Bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút cúm gây nên. Bệnh xuất hiện quanh năm và thường tăng cao hơn vào mùa đông xuân. Tại Việt Nam tác nhân gây bệnh cúm mùa thường gặp là vi rút cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B. 

Trên cả nước, trong năm 2024, theo thống kê của Bộ Y tế cho thấy, số ca cúm mùa giảm so với năm 2023 (giảm 17%, 289.876 ca năm 2024 và 353.108 ca năm 2023) nhưng số ca tử vong lại tăng (8 ca tử vong năm 2024 so với 5 ca tử vong năm 2023). Dự báo, năm 2025, bệnh cúm mùa tiếp tục diễn biến phức tạp, nguy hiểm và có xu hướng gia tăng ở cả Việt Nam và một số nước trong khu vực. Tại Đồng Nai, trong năm 2024 ghi nhận 172 ca mắc cúm, tăng 1,65 lần so với cùng kỳ 2023 (65 ca).

Triệu chứng thường gặp của bệnh cúm gồm sốt (thường trên 38oC), đau nhức cơ toàn thân và có một hoặc nhiều các biểu hiện về hô hấp như đau họng, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, khó thở. Bệnh cúm có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc, tiếp xúc với các đồ vật bị nhiễm mầm bệnh... Tỷ lệ lây lan càng mạnh khi tiếp xúc trực tiếp và mật thiết, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ. Trong điều kiện thời tiết lạnh và ẩm thấp, tế bào đường hô hấp của người dễ bị tổn thương, làm tăng tính cảm nhiễm với bệnh.

Thông thường bệnh cúm diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với một số trường hợp thì bệnh có thể diễn biến nặng hơn, gây biến chứng nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong.

Trường hợp dễ gặp biến chứng nguy hiểm khi mắc cúm mùa

Bệnh cúm có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như viêm xoang, viêm phổi do bội nhiễm vi khuẩn, sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng,… thậm chí là tử vong.

Các trường hợp có hệ miễn dịch yếu thường có nguy cơ dễ mắc cúm biến chứng, bao gồm: trẻ em, đặc biệt trẻ dưới 5 tuổi, trẻ bị suy dinh dưỡng, béo phì, hen phế quản hoặc bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải; người già trên 65 tuổi; phụ nữ có thai; người mắc các bệnh mạn tính (về tim mạch và hô hấp) và những người bị suy giảm miễn dịch (bệnh nhân đang điều trị thuốc chống ung thư, HIV/AIDS).

Các biện pháp phòng bệnh

Thời điểm hiện nay, đang trong giai đoạn thời tiết mùa đông xuân với điều kiện khí hậu gió mùa, nồm ẩm, thuận lợi cho các mầm bệnh lây truyền qua đường hô hấp phát triển dẫn đến nguy cơ gia tăng số mắc, trong đó có bệnh cúm. Bên cạnh đó, thời gian này cũng là mùa lễ hội đầu năm, nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao; thường xuyên xảy ra việc tập trung đông người tại các địa điểm du lịch, vui chơi, giải trí và các khu vực công cộng, làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh cúm.

Tiêm vắc xin cúm cho người dân tại CDC Đồng Nai.

Để chủ động phòng bệnh cúm mùa, người dân thực hiện tốt các biện pháp sau:

Đầu tiên là tiêm vắc xin cúm mùa, đây là biện pháp dự phòng hiệu quả nhất để phòng bệnh cúm và giảm ảnh hưởng của dịch cúm. Các vắc xin cúm là an toàn và có hiệu quả phòng các thể nhẹ và nặng của cúm, tỷ lệ bảo vệ tương đối cao 70-90%. Đặc biệt đối với các trường hợp có nguy cơ cao mắc cúm biến chứng nặng thì việc tiêm vắc xin càng trở nên cần thiết. Ở những người già, vắc xin cúm làm giảm 60% tỷ lệ mắc bệnh và 70-80% tỷ lệ tử vong có liên quan đến cúm. Hiệu quả bảo vệ của vắc xin cúm phụ thuộc vào tuổi tiêm và đáp ứng miễn dịch của người được tiêm vắc xin, mức độ giống nhau giữa thành phần vi rút của vắc xin và các vi rút hiện đang lưu hành. Tiêm vắc xin phòng cúm còn có thể làm giảm chi phí cho chăm sóc y tế và tình  trạng mất khả năng lao động do bị bệnh.

Tiếp theo, người dân cần đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi ho, hắt hơi; thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

Đồng thời, cần giữ ấm cơ thể, tăng cường vận động thể lực, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng.

Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết. Đeo khẩu trang khi tiếp xúc nơi đông người.

Cuối cùng, khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi… nghi ngờ mắc cúm cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời, không tự ý điều trị tại nhà, tránh mắc các biến chứng nặng của bệnh cúm.

BS. Hồ Thị Hồng
CDC Đồng Nai

Share with friends

Bài liên quan

Từ 24/2/2025: Đồng Nai triển khai tiêm vắc xin Sởi cho trẻ đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi
Các biện pháp phòng bệnh viêm phổi do phế cầu
Phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của cúm mùa bằng vắc xin
[Infographic] Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng bệnh cúm mùa
Chủ động phòng tránh các bệnh truyền nhiễm dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội
Chủ động phòng, chống bệnh dại dịp Tết Nguyên đán
Tiêm chủng mở rộng – Nỗ lực bảo vệ sức khỏe trẻ em trước các dịch bệnh nguy hiểm
Chủ động kiểm soát các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tái nổi
Khẩn trương triển khai các giải pháp để khống chế, sớm dập dịch sởi
[Video] Tọa đàm: Tiêm vắc xin – Biện pháp phòng bệnh Sởi hiệu quả
Từ đầu năm 2024, cả nước có hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại
Vì sao cần tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi?
[Infographic] Triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván – bạch hầu cho trẻ trong chương trình Tiêm chủng mở rộng
[Infographic] Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Hãy tiêm vắc xin sởi cho trẻ ngay khi trẻ đủ 9 tháng tuổi
Báo động bệnh sởi ở người lớn gia tăng
Tham mưu UBND tỉnh công bố dịch sởi trên địa bàn tỉnh
[Infographic] Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Chủ động triển khai các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết
Những cái chết thương tâm do bệnh dại đến từ sự chủ quan
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN