Thông tin từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đồng Nai cho biết, trên địa bàn  tỉnh vừa ghi nhận một ca tử vong do bệnh dại. Đó là ông Tr.V.P, sinh năm 1987 ngụ tại tổ 6 ấp 1, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom. 

Theo kết quả điều tra của CDC Đồng Nai, trước đó, vào ngày 29 và 30/12/2022, 4 người trong gia đình nạn nhân bị chó nuôi tại nhà (chưa tiêm phòng vắc xin phòng dại) cào và cắn. Sau đó vợ và 2 người con đã đi tiêm vắc xin phòng dại, riêng ông P bị chó cào xước da ở cổ tay, không chảy máu, ông P không xử lý vết thương cũng  không đi tiêm vắc xin phòng bệnh dại. Con chó sau khi cào cắn 4 người trong gia đình ông P đã được người dân tiêu hủy ngay trong ngày.

Khoảng 6 tháng sau, tức ngày 12/7/2023, ông P có dấu hiệu đầu tiên như: chán ăn, nôn  ói, đau cơ, sợ gió, sợ nước, sợ ánh sáng, tức ngực, khó thở. Rạng sáng ngày 13/7 gia đình đưa bệnh nhân nhập viện Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất. Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán theo dõi bệnh dại thể não GERD/viêm da cơ địa và chuyển tuyến lên Bệnh viện Nhiệt Đới TP. Hồ Chí Minh để tiến hành theo dõi và điều trị. Đến ngày 14/7, gia đình xin đưa bệnh nhân về và tử vong tại nhà.

Khi bị súc vật nghi dại cào, cắn, phải rửa ngay vết thương bằng xà phòng và dưới vòi nước chảy liên tục trong khoảng từ 10-15 phút, sau đó, nạn nhân phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị dự phòng.

Tính từ đầu năm 2023 đến nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã xảy ra rất nhiều trường hợp bị chó, mèo cào, cắn. Do đó, ngành Y tế khuyến cáo, khi bị súc vật dại hoặc nghi dại cào, cắn, phải rửa ngay vết thương bằng xà phòng và dưới vòi nước chảy liên tục trong khoảng từ 10-15 phút, hay nước muối, bôi chất sát khuẩn,... Sau đó, nạn nhân phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị dự phòng. Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh dại. 

Bệnh dại lây truyền chủ yếu qua vết cắn hoặc vết cào, liếm của con vật dại. Thông thường, thời gian ủ bệnh dại sau khi bị chó dại cắn, virus vào trong cơ thể người có thể kéo dài đến 1 năm, tùy theo thể trạng từng người. Có người chỉ cần 1 tuần đã phát bệnh nhưng cũng có người kéo dài từ 1-2 năm. Tuy nhiên, trung bình thời gian phát bệnh dại sau khi bị cắn, cào sẽ rơi vào từ 1-2 tháng tùy theo số lượng virus cũng như khoảng cách từ vết thương đến thần kinh trung ương. 

Khi đã lên cơn dại, tỷ lệ tử vong là 100% đối với cả người và động vật. Tuy nhiên, bệnh dại trên người có thể phòng và điều trị dự phòng bằng cách tiêm vắc xin – Đây là cách duy nhất phòng bệnh dại. Do vậy, người dân không nên chủ quan khi thấy vết thương bị xước nhẹ mà bỏ qua việc tiêm phòng thì nguy cơ tử vong rất cao. Khi phát hiện chó, mèo lạ có biểu hiện điên cuồng, nghi bệnh dại hãy báo ngay với chính quyền địa phương để được hỗ trợ giải quyết.

Bích Ngọc

Share with friends

Bài liên quan

Cảnh báo thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường
Thầm lặng chăm sóc bệnh nhân
Nâng cao năng lực cho nhân viên y tế làm công tác phòng, chống dịch bệnh
[Video] Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai kỷ niệm 123 năm thành lập
Nhân viên y tế mong được tăng phụ cấp, tiền trực
“Dồn tổng lực để loại trừ sốt rét: Tăng cường đầu tư; Đổi mới, sáng tạo; Quyết tâm hành động”
Sở Y tế yêu cầu tăng cường phòng, chống dịch Tay chân miệng trên địa bàn tỉnh
Tập huấn triển khai phần mềm thực đơn dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em
Thu hồi 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng dạng sữa bột là hàng giả trên toàn quốc
Người đi đầu trong ‘trận chiến’ chống dịch trên địa bàn thành phố Biên Hòa
Còn nhiều vi phạm về an toàn thực phẩm tại quán ăn, bếp ăn tập thể
Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố
Thành phố Biên Hòa khẩn trương bao phủ vắc xin phòng bệnh dại cho đàn vật nuôi
Phẫu thuật thành công bướu giáp thòng trung thất cho bệnh nhân 71 tuối
Hướng dẫn đảm bảo an toàn thực phẩm thức ăn đường phố
Ghi nhận trường hợp mắc não mô cầu, bệnh nhân chưa tiêm vắc xin phòng bệnh
[Video] Tập huấn đánh giá và đào tạo kỹ năng về chăm sóc chấn thương
Nữ điều dưỡng chăm sóc bệnh nhi bằng tấm lòng của người mẹ
Cảnh báo mất máu do bệnh trĩ xuất huyết
Bộ Y tế công bố các loại thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN