Đậu mùa khỉ (monkey pox) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng gây dịch, do vi rút đậu mùa khỉ gây ra. Bệnh có các triệu chứng chính là sốt, phát ban dạng phỏng nước và sưng hạch ngoại vi, có thể gây biến chứng nặng dẫn tới tử vong. 

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai, trong tháng 6 ghi nhận 01 ca mắc đậu mùa khỉ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Cộng dồn từ đầu mùa dịch đến nay toàn tỉnh ghi nhận 04 ca mắc đậu mùa khỉ tại Biên Hòa (02), Nhơn Trạch (01) và Trảng Bom  (01).

Bệnh có nguồn gốc từ Châu Phi, lây truyền từ động vật sang người và từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với tổn thương da, dịch cơ thể, qua quan hệ tình dục, giọt bắn đường hô hấp, vật dụng của người bị nhiễm (như ga giường, khăn tắm, quần áo,…) và lây truyền từ mẹ sang con.

Đặc điểm của bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ trên toàn cầu là chủ yếu lây qua quan hệ tình dục trong đó phần lớn là ở nam quan hệ tình dục đồng giới. Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây truyền qua quan hệ tình dục bằng nhiều hình thức, bao gồm hôn, sờ/chạm, quan hệ tình dục bằng đường miệng, đường âm đạo hoặc hậu môn với người bị bệnh. Bất cứ ai thấy xuất hiện các nốt ban mới và bất thường hoặc tổn thương ngoài da cần tránh quan hệ tình dục cho tới khi đi làm xong xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục và bệnh đậu mùa khỉ. Bệnh đậu mùa khỉ có thể có đặc điểm giống như các bệnh truyền nhiễm khác như thủy đậu, herpes và giang mai. Điều này có thể giải thích tại sao một số ca bệnh trong đợt bùng phát dịch này đã được phát hiện khi người bệnh đi khám chữa bệnh tại các phòng khám sức khỏe tình dục.

Hình ảnh phát ban ở bệnh nhân đậu mùa khỉ.

Một đặc điểm khác nữa là khoảng 50% số người mắc đậu mùa khỉ có nhiễm HIV. Người nhiễm HIV chưa điều trị ARV có nguy cơ mắc bệnh nặng và phải nhập viện điều trị. Nguyên nhân là do khi nhiễm HIV, hệ miễn dịch, sức đề kháng thấp hơn nên dễ dàng mắc bệnh và mắc bệnh nặng hơn.

Trường hợp nguy cơ cao mắc bệnh đậu mùa khỉ

Từ các đặc điểm, đường lây của bệnh đậu mùa khỉ có thể thấy bất kỳ ai có tiếp xúc gần gũi (bao gồm quan hệ tình dục) với người mắc bệnh đậu mùa khỉ hoặc người tiếp xúc thường xuyên với động vật bị bệnh đều có nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ cao.

Nhân viên y tế khi chăm sóc cho bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ nếu không thực hiện tốt các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn cũng có nguy cơ mắc bệnh.

Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người bị suy giảm miễn dịch có nguy cơ mắc bệnh với các triệu chứng nghiêm trọng hơn và có thể dẫn tới tử vong do bệnh đậu mùa khỉ.

Người đã tiêm vắc xin ngừa đậu mùa có nhiều khả năng được bảo vệ trước bệnh đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, người trẻ tuổi ít có khả năng đã được tiêm phòng bệnh đậu mùa vì tiêm chủng đậu mùa đã chấm dứt trên toàn thế giới sau khi bệnh này đã được thanh toán vào năm 1980. Người đã được tiêm phòng đậu mùa vẫn cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng bệnh để bảo vệ bản thân và cộng đồng.

Cũng với đường lây truyền nói trên, những hành vi nguy cơ cao là quan hệ tình dục với người đang mang mầm bệnh, có vết loét ở vùng sinh dục. Nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM: Men who have sex with men) có nguy cơ lây nhiễm cao hơn so với người khác, nguyên nhân là do niêm mạc ở trực tràng dễ bị tổn thương và dễ bị vi rút xâm nhập hơn so với niêm mạc âm đạo. Ngoài ra, nhóm này cũng có nguy cơ cao nhiễm HIV nên đôi khi gặp tình trạng đồng nhiễm đậu mùa khỉ và HIV.

Các biện pháp hữu hiệu giúp phòng bệnh đậu mùa khỉ

Bệnh đậu mùa khỉ tuy nguy hiểm, dễ lây nhưng có thể phòng tránh được bằng cách thực hiện tốt các biện pháp sau:

1. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay. 

3. Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Đồng thời, cần chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục.

Nếu bạn là nam giới quan hệ tình dục đồng giới, hãy biết nguy cơ của mình và có các biện pháp bảo vệ mình và những người khác. Khi có thể, hãy lấy thông tin liên lạc với bất cứ bạn tình mới nào thậm chí cả khi bạn không có kế hoạch gặp lại họ. Bằng cách này, bạn sẽ được bạn tình thông báo nếu họ có bất cứ triệu chứng nào, hoặc bạn có thể thông báo cho bạn tình của mình nếu bạn thấy xuất hiện các triệu chứng. Khuyến khích người có nhiều bạn tình thực hiện các biện pháp phòng bệnh nhằm giảm nguy cơ bị phơi nhiễm với bệnh đậu mùa khỉ bằng cách tránh tiếp xúc gần với những người có triệu chứng. Giảm số bạn tình sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh.

4. Tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Trong trường hợp nơi ở/nơi làm việc có người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh, cần thông báo cho cơ quan y tế để được tư vấn và xử trí kịp thời, không tự ý điều trị.

5. Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ (khu vực Trung và Tây Phi), cần tránh tiếp xúc với động vật có vú (chết hoặc sống) như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng có thể chứa virus đậu mùa khỉ. Khi quay trở về Việt Nam cần chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn.

6. Đảm bảo an toàn thực phẩm; thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.

BS.Hồ Thị Hồng (CDC Đồng Nai)

Share with friends

Bài liên quan

Khẩn trương triển khai các giải pháp để khống chế, sớm dập dịch sởi
[Video] Tọa đàm: Tiêm vắc xin – Biện pháp phòng bệnh Sởi hiệu quả
Từ đầu năm 2024, cả nước có hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại
Vì sao cần tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi?
[Infographic] Triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván – bạch hầu cho trẻ trong chương trình Tiêm chủng mở rộng
[Infographic] Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Hãy tiêm vắc xin sởi cho trẻ ngay khi trẻ đủ 9 tháng tuổi
Báo động bệnh sởi ở người lớn gia tăng
Tham mưu UBND tỉnh công bố dịch sởi trên địa bàn tỉnh
[Infographic] Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Chủ động triển khai các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết
Những cái chết thương tâm do bệnh dại đến từ sự chủ quan
[Video] Cúm gia cầm (Cúm A/H5N1) nguy hiểm như thế nào?
Cúm A/H5N1 nguy hiểm như thế nào?
Lợi ích tiêm vắc xin sởi cho trẻ
Khuyến cáo 6 biện pháp phòng, chống cúm A(H5N1)
[Video] Triển khai chiến dịch tiêm vắc xin Sởi – Rubella trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2024
[Video] Tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân về bệnh dại
Phòng chống dịch bệnh đầu năm học mới
Các biện pháp phòng bệnh Whitmore
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN