Sáng ngày 28-11, Thứ trưởng Bộ Y tế nguyễn Thị Liên Hương chủ trì hội nghị trực tuyến phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm với 63 tỉnh, thành, Cục Khám chữa bệnh, viện khu vực. Tại điểm cầu Đồng Nai, Phòng nghiệp vụ (Sở Y tế), CDC Đồng Nai cùng với đại diện của các Bệnh viện đa khoa, Bệnh viện Nhi đồng, các Trung tâm Y tế, Phòng y tế tham dự.  

Dịch bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

Theo báo cáo của Cục phó Cục Y tế Dự phòng Nguyễn Lương Tâm, dịch bệnh truyền nhiễm lưu hành và những bệnh có vắc xin có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp trong nước cũng như trên thế giới. Cụ thể: Toàn thế giới ghi nhận hơn 13,3 triệu ca mắc, hơn 9.600 ca tử vong, trên 100 quốc gia, khu vực Châu Á Thái Bình Dương có số ca mắc cao nhất. Cúm A/ H5N1 tích lũy từ năm 2023 có 904 trường hợp mắc, 464 ca tử vong ở  23 quốc gia; Bệnh đậu mùa khỉ ghi nhận 115.000 trường hợp mắc, 255 tử vong…

Trong nước, bệnh sốt xuất huyết ghi nhận hơn 125 ngàn ca mắc, 20 ca tử vong, giảm cả số ca mắc và ca tử vong so với cùng kỳ năm 2023 (22 ca). Bệnh Tay chân miệng có hơn 72 ngàn ca mắc, không có ca tử vong, số mắc giảm 55,9%. Cúm mùa có 264.830 ca mắc, có 8 ca tử vong.

Đại biểu tham dự hội nghị trực tuyến tại điểm cầu CDC Đồng Nai. 

Đối với những bệnh có vắc xin như sởi, ho gà, bạch hầu ghi nhận số ca mắc rất cao. Cụ thể như bệnh sởi với hơn 20 ngàn ca mắc, 5 ca tử vong, tăng 52,9 lần so với năm 2023. Ho  gà có 1.053 trường hợp mắc, 1 ca tử vong. Bạch hầu ghi nhận rải rác ở các tỉnh với 45 ca mắc, tử vong 5 trường hợp.

Đối với bệnh dại, có 79 trường hợp tử vong tại 32 tỉnh, tăng 3 ca tử vong so với năm 2023. Bệnh than có 12 trường hợp mắc, giảm 4 ca so với năm 2023.

Theo Cục Y tế dự phòng, các bệnh truyền nhiễm luôn diễn biến khó lường và tiếp tục có nguy cơ xuất hiện, lây lan các biến thể mới, các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi. Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều và trong bối cảnh toàn cầu hoá phát triển; nhu cầu giao thương, du lịch ngày càng tăng cao cùng với diễn biến thời tiết bất thường là những điều kiện thuận lợi làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh. Nguy cơ đối mặt với sự lây truyền của nhiều loại dịch bệnh khác nhau là rất lớn, nhất là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, đường tiêu hóa.

Với chiến dịch tiêm chủng vắc xin sởi đã được triển khai ở 30 tỉnh, thành phố, số vắc xin được sử dụng là 1.134.200 liều từ nguồn Tổ chức y tế thế giới (WHO) viện trợ. Đến nay, đã tiêm được hơn 742.653/912.027 đối tượng, đạt 81,4%. Riêng TP. Hồ Chí Minh sử dụng 300.000 liều mua từ nguồn ngân sách địa phương, không nhận phân bổ từ nguồn WHO.

Hội nghị cũng đã triển khai một số quy định, hướng dẫn mới trong lĩnh vực y tế dự phòng có liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm. 

Các địa phương cũng thảo luận các nội dung về phòng chống dịch bệnh, các chính sách mới liên quan. 

Khẩn trương hoàn thiện các cơ chế, kế hoạch 

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ y tế Nguyễn Thị Liên Hương đã chỉ đạo Cục Y tế dự phòng khẩn trương, hoàn thiện cơ chế chính sách về tiêm chủng, nhất là những vắc xin bổ sung vào chương trình tiêm chủng mở rộng phòng bệnh ung thư cổ tử cung (HPV), vắc xin phòng bệnh do phế cầu (PCV) theo Nghị quyết 104/NQ-CP của Chính phủ. Cần  hạn chế thấp nhất tình trạng "chậm, muộn” trong công tác mua vắc xin của chương trình. Muộn nhất là ngày 20-12, Cục Y tế dự phòng phải trình kế hoạch phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm để được phê duyệt từ những ngày đầu năm. 

Các Viện khu vực tăng cường công tác chỉ đạo tuyến, giám sát một cách sát sao các địa phương có tình hình dịch phức tạp; Tăng cường công tác truyền thông từ tuyến trung ương đến tuyến tỉnh, tuyến huyện. 

Các địa phương phải bố trí kinh phí trong thực hiện chiến dịch tiêm chủng vắc xin sởi và công tác phòng chống dịch, để phòng chống dịch bệnh, không để bùng phát; Các cơ sở điều trị thực hiện phân luồng trong quá trình tiếp nhận để hạn chế lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

Các địa phương rà soát lại đối tượng tiêm chủng từ nhóm trẻ tự phát trong dân như phòng trọ, từ những nhóm dân di biến động, không được bỏ sót, nhằm nâng tỉ lệ trẻ được tiêm chủng để tránh khoảng trống tiêm chủng, nâng cao miễn dịch cộng đồng.

Mai Liên

Share with friends

Bài liên quan

UBND tỉnh và Sở Y tế công bố quyết định về công tác cán bộ ngành Y tế
Phun hóa chất diệt muỗi diện rộng phòng, chống sốt xuất huyết
Bé trai bị cá rô chui vào cổ họng khi đang chơi
Bài 3: Hướng đến xây dựng nền y tế thông minh
Thu hồi trên toàn quốc nhiều mỹ phẩm vi phạm, có cả kem đánh răng phổ biến
Bài 2: Hiệu quả ứng dụng kỹ thuật cao trong điều trị chấn thương sọ não, chấn thương chỉnh hình
Bài 2: Ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao sức khỏe và quản lý y tế
Đồng Nai tăng cường giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm năm 2025
Đồng Nai có 18 cá nhân được phong tặng Thầy thuốc ưu tú
Ứng dụng công nghệ, kỹ thuật nâng cao chất lượng khám, điều trị và quản lý
Bài 3: Gặt hái “Quả ngọt”…
Bài 2: Hiệu quả thấy rõ từ can thiệp tim mạch
Đồng Nai ban hành quy định mới về chức năng, nhiệm vụ của Sở Y tế
Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất: Gieo kỹ thuật cao, gặt “quả ngọt”
Áp dụng cùng lúc 4 kỹ thuật mới phẫu thuật cho bệnh nhân bị phình gốc động mạch chủ
Bài 2: Kiosk y tế thông minh: Thêm tiện ích, bớt thủ tục
Ngành Y tế Đồng Nai tuyên dương 256 học sinh "Học giỏi, sống tốt"
Nghị quyết 57-NQ/TW: Bước chuyển mình của ngành Y tế
Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1/7: Nỗ lực hướng đến bảo hiểm y tế toàn dân
Kết thúc hoạt động Công đoàn ngành Y tế tỉnh Đồng Nai

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN