắc xin cúm.
10. Bệnh COVID-19: Sử dụng vắc xin phòng COVID-19.

Bích Ngọc

Share with friends

Bài liên quan

Bệnh viện ĐK Thống Nhất tổng kết và trao giải Hội thao năm 2024
Kiến nghị HĐND tỉnh tiếp tục duy trì chế độ hỗ trợ nguồn nhân lực y tế từ năm 2026 trở về sau
Từ 01/9/2024, áp dụng quy định mới về số lượng cấp phó của các cơ quan, đơn vị
Liên hoan văn hóa, thể thao các cơ quan, đơn vị năm 2024: Công đoàn Ngành Y tế đạt giải nhất toàn đoàn
Thành lập Hội đồng Y khoa quốc gia
Bộ Y tế đang xây dựng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề mới
Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng viên chức chuyên ngành y, dược, dân số
Quy định về phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân
Mục tiêu phát triển y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Hướng dẫn thu Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp theo mức lương cơ sở từ ngày 1/7/2024
Những đối tượng được áp dụng mức lương cơ sở mới để tính lương và phụ cấp từ 1/7/2024
Nhiều thay đổi lớn về chính sách bảo hiểm xã hội từ ngày 1/7/2025
Quy định về cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong khám bệnh, chữa bệnh
Đồng Nai ban hành Quy chế mới về thi đua, khen thưởng
Quy định danh mục bí mật nhà nước trong lĩnh vực y tế
Tiêu chuẩn xếp hạng và mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo hạng các đơn vị sự nghiệp y tế từ 1/7/2024
Chính phủ quy định về hoạt động thông tin cơ sở
Quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ
10 điểm mới của Luật Căn cước có hiệu lực từ ngày 1/7/2024
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN