Uốn ván và bạch hầu là hai bệnh được đánh giá là rất nguy hiểm bởi nguy cơ lây lan nhanh và gây biến chứng nặng nề. 

Uốn ván là bệnh nhiễm độc cấp tính do ngoại độc tố của vi khuẩn uốn ván gây ra. Trực khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương, vết trầy xước, vết thương nhiễm bẩn,… Bệnh uốn ván nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời có thể tiến triển nhanh sang tình trạng co cứng co giật toàn thân, suy hô hấp, ngưng thở.

Bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Bạch hầu là bệnh được đánh giá là rất nguy hiểm bởi nguy cơ lây lan nhanh và gây biến chứng nặng nề, thậm chí là tử vong.

Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ em 7 tuổi vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR). Việc triển khai vắc xin uốn ván, bạch hầu (Td) cho trẻ 7 tuổi trên phạm vi toàn quốc sẽ góp phần chủ động phòng bệnh uốn ván, bạch hầu ở trẻ em lứa tuổi học đường. Thực hiện chỉ đạo trên từ Bộ Y tế, từ tháng 11-2024, Đồng Nai sẽ triển khai tiêm chủng vắc xin uốn ván, bạch hầu trong chương trình TCMR cho trẻ em 7 tuổi trên địa bàn tỉnh.

Tiêm vắc xin trong chương trình TCMR cho trẻ tại Trạm Y tế Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu.

Tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin uốn ván, bạch hầu

Theo chương trình TCMR, trẻ sẽ được tiêm vắc xin phòng bệnh có thành phần uốn ván, bạch hầu vào thời điểm 2, 3, 4 và 18 tháng tuổi. Mặc dù hiệu quả bảo vệ của vắc xin rất cao, nhưng kháng thể trong cơ thể của trẻ sẽ giảm dần theo thời gian. Đến 7 tuổi, sự miễn dịch của trẻ đối với bệnh bạch hầu, uốn ván đã suy giảm khá nhiều, cộng với việc độ tuổi này thường xuyên hoạt động trong môi trường học đường đông đúc, gặp gỡ nhiều người, chạy nhảy, vận động cũng nhiều hơn, … dẫn đến việc trẻ có nguy cơ mắc các bệnh uốn ván, bạch hầu. Vì vậy, thời điểm này trẻ cần được tiêm nhắc lại để củng cố kháng thể phòng bệnh uốn ván, bạch hầu.

Vắc xin uốn ván, bạch hầu an toàn và hiệu quả. Vắc xin này là vắc xin dạng dung dịch có thành phần uốn ván, bạch hầu giảm liều, do Viện Vắc xin và Sinh phẩm y tế (IVAC) sản xuất đã được cấp phép lưu hành tại Việt Nam. Từ năm 2019 đến 2024, đã có gần 3,8 triệu liều vắc xin uốn ván, bạch hầu được sử dụng cho trẻ em 7-8 tuổi đảm bảo an toàn, chưa ghi nhận trường hợp tai biến nặng. Các phản ứng sau tiêm phần lớn thường nhẹ và tự khỏi.  

Những điều cần lưu ý trước, trong và sau khi đưa trẻ đi tiêm vắc xin uốn ván – bạch hầu

Trước tiêm chủng: Cha mẹ đưa trẻ đi tiêm vắc xin cần cung cấp thông tin cho cán bộ y tế khám sàng lọc về tình trạng sức khỏe của trẻ, tiền sử tiêm chủng (mang theo sổ/phiếu tiêm chủng nếu có). Thông báo phản ứng sau tiêm chủng của trẻ ở lần tiêm chủng trước để cán bộ y tế có chỉ định tiêm chủng phù hợp cho trẻ. Đặc biệt, cần cho trẻ ăn uống đầy đủ trước khi đi tiêm chủng.

Trong khi tiêm chủng: Cho trẻ ngồi đúng tư thế theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Với những trẻ có tâm lý lo lắng, sợ tiêm chủng thì cần có thầy cô giáo hoặc cha mẹ tư vấn, động viên để trẻ an tâm khi được tiêm chủng.

Sau tiêm chủng: Cho trẻ ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút sau tiêm để cán bộ y tế theo dõi phản ứng sau tiêm chủng. Tiếp tục theo dõi trẻ tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng. Nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường như sốt cao (trên 39°C), co giật, phát ban, tím tái, khó thở, sưng đỏ lan rộng tại chỗ tiêm, hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

BS. Hồ Thị Hồng
CDC Đồng Nai

Share with friends

Bài liên quan

Dịch sởi khu vực phía Nam tăng mạnh, Viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh đề nghị tiếp tục triển khai tiêm bổ sung vắc xin sởi
Đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng
Ngành Y tế tổ chức Đại hội Thể dục thể thao kỷ niệm 70 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam
Tiếp nhận hơn 210 đơn vị máu trong chương trình hiến máu nhân đạo
Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai thành lập khu thu dung và điều trị bệnh sởi riêng
Còn nhiều khó khăn trong công tác quản lý bệnh không lây nhiễm
Tập huấn “Giao tiếp thấu cảm thông qua hoạt động hướng dẫn – giáo dục người bệnh hiệu quả”
Đồng Nai sáp nhập nhiều trạm y tế xã, phường
Tập huấn về triển khai tiêm chủng vắc xin uốn ván, bạch hầu trên địa bàn tỉnh
Tăng cường truyền thông, khám, điều trị và kiểm soát lây nhiễm bệnh sởi
Tăng cường công tác phòng, chống dịch sởi trên địa bàn tỉnh
Thêm 1 trẻ tử vong do chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh sởi
Số ca mắc sởi tăng cao, tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất
Can thiệp nội mạch điều trị thành công ca bóc tách động mạch chủ hiếm gặp
Cơ sở y tế đầu tiên triển khai thanh toán viện phí bằng quét mã QR code động
Đại hội Chi bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai lần II, nhiệm kỳ 2025-2027
Tích cực phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm
Tiếp nhận và điều trị bệnh nhân bị sốc do sốt xuất huyết
Chia sẻ kiến thức về mô hình phát triển mạng lưới khách hàng tiềm năng dựa vào khách hàng nguồn
Phẫu thuật nội soi ung thư cổ tử cung và vét hạch chậu - Bước tiến mới trong điều trị
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN