Mới đây Bệnh viện đa khoa (ĐK) Thống Nhất đã triển khai kỹ thuật vi phẫu điều trị bệnh phù bạch mạch cho một bệnh nhân. Đây là ca phẫu thuật bệnh phù bạch mạch đầu tiên được thực hiện tại Đồng Nai và Bệnh viện ĐK Thống Nhất là đơn vị thứ 3 của cả nước tiến hành phẫu thuật bệnh phù bạch mạch bằng kỹ thuật này.   

Điều trị thành công cho ca bệnh đầu tiên

Bệnh nhân đầu tiên được Bệnh viện ĐK Thống nhất thực hiện  kỹ thuật vi phẫu trong điều trị bệnh lý phù bạch mạch là bà N.T.B.N. 47 tuổi.

Theo đó, bà N. nhập viện trong tình trạng phù cánh cẳng bàn tay phải, có chổ lớn hơn bàn tay bên trái 10 cm. Phù từ cánh tay tới bàn tay, phù mềm ấn lõm không trở lại bình thường được. Bệnh nhân có tiền sử đã phẫu thuật ung thư vú, đã nạo hạch, cắt trọn vú bên phải 5 năm trước. Qua thăm khám lâm sàng và xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh, chẩn đoán sơ bộ bệnh nhân mắc hội chứng phù bạch mạch ở giai đoạn 3.

BS.CKI Nguyễn Quốc Lữ, Phó trưởng Khoa Chấn thương chỉnh hình – Bỏng, Bệnh viện ĐK Thống Nhất cho biết, hệ thống mạch bạch huyết là hệ mạch rất nhỏ và mỏng, có nhiệm vụ thu hồi dịch từ khoảng gian bào để đưa về hệ thống tuần hoàn chung. Áp lực trong hệ bạch huyết luôn thấp hơn áp lực trong lòng tĩnh mạch. Nguyên nhân của tình trạng phù bạch mạch có thể do bất thường hệ thống bạch huyết bẩm sinh hay mắc phải do chấn thương, phẫu thuật, hoặc do một nguyên nhân khác thường gặp hiện nay là sau xạ trị vào vùng nách sau phẫu thuật ung thư vú. Ở giai đoạn sớm, chi có thể to lên không thường xuyên và có thể điều trị hiệu quả với phương pháp đơn giản như băng chun. Nếu tình trạng ngày càng nặng lên, áp lực trong lòng hệ bạch huyết ngày càng cao thậm chí cao hơn áp lực trong lòng tĩnh mạch, hiện tượng phù tổ chức ngày càng tăng lên dẫn đến tăng kích thước chi thể, rối loạn dinh dưỡng, ở mức độ nặng sẽ gây loét và tàn phế.

Các bác sĩ Bệnh viện ĐK Thống nhất phẫu thuật điều trị bệnh phù bạch mạch cho bệnh nhân N.

Ở giai đoạn này, các phương pháp điều trị bảo tồn như băng chun và phẫu thuật kinh điển như cắt bỏ tổ chức dưới da, hút mỡ… không thể giải quyết triệt để tình trạng bệnh và để lại nhiều di chứng. Do vậy, các bác sĩ đã hội chẩn và quyết định điều trị bằng kỹ thuật siêu vi phẫu.

Quá trình phẫu thuật cho bệnh nhân các bác sĩ đã chia làm 2 ê kip cùng tiến hành mổ một lúc. Một ê kíp tiến hành mổ để lấy vạt ở bẹn của bệnh nhân trong đó có hạch bạch huyết, và một ê kíp khác tiến hành bộc lộ cả động mạch và tĩnh mạch ở vùng trên khửu tay, sau đó lấy vạt ở bẹn lên và khâu nối động mạch và tĩnh mạch lại để nuôi sống vạt da bẹn trong đó có chứa hạch bạch huyết. 

Sau 4 tiếng ca mổ đã thành công, vạt nối các động mạch hồng hào, có sự đàn hồi tốt, bệnh nhân tiếp tục được theo dõi tại bệnh viện.

Kỹ thuật khó, nhiều ưu điểm

Cũng theo BS.CKI Nguyễn Quốc Lữ, kỹ thuật vi phẫu là phẫu thuật nối bạch mạch - tĩnh mạch, đây là phương pháp kết nối trực tiếp các mạch bạch huyết ở ngoại vi với các tĩnh mạch nhỏ gần đó bằng kỹ thuật siêu vi phẫu. Điều này cho phép dịch bạch huyết chảy trực tiếp vào tĩnh mạch và được đưa trở lại tuần hoàn của cơ thể để lưu thông tự nhiên.

Đây là một kỹ thuật khó vì vừa nối động mạch vừa nối tĩnh mạch, kích thước mạch bạch huyết vô cùng nhỏ bé, nhìn bằng mắt thường sẽ không thấy được vì vậy đòi hỏi bác sĩ phẫu thuật vi phẫu phải có kinh nghiệm, sự tập trung cao độ và trang thiết bị hiện đại như kính hiển vi điện tử có độ phóng đại cao, chỉ khâu siêu nhỏ... Ưu điểm lớn của phương pháp phẫu thuật này là các vết mổ nhỏ, thời gian hồi phục nhanh, đem lại hiệu quả cao cho các trường hợp phù bạch mạch ở giai đoạn sớm. 

Bàn tay bệnh nhân bị bệnh phù bạch mạch ở giai đoạn 3.

Mặc dù bệnh phù bạch huyết không thể chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên nếu được điều trị sớm sẽ làm giảm các triệu chứng khác đồng thời giúp bệnh nhân giảm sưng, đau và không cảm thấy mặc cảm với cơ thể của mình.

Cũng theo bác sĩ Lữ, trước đây bệnh nhân bị tình trạng phù bạch mạch ở giai đoạn nặng thì bệnh viện thường chuyển lên tuyến trên, tuy nhiên hiện nay khi làm chủ được kỹ thuật này sẽ giúp điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống cho rất nhiều bệnh nhân phù bạch mạch, loại bệnh lý ngày càng phổ biến. Đặc biệt, bệnh nhân không cần phải đi lên tuyến trên vừa tốn kém chi phí vừa mất thời gian.

Thanh Tú 

Share with friends

Bài liên quan

Phẫu thuật thoát vị bẹn hiếm gặp ở nữ giới
Điều trị thành công u phì đại tuyến tiền liệt và trĩ sa nghẹt cho bệnh nhân cao tuổi
UBND tỉnh và Sở Y tế công bố quyết định về công tác cán bộ ngành Y tế
Phun hóa chất diệt muỗi diện rộng phòng, chống sốt xuất huyết
Bé trai bị cá rô chui vào cổ họng khi đang chơi
Bài 3: Hướng đến xây dựng nền y tế thông minh
Thu hồi trên toàn quốc nhiều mỹ phẩm vi phạm, có cả kem đánh răng phổ biến
Bài 2: Hiệu quả ứng dụng kỹ thuật cao trong điều trị chấn thương sọ não, chấn thương chỉnh hình
Bài 2: Ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao sức khỏe và quản lý y tế
Đồng Nai tăng cường giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm năm 2025
Đồng Nai có 18 cá nhân được phong tặng Thầy thuốc ưu tú
Ứng dụng công nghệ, kỹ thuật nâng cao chất lượng khám, điều trị và quản lý
Bài 3: Gặt hái “Quả ngọt”…
Bài 2: Hiệu quả thấy rõ từ can thiệp tim mạch
Đồng Nai ban hành quy định mới về chức năng, nhiệm vụ của Sở Y tế
Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất: Gieo kỹ thuật cao, gặt “quả ngọt”
Áp dụng cùng lúc 4 kỹ thuật mới phẫu thuật cho bệnh nhân bị phình gốc động mạch chủ
Bài 2: Kiosk y tế thông minh: Thêm tiện ích, bớt thủ tục
Ngành Y tế Đồng Nai tuyên dương 256 học sinh "Học giỏi, sống tốt"
Nghị quyết 57-NQ/TW: Bước chuyển mình của ngành Y tế

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN