Ước tính trung bình một người Việt tiêu thụ 1 lít đồ uống có đường mỗi tuần, đây là con số rất lớn. Các chuyên gia y tế cảnh báo, tiêu thụ quá nhiều đồ uống có đường sẽ dẫn đến nguy cơ thừa cân béo phì, mắc đái tháo đường tuýp 2, tim mạch, ung thư và hàng loạt bệnh lý khác.

Người Việt tiêu thụ đồ uống có đường gần gấp đôi mức có lợi cho sức khỏe

Đồ uống có đường, theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới, là tất cả loại đồ uống có chứa đường tự do (đường thêm vào), gồm nước ngọt không chứa cồn có ga hoặc không có ga; nước ép trái cây rau củ, đồ uống từ trái cây rau củ dưới dạng đồ uống; chất cô đặc dạng lỏng và bột, nước có pha chế hương liệu, nước tăng lực và đồ uống cho người chơi thể thao; trà pha sẵn; cà phê pha sẵn và đồ uống sữa có pha chế hương liệu.

Theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), trung bình người Việt Nam tiêu thụ khoảng 46,5g đường tự do/người/ngày, gần bằng mức giới hạn tối đa (50g/người/ngày) theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và cao gần gấp đôi so với mức có lợi cho sức khỏe là dưới 25g/người/ngày (cho một người trưởng thành có khẩu phần 2000Kcal/ngày).

Tại tọa đàm khoa học mới đây do Vụ Pháp chế, Bộ Y tế tổ chức, cán bộ dinh dưỡng đại diện UNICEF thông tin, một nghiên cứu về thói quen tiêu thụ và cảm nhận về tác động tới sức khỏe của đồ uống có đường của thanh thiếu niên Việt Nam cho thấy 43% thanh thiếu niên uống đồ uống có đường trên 2 lần/ 1 tuần; 13,5% uống gần như hàng ngày; phỏng vấn thanh niên cho thấy có tới trên 20% bạn trẻ uống 2 lon/chai trở nên mỗi lần sử dụng đồ uống có đường.

Trong khi đó Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo trẻ từ 2 đến 18 tuổi nên hạn chế lượng đường tiêu thụ xuống dưới 25g/ngày, giới hạn đồ uống có đường không quá 235 ml/tuần. Trẻ em dưới 2 tuổi không nên dùng bất kỳ loại thực phẩm hoặc đồ uống nào có thêm đường.

"Cần có hành động kịp thời và quyết đoán để đảo ngược những xu hướng này"- TS Angela Pratt – Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam nói trong một sự kiện về có liên quan đến khuyến nghị giảm sử dụng đồ uống có đường.

84% tổng số ca tử vong ở nước ta liên quan đến bệnh không lây nhiễm: Cấp thiết cần áp thuế với đồ uống có đường

Tiêu thụ nhiều đồ uống có đường/ nước giải khát có đường được coi là một trong những nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc các rối loạn chuyển hóa, bệnh răng miệng, ảnh hưởng xấu sức khỏe của xương và các bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường tuýp 2, tim mạch, ung thư… Trong khi theo thống kê mới nhất, tỷ lệ tử vong do bệnh không lây nhiễm ở nước đã tăng lên, chiếm đến 84% tổng số ca tử vong tại Việt Nam. Điều đáng nói là xu hướng trẻ hóa bệnh không lây nhiễm đang gia tăng.

Các chuyên gia dẫn thông tin, ở Hoa Kỳ, theo một nghiên cứu thực hiện trong thời gian dài với 37.716 nam giới và 80.647 phụ nữ, những người càng uống nhiều đồ uống có đường càng tử vong sớm; so với việc uống đồ uống có đường ít hơn 1 lần/tháng thì người uống 1- 4 lần/tháng có nguy cơ tử vong tăng 1%; uống 2 - 6 lần/tuần tăng 6%; uống 1-2 lần/ngày tăng 14%; và uống >2 lần/ngày tăng 21%; tăng nguy cơ tử vong sớm liên quan đến uống dồ uống có đường ở phụ nữ rõ ràng hơn so với ở nam giới.

Các chuyên gia nhấn mạnh, giảm thiểu tiêu thụ đồ uống có đường có tiềm năng lớn để bảo vệ, cải thiện sức khỏe của trẻ em và thanh thiếu niên...

Kết quả nghiên cứu cho thấy sử dụng đồ uống có đường/nước giải khát có đường thường xuyên, không kiểm soát làm gia tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng, những người uống 2 lon đồ uống có đường/ngày mắc ung thư trực tràng nhiều hơn > 2 lần so với nhóm người không hoặc ít sử dụng. Các chuyên gia cũng đưa ra cảnh báo sử dụng nhiều đồ uống có đường còn có thể gây hại lâu dài, đặc biệt là ở trẻ em.

Ở Việt Nam, vấn đề sử dụng đồ uống có đường trong nhóm thiếu niên, nhóm vị thành niên gia tăng, thiếu kiểm soát như hiện nay thì có thể tiên lượng là khoảng 5, 10 hoặc 15 năm nữa chúng ta sẽ có một thế hệ thanh niên trong tình trạng thừa, cân béo phì với gánh nặng của các bệnh không lây nhiễm, tim mạch, tiểu đường, ung thư… Điều này sẽ dẫn đến gánh nặng bệnh tật và kèm theo đó là hệ thống y tế sẽ phải gánh chịu chi phí rất nặng nề.

Thực tế, tỷ lệ thừa cân, béo phì đang tăng nhanh, đặc biệt là ở người trẻ tuổi và liên quan đến hành vi ăn uống. PGS.TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, dẫn nghiên cứu uống một lon nước ngọt/ngày trong vòng 1,5 năm sẽ tăng 60% nguy cơ thừa cân, béo phì. Còn uống nước ngọt thường xuyên 1-2 lon/ngày (hoặc nhiều hơn) thì nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2 cao hơn 26% so với người hiếm khi uống.

Do đó, các chuyên gia nhấn mạnh, giảm thiểu tiêu thụ đồ uống có đường có tiềm năng lớn để bảo vệ, cải thiện sức khỏe của trẻ em và thanh thiếu niên Việt Nam. Cùng đó, các chuyên gia y tế nói chung và chuyên gia dinh dưỡng nói riêng đều chung quan điểm khuyến cáo giải pháp hạn chế tiêu thụ thực phẩm không lành mạnh, đồ uống có đường bằng cách áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường, xây dựng quy định về ghi nhãn dinh dưỡng mặt trước bao bì sản phẩm đóng gói sẵn, hạn chế quảng cáo đối với thực phẩm không có lợi cho sức khoẻ, đặc biệt đối với trẻ em…

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, để giảm tiêu thụ đồ uống có đường, giá bán lẻ đồ uống có đường cần phải tăng 20% trở lên, tương đương với thuế suất tiêu thụ đặc biệt trên giá xuất xưởng phải là 40%. Giải pháp này sẽ góp phần cải thiện sức khỏe cộng đồng, tăng thu cho ngân sách, giúp giảm chi phí chăm sóc sức khỏe với các bệnh có liên quan, giảm tổn thất năng suất lao động về dài hạn.

Theo Sức khoẻ và Đời sống

Share with friends

Bài liên quan

Bí quyết giảm cân khoa học sau kỳ nghỉ Tết
5 sai lầm khi ăn uống trong ngày lễ làm tăng mỡ bụng
[Infographics] Năm yếu tố nguy cơ trong mùa bùng phát các bệnh đường hô hấp
Không chủ quan u xơ tử cung
Theo dõi chặt chẽ dịch bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
5 lý do khiến mỡ máu tăng cao khi thời tiết lạnh
Những vắc xin nên tiêm phòng trước khi mang thai
Một số bài thuốc dân gian sử dụng đường phèn
Hơn 24,5 nghìn ca mắc mới ung thư vú được phát hiện mỗi năm
Nguyên nhân phụ nữ dễ mắc bệnh lý tuyến giáp
Vì sao cần tiêm vắc xin sởi trước khi mang thai?
5 dấu hiệu cảnh báo thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không hiệu quả
Tại sao số lượng tế bào CD4 lại quan trọng trong điều trị HIV?
WHO cảnh báo hậu quả của thanh thiếu niên ‘nghiện’ mạng xã hội
Người bệnh thận ngày càng trẻ hoá, làm sao để phát hiện sớm?
Bác sĩ chỉ ra những nguyên nhân khiến tình trạng vô sinh, hiếm muộn ngày càng gia tăng
7 thói quen xấu ảnh hưởng đến huyết áp của bạn
Tiêm phòng sởi, quai bị, rubella có tác dụng trong bao lâu?
Sự nguy hiểm của ma túy tổng hợp và nguy cơ lây nhiễm HIV
WHO xem xét ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu vì đậu mùa khỉ
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN