Dịch bệnh dại đang gia tăng nhanh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai với việc liên tục ghi nhận nhiều ổ dịch trên chó, gia tăng ca tử vong do bệnh dại. Ngành Y tế khuyến cáo người dân cần chủ động phòng ngừa bằng các biện pháp phù hợp, đặc biệt là tiêm phòng vắc xin nếu chẳng may bị chó, mèo cào cắn. 

Số ca tử vong cao trong nhóm bệnh truyền nhiễm

Kể từ năm 2022 đến tháng 5-2025, toàn tỉnh ghi nhận 71 ổ dịch, 155 người bị chó mèo cắn, đặc biệt có 9 ca tử vong do bệnh dại (Cụ thể, năm 2022: 1 ca, năm 2023: 2 ca, năm 2024: 3 ca, 5 tháng đầu năm 2025: 3 ca tử vong). Đây là những con số đáng báo động về dịch bệnh dại trên địa tỉnh.

Trong 3 ca tử vong đầu năm 2025, trường hợp tử vong mới đây là ông T.Q.T. (46 tuổi, ngụ ấp 2, xã Lộ 25). Báo cáo điều tra dịch tễ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh cho biết, trước Tết Nguyên đán 2025, ông T., bị chó nhà cắn chảy máu ở mắt cá chân, vết thương nông, chảy máu ít. Tức giận, ông T., đập chết con chó nên không theo dõi được.

Khi bị chó mèo cắn, cần phải đến cơ sở y tế để được tư vấn, tiêm vắc xin phòng bệnh.

Mặc dù người trong gia đình khuyên ông đi tiêm vắc xin phòng dại nhưng ông T., chủ quan không đi tiêm vắc xin phòng dại mà tự mua thuốc về uống. Thời điểm bị cắn, nhà ông T., có nuôi 6 con chó, trong đó 2 con đã chết, 1 bị bắt trộm, 3 con còn lại vẫn khỏe mạnh bình thường. 

Đến ngày 16-5, ông T., bắt đầu có triệu chứng mệt trong người, đổ mồ hôi, uống nước khó khăn, lúc nào cũng khát nước, sợ gió, sợ nước. Trưa cùng ngày, gia đình đưa ông T., nhập viện tại Trung tâm Y tế H.Thống Nhất, sau đó chuyển lên Bệnh viện ĐKKV Long Khánh, rồi tiếp tục chuyển lên Bệnh viện ĐK Đồng Nai. Đến trưa ngày 17-5 thì ông T., tử vong.

Một trường hợp khác tử vong do bệnh dại vào đầu năm 2025 là anh Đ.V.M., (38 tuổi, ngụ xã Phước Bình, H.Long Thành). 

Theo điều tra dịch tễ của cơ quan chức năng, nhà anh D.V.T., ngụ xã Phước Bình có nuôi 5 con chó (gồm 1 con chó mẹ và 4 con chó con), tất cả đều chưa được tiêm phòng vắc xin dại. Trong đó, 1 con chó con có triệu chứng bỏ ăn, ủ rủ, nghi bị dại.

Ngày 22-9-2024, anh Đ.V.M., anh D.V.H., đến quán nhà anh D.V.T., để chơi bida. Trong quá trình chơi tại đây, cả 3 người (gồm anh M, anh T, anh H.) bị con chó nghi bị dại đang nằm dưới bàn bida cắn vào chân. Do chủ quan và nghĩ là chó nhà nuôi, còn bé và trong quá trình di chuyển có va chạm phải con chó nên bị chó cắn là bình thường nên cả 3 người không xử trí vết thương. Cùng ngày, sau khi bị xích lại và có dấu hiệu sắp chết, chủ nhà đã đánh chết con chó nghi bị dại và đem đi chôn. Hơn 1 tháng sau đó, cả 3 con chó con còn lại cũng lần lượt chết, trong đó 1 con có biểu hiện của bệnh dại.

Ngày 4-1-2025, anh M. có triệu chứng sốt nhẹ, đau đầu, buồn nôn. Những ngày sau đó, triệu chứng bệnh tăng dần nên anh đã đến khám ở một phòng khám tư nhân trên địa huyện, sau đó bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện ĐKKV Long Thành. Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán theo dõi sốt xuất huyết, được chỉ định nhập viện nhưng bệnh nhân không đồng ý và xin về.

Ngày 9-1, bệnh nhân tử vong với kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút dại.

Các trường hợp tử vong đều do chủ quan không tiêm phòng dại 

Dại là bệnh truyền nhiễm gây tử vong 100% nếu mắc phải mà không tiêm vắc xin, huyết thanh phòng bệnh.

Bác sĩ Trần Hữu Hoàn, Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm (CDC Đồng Nai) cho biết: Qua công tác điều tra dịch tễ các ca bệnh tử vong do dại trên địa bàn tỉnh những năm qua cho thấy, nguyên nhân chính là người dân cực kỳ chủ quan với dịch bệnh dại trên chó mèo. Cụ thể, những ca tử vong đều do chó mèo nhà nuôi và chó, mèo còn nhỏ cắn, vết thương nhẹ, nên người dân chỉ rửa vết thương mà không đi tiêm vắc xin phòng dại. Và sau khi bị chó cắn, người dân đã đập chết con chó mà không báo với chính quyền, thú y để xử lý. 

Người dân cần tuân thủ pháp luật về tiêm vắc xin phòng bệnh cho chó mèo.

Ngành y tế đặc biệt khuyến cáo, người dân nếu chẳng may bị chó, mèo cào, cắn phải rửa vết thương bằng nước sạch và xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn thông thường. Không được nặn máu từ vết thương, không bôi, đắp bất cứ dung dịch, lá thuốc theo quan niệm dân gian để tránh bị nhiễm trùng vết thương. Sau đó đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, tiêm vắc xin, huyết thanh kháng dại. Nếu thấy chó, mèo có biểu hiện điên cuồng, nghi ngờ bệnh dại, phải báo ngay với chính quyền địa phương để được hỗ trợ xử lý, không đập chết con vật, không giết con vật để ăn thịt. 

Theo kết quả điều tra dịch tễ cho thấy tỉ lệ tiêm vắc xin phòng dại trên đàn chó mèo rất thấp. Cụ thể tại các địa phương tỉ lệ tiêm đàn chưa đến 80%. Người dân khi nuôi chó mèo cần tuân thủ quy định của pháp luật về tiêm vắc xin phòng bệnh cho chó mèo, không dựa hoàn toàn vào nhà nước. 

Mai Chi

Share with friends

Bài liên quan

Bộ Y tế khuyến cáo phòng, chống dịch COVID-19
Khuyến cáo phòng bệnh viêm não, màng não do não mô cầu
[Infographic] Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống bệnh sởi đối với người trưởng thành có nguy cơ cao
Bộ Y tế khuyến cáo người lớn có nguy cơ cao cần tiêm vắc xin phòng bệnh sởi
Cảnh báo dịch sốt xuất huyết gia tăng dù chưa vào mùa mưa
[Video] Phòng bệnh tay chân miệng khi vào mùa
[Video] Bệnh dại - Hiểm hoạ từ vật nuôi thả rong
Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về chẩn đoán, điều trị bệnh sởi
Hiệu quả từ chiến dịch tiêm vắc xin phòng, chống dịch sởi
Cần tăng cường phối hợp liên ngành trong công tác phòng, chống bệnh dại
Bệnh sởi - Những thông tin cần biết
[Infographic] Khuyến cáo của Bộ Y tế phòng, chống bệnh sởi
[Video] Cảnh báo bệnh tay chân miệng bước vào mùa cao điểm
Không dùng các biện pháp dân gian chữa bệnh dại
Triển khai các biện pháp kiểm soát dịch bệnh
Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi: Giải pháp kịp thời để kiểm soát dịch bệnh
[Video] Bệnh Sởi không đơn giản như bạn nghĩ – Hãy bảo vệ trẻ bằng vắc xin!
Từ 24/2/2025: Đồng Nai triển khai tiêm vắc xin Sởi cho trẻ đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi
Trường hợp nào dễ gặp biến chứng nguy hiểm khi mắc cúm mùa?
Các biện pháp phòng bệnh viêm phổi do phế cầu
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN