Trong nhiều năm trở lại đây, hoạt động phòng, chống bệnh phong trên địa bàn tỉnh tiếp tục được duy trì và đạt được kết quả tốt. Số bệnh nhân phong phát hiện mới tại Đồng Nai giảm rõ rệt. Tỷ lệ lưu hành bệnh phong trong cộng đồng cũng giảm. Đồng Nai đang hướng tới mục tiêu loại trừ bệnh phong ở 11 huyện, thành phố.

Thực hiện công tác loại trừ bệnh phong theo hướng dẫn của Thông tư số 7/2013/TT-BYT ngày 06/6/2013 của Bộ Y tế về việc quy định tiêu chí và hướng dẫn kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong quy mô cấp tỉnh và cấp huyện. Năm 2023, Bệnh viện Da liễu Đồng Nai đã thực hiện loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp huyện tại 6 huyện (Vĩnh Cửu, Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú và TP. Long Khánh) và được công nhận loại trừ theo Quyết định số 2078/QĐ-UBND ngày 28/8/2023 của Uỷ ban Nhân Dân tỉnh Đồng Nai.

BS Hoàng Văn Định - Trưởng phòng chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Da liễu Đồng Nai cho biết, để tiến tới loại trừ bệnh phong 5 huyện còn lại hàng năm bệnh viện viện đều xây dựng, triển khai kế hoạch hoạt động phòng, chống phong trên địa bàn toàn tỉnh. Thường xuyên thanh kiểm tra tuyến dưới thực hiện việc quản lý, giám sát, theo dõi và chăm sóc bệnh nhân phong. Mạng lưới phòng, chống phong trên địa bàn tỉnh được duy trì, củng cố từ tuyến tỉnh đến xã, phường. Bên cạnh đó, các trạm y tế, trung tâm y tế huyện cũng lồng ghép việc khám, phát hiện bệnh phong mới với khám bệnh đa khoa; lồng ghép các chương trình y tế khác để phát hiện sớm bệnh phong mới tại cộng đồng. Bệnh viện Da liễu Đồng Nai cũng thường xuyên hỗ trợ chuyên môn cho cán bộ tuyến huyện, xã, củng cố hồ sơ sổ sách chuẩn bị cho kiểm tra loại trừ bệnh phong cấp huyện.

Kiểm tra, giám sát đánh giá tình trạng sức khỏe bệnh nhân phong trên địa bàn H. Long Thành.

Qua đó, đẩy mạnh các hoạt động phòng ngừa, khám điều tra nhằm phát hiện chủ động bệnh nhân phong mới ngay từ cơ sở; thực hiện tốt công tác quản lý, giám sát, theo dõi và chăm sóc bệnh nhân phong. Nhờ đó, tỷ lệ bệnh nhân phong mới phát hiện trên 100.000 dân từ 0,24 (năm 2018) giảm còn 0,03 (năm 2022); tỷ lệ lưu hành bệnh phong trên địa bàn tỉnh cũng giảm từ 0,03/10.000 dân xuống còn 0,01/10.000 dân. Trong năm 2022 vừa qua phát hiện 2 trường hợp bệnh nhân phong mới. Hiện toàn tỉnh đang quản lý 206 bệnh nhân phong. 

Bên cạnh đó, việc phòng ngừa tàn tật và phục hồi chức năng cho bệnh nhân tàn tật được thực hiện tốt, đó là hướng dẫn, phối hợp tốt giữa phòng ngừa tàn tật và vật lý trị liệu nên không có bệnh nhân tàn tật thêm. Thực hiện chăm sóc lỗ đáo tích cực và hướng dẫn bệnh nhân cách tự chăm sóc nên tình hình lỗ đáo giảm. Duy trì công tác theo dõi và hướng dẫn bệnh nhân tự chăm sóc tàn tật tại nhà định kỳ. Cấp giày phòng ngừa, kính bảo vệ cho 100% bệnh nhân cần chăm sóc có bàn chân mất cảm giác, mắt bị hở mi. Sàng lọc, tư vấn và giới thiệu bệnh nhân lên tuyến trên phẫu thuật phục hồi chức năng các trường hợp nặng, có chỉ định…

Theo bác sĩ Định, hiện nay công tác phòng chống phong trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn, như cán bộ chuyên trách chống phong tuyến cơ sở thường xuyên thay đổi nhân sự, nhiều cán bộ quản lý chương trình mới chưa được đào tạo, chưa quen việc, thiếu kinh nghiệm, phải kiêm nhiệm nhiều công việc, ít nhiều ảnh hưởng đến tiến độ hoạt động của chương trình… Tuy nhiên, với mục tiêu loại trừ bệnh phong ở 5 huyện, thành phố còn lại là Nhơn Trạch, Long Thành, Trảng Bom, Thống Nhất và TP. Biên Hoà trong năm 2024 theo kế hoạch, bệnh viện tiếp tục duy trì công tác truyền thông về bệnh phong trong cộng đồng, ưu tiên củng cố và ổn định nguồn nhân lực cho mạng lưới phòng, chống phong tại tuyến huyện, xã, phường. Tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn để cán bộ chuyên trách đủ khả năng quản lý chương trình phòng chống phong, đặc biệt đủ năng lực phát hiện bệnh mới, giám sát theo dõi, quản lý bệnh nhân phong.

Long Thành là một trong 5 địa phương sẽ loại trừ bệnh phong trong năm 2024 theo kế hoạch, cán bộ chuyên trách công tác phòng chống phong, Trung tâm y tế H. Long Thành cho biết, hiện trên địa bàn huyện có 33 bệnh nhân phong được quản lý. Để tiến tới loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện trong năm 2024, Trung tâm đã xây dựng kế hoạch triển khai, đồng thời tham mưu UBND huyện, xã thành lập Ban chỉ đạo loại trừ phong quy mô cấp huyện hoặc gắn Ban chỉ đạo toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá. Phối hợp với Phòng VH-TT tổ chức phát thanh tuyên truyền những kiến thức cơ bản về bệnh phong; Treo áp phích tại Trạm Y tế, trường THCS, TTYT, UBND các xã và văn phòng ấp… Ngoài ra, cán bộ chuyên trách xã định kỳ thăm khám và cấp thuốc cho người bệnh có nhu cầu.

Nhờ được sự quan tâm, chăm sóc của nhân viên y tế và chính quyền địa phương đã có nhiều bệnh nhân phong ổn định sức khỏe và tái hòa nhập cộng đồng. Đơn cử như ông T. H. L. 50 tuổi, huyện Long Thành đã mắc bệnh phong hơn 10 năm nay, đến nay ông có thể tự chămsóc bản thân, tham gia lao động phát triển kinh tế và tái hòa nhập cộng đồng. Ông L. cho hay, mặc dù mắc căn bệnh này nhưng tôi không bị mọi người kỳ thị mà vẫn được quan tâm, chăm sóc. Sau khi sức khỏe ổn định tôi đã xin vào làm một công ty để có thêm chi phí trang trải cho cuộc sống hàng ngày. 

4 tiêu chí loại trừ bệnh phong cấp huyện của Bộ Y tế gồm: 3 năm liên tục tính đến thời điểm kiểm tra có tỷ lệ lưu hành bệnh phong dưới 0,2/10.000 dân; 100% người bệnh phong khuyết tật được chăm sóc khuyết tật và phục hồi chức năng; 100% người bệnh phong được hòa nhập cộng đồng và không có sự phân biệt đối xử, kỳ thị; 100% người bệnh phong nghèo khuyết tật nặng có nhà ở.

Sao Mai

Share with friends

Bài liên quan

Hội thảo về “Võng mạc tiểu đường, tầm soát sớm giữ gìn thị giác
Trung tâm Y tế khu vực Lộc Ninh tri ân các viên chức con của gia đình thương binh, liệt sĩ
Mời chuyên gia khám bệnh miễn phí cho người dân
Ổn định hoạt động của trạm y tế sau sáp nhập
Hãy chung tay đẩy lùi dịch bệnh sốt xuất huyết
Bệnh viện Y Dược cổ truyền Đồng Nai tổ chức khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho người có công
Đồng Nai triển khai phẫu thuật tim: Mở rộng cơ hội sống cho người bệnh
Chủ động phòng bệnh suy thận mạn
Kịp thời phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa viêm cho bệnh nhân
Đồng Xoài: Hơn 1.000 trẻ được bổ sung Vitamin A trong ngày đầu chiến dịch
Đồng hành, chia sẻ cùng bệnh nhân nghèo
Đẩy nhanh tiến độ triển khai bệnh án điện tử
CDC Đồng Nai giám sát công tác phòng, chống dịch tại khu vực Đồng Phú
CDC Đồng Nai giám sát chiến dịch uống Vitamin A tại khu vực Bù Đăng
Đồng Nai triển khai Tuần lễ thế giới Nuôi con bằng sữa mẹ năm 2025
Trung tâm Y tế khu vực Trảng Bom: triển khai chiến dịch phun hoá chất diệt muỗi diện rộng
Nội soi tán chuỗi sỏi niệu quản trên người bệnh có biến chứng suy thận
Tập huấn nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị bệnh sốt xuất huyết cho y bác sĩ ​
Ngành Y tế Đồng Nai nỗ lực tháo gỡ khó khăn sau sáp nhập, hướng tới phát triển bền vững
Hỗ trợ kỹ thuật cho phòng khám ngoại trú điều trị HIV/AIDS
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai