Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Varicella Zoter gây ra. Bệnh thường lành tính, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời và đúng phác đồ có thể dẫn đến biến chứng nặng, thậm chí là tử vong.

Bệnh thủy đậu gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Từ đầu năm đến nay trên cả nước đã ghi nhận hàng ngàn ca bệnh thủy đậu trong đó đã có trường hợp tử vong do bệnh thủy đậu. Theo báo cáo của Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, trong 5 tháng đầu năm khu vực phía Nam ghi nhận 2.645 ca bệnh, tăng 3,9 lần so với cùng kỳ năm 2022. Riêng tại Đồng Nai, trong 4 tháng đầu năm toàn tỉnh ghi nhận 766 ca bệnh thủy đậu, tăng tăng 4,76 lần so với cùng kỳ năm 2022.

Bệnh thủy đậu thường xảy ra chủ yếu ở trẻ em, với biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng và phát ban dạng nốt phỏng, bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân. Thời kỳ lây truyền của bệnh là 1 - 2 ngày trước khi phát ban và trong vòng 5 ngày sau khi xuất hiện nốt bọng nước đầu tiên. Bệnh thường kéo dài từ 7 - 10 ngày. 

Tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu cho trẻ tại CDC Đồng Nai.

Ở người có suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh, thủy đậu có thể tiến triển nặng dẫn đến các biến chứng nội tạng như viêm phổi, viêm cơ tim và có thể dẫn tới tử vong. Khi phụ nữ mang thai bị thủy đậu ở 3 tháng đầu của thai kỳ, vi rút có thể gây sẩy thai hoặc khi sinh ra trẻ sẽ bị thủy đậu bẩm sinh với nhiều dị tật như đầu nhỏ, co gồng tay chân, bại não, sẹo bẩm sinh...; còn nếu bị thủy đậu trong những ngày sắp sinh hay sau sinh trẻ bị lây bệnh sẽ bệnh rất nặng với mụn nước nổi rất nhiều và dễ bị biến chứng viêm phổi. 

Bệnh rất dễ lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc gần với dịch tiết mũi họng, dịch từ nốt phỏng thủy đậu của người bệnh. Tỷ lệ lây nhiễm lên đến 90% ở những người chưa có miễn dịch. 

Các biện pháp phòng bệnh thủy đậu

Cách phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay là tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu cho trẻ từ 12 tháng tuổi. Đây là biện pháp phòng tránh thủy đậu hiệu quả và lâu dài nhất. Vắc xin thủy đậu có tính an toàn và hiệu quả cao. Nếu đã chủng ngừa đầy đủ thì rất ít khi mắc bệnh, nếu có mắc thì các triệu chứng cũng sẽ nhẹ hơn.

Bên cạnh đó, người dân cần hạn chế tiếp xúc với người bệnh để phòng bị lây nhiễm; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý; thường xuyên vệ sinh nhà cửa, trường học, vật dụng sinh hoạt bằng các chất sát khuẩn thông thường.

Một số lưu ý đối với người mắc bệnh thủy đậu

Những trường hợp mắc bệnh thuỷ đậu cần được nghỉ học hoặc nghỉ làm việc từ 7 đến 10 ngày từ khi bắt đầu phát hiện bệnh để tránh lây lan cho những người xung quanh.

Để giảm nguy cơ nhiễm trùng da người bệnh cần tắm nước ấm, lau rửa thân thể nhẹ hàng, tránh làm vỡ bọng nước hay trầy xước da, thay quần áo hàng ngày. Người bệnh thủy đậu nên lựa chọn những bộ trang phục rộng rãi, thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi để tránh cọ sát làm vỡ những vết mụn nước khiến dịch lây lan ra những vùng da xung quanh. 

Bên cạnh đó, người bệnh cần vệ sinh mắt mũi, răng miệng nhẹ nhàng hàng ngày từ 2-3 lần bằng nước muối sinh lý vì thủy đậu có thể mọc trong miệng, nếu không vệ sinh có thể gây bội nhiễm. Đặc biệt, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám nếu có các biểu hiện ho nhiều, khó thở, mệt mỏi, li bì.

Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng rất quan trọng đối với người bệnh thủy đậu. Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh tăng cường hệ miễn dịch, mau hồi phục, ngược lại có thể gây nên những ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh thủy đậu. Nếu trẻ đang bú mẹ bị bệnh, mẹ vẫn tiếp tục cho con bú bình thường.

BS. Hồ Hồng
CDC Đồng Nai

Share with friends

Bài liên quan

Những cái chết thương tâm do bệnh dại đến từ sự chủ quan
[Video] Cúm gia cầm (Cúm A/H5N1) nguy hiểm như thế nào?
Cúm A/H5N1 nguy hiểm như thế nào?
Lợi ích tiêm vắc xin sởi cho trẻ
Khuyến cáo 6 biện pháp phòng, chống cúm A(H5N1)
[Video] Triển khai chiến dịch tiêm vắc xin Sởi – Rubella trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2024
[Video] Tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân về bệnh dại
Phòng chống dịch bệnh đầu năm học mới
Các biện pháp phòng bệnh Whitmore
Nâng cao nhận thức của người dân về phòng, chống bệnh dại
[Infographic] Bệnh sởi và các biện pháp phòng bệnh
Cảnh giác với bệnh viêm não Nhật Bản có tỷ lệ tử vong và di chứng cao
Tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng bệnh ho gà
Lo ngại bùng phát dịch sởi
[Infographic] Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Giải đáp các thắc mắc về tiêm phòng sởi
[Video] Bệnh sởi và những điều cha mẹ nên biết để bảo vệ sức khỏe cho con
Lo ngại các bệnh truyền nhiễm quay trở lại do thiếu vắc xin
Dấu hiệu phát hiện sớm và cách phòng bệnh tay chân miệng
[Video] Cảnh báo bệnh sởi gia tăng và cách phòng tránh
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN