Số lượng CD4 là xét nghiệm đo số lượng tế bào CD4 trong máu. Đây là một loại tế bào bạch cầu, di chuyển khắp cơ thể để tìm và tiêu diệt vi khuẩn, virus và các vi trùng xâm nhập khác…

Kết quả xét nghiệm tế bào CD4 giúp bác sĩ biết được mức độ tổn thương đối với hệ miễn dịch và những gì có thể xảy ra tiếp theo nếu bạn không bắt đầu điều trị bằng thuốc kháng virus (ART). Người nhiễm HIV nên dùng ART bất kể số lượng CD4 là bao nhiêu.

Bác sĩ cũng theo dõi mức CD4 để kiểm tra hiệu quả điều trị và điều chỉnh thuốc khi cần thiết. Số lượng CD4 của bạn sẽ tăng lên nếu ART có hiệu quả. Duy trì số lượng CD4 bằng ART có thể ngăn ngừa các triệu chứng và biến chứng của HIV và giúp bạn sống lâu hơn.

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người nhiễm HIV tuân thủ điều trị có thể sống lâu như những người không nhiễm HIV.

HIV ảnh hưởng thế nào đến tế bào CD4?

HIV gây tổn hại hệ thống miễn dịch bằng cách nhắm vào các tế bào CD4. Virus bám vào bề mặt của tế bào, xâm nhập vào bên trong và trở thành một phần của tế bào. Khi tế bào CD4 bị nhiễm chết, nó giải phóng nhiều bản sao HIV hơn vào máu.

HIV tấn công tế bào CD4.

Những loại virus mới này tìm và chiếm lấy nhiều tế bào CD4 hơn, và chu kỳ này tiếp tục. Điều này dẫn đến ngày càng ít tế bào CD4 khỏe mạnh (không có HIV) hoạt động.

HIV có thể phá hủy toàn bộ "gia đình" tế bào CD4, và sau đó các vi khuẩn mà các tế bào này chống lại có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể gây bệnh (hay còn gọi là nhiễm trùng cơ hội - OI), vì chúng lợi dụng sự thiếu phòng vệ của cơ thể bạn để xâm nhập.

Nếu bạn có số lượng CD4 rất thấp, cần dùng thuốc để ngăn ngừa nhiễm trùng cơ hội, ngoài việc dùng ART. Khi số lượng CD4 của bạn tăng lên để đáp ứng với ART, bạn có thể ngừng dùng các loại thuốc điều trị nhiễm trùng cơ hội này.

Mức độ CD4 ảnh hưởng đến tải lượng virus HIV như thế nào?

Mục tiêu của liệu pháp kháng virus (ART) là giảm mức độ HIV trong máu – ‘tải lượng virus’ – xuống mức không thể phát hiện được. Điều này có nghĩa là mức độ HIV trong máu của bạn thấp đến mức không hiển thị trong các xét nghiệm.

Tuy nhiên, trong cơ thể vẫn còn HIV, và mức độ HIV sẽ tăng trở lại nếu bạn ngừng điều trị. Nếu tuân thủ đúng cách, ART có thể kiểm soát mức độ HIV tốt đến mức bác sĩ không thể tìm thấy HIV bằng các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm thông thường.

Lợi ích của điều trị HIV

Tuân thủ tốt điều trị HIV sẽ rất giúp người nhiễm HIV khỏe mạnh, cụ thể:

- Khi ART làm giảm tải lượng virus, giúp hệ thống miễn dịch có cơ hội tạo ra nhiều tế bào CD4 hơn. Những tế bào này giúp bạn chống lại các bệnh nhiễm trùng và ung thư liên quan đến HIV. Bác sĩ có thể biết được vì mức CD4 (đôi khi được gọi là mức tế bào T) của bạn bắt đầu tăng lên.

- Khi HIV trong máu thấp đến mức không hiển thị trong các xét nghiệm, bạn ít có khả năng lây truyền HIV cho bạn tình hơn qua quan hệ tình dục.

Với phương pháp điều trị ART cẩn thận, nhiều người có thể sống trong nhiều thập kỷ hoặc lâu hơn mà không tiến triển đến giai đoạn thứ ba và nghiêm trọng nhất của nhiễm HIV (còn gọi là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, hay AIDS).

Nếu không điều trị HIV, mức độ HIV của bạn sẽ tăng lên và CD4 sẽ giảm và tiến triển thành AIDS (thường là sau khoảng 10 năm không được điều trị).

Điều này rất nghiêm trọng, vì những người mắc AIDS không được điều trị chỉ sống được khoảng 3 năm. Với giai đoạn AIDS, tải lượng virus cao, dễ lây lan sang bạn tình hơn.

Theo Sức khoẻ và Đời sống

Share with friends

Bài liên quan

5 dấu hiệu cảnh báo thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không hiệu quả
WHO cảnh báo hậu quả của thanh thiếu niên ‘nghiện’ mạng xã hội
Người bệnh thận ngày càng trẻ hoá, làm sao để phát hiện sớm?
Bác sĩ chỉ ra những nguyên nhân khiến tình trạng vô sinh, hiếm muộn ngày càng gia tăng
7 thói quen xấu ảnh hưởng đến huyết áp của bạn
Tiêm phòng sởi, quai bị, rubella có tác dụng trong bao lâu?
Sự nguy hiểm của ma túy tổng hợp và nguy cơ lây nhiễm HIV
WHO xem xét ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu vì đậu mùa khỉ
Một số thực phẩm giàu canxi tốt cho xương
Nhiều quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu lầm cho người dùng
Dấu hiệu bệnh bạch hầu và cách phân biệt bệnh bạch hầu với viêm họng
7 chất bổ sung nên tránh nếu bị huyết áp cao và tăng đường máu
Đái tháo đường tuýp 1 ở trẻ em có xu hướng gia tăng
Ai có nguy cơ bị suy thận cấp?
7 biểu hiện cho thấy cơ thể thiếu canxi cần bổ sung
Những lợi ích không ngờ của vắc xin HPV đối với nam giới
Vắc xin phòng sốt xuất huyết đầu tiên được cấp phép lưu hành tại Việt Nam
Mở rộng độ tuổi tiêm vắc xin ngừa HPV từ 9-45 tuổi
Cần hiểu đúng thông tin về vắc xin AstraZeneca để tránh hoang mang không cần thiết
10 nguyên tắc vàng giúp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN