Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc vừa thông tin, trên địa bàn huyện ghi nhận ca mắc bệnh Whitmore đầu tiên. Đó là nữ bệnh nhân T.T.D.M (SN 2010, ngụ tại xã Suối Cát, H.Xuân Lộc). 

Trước đó, khoảng đầu tháng 8, bệnh nhân có nổi hạch vùng cổ, sau đó được gia đình đưa đến khám tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai và được chẩn đoán bị viêm hạch, lấy thuốc về uống. 

Ngày 22-8, bệnh nhân không đỡ nên nhập viện Nhi đồng Đồng Nai mổ lấy hạch, lấy mẫu xét nghiệm gửi Bệnh viện Nhiệt đới TP. HCM. Ngày 29-8, bệnh viện Nhiệt đới có kết quả bệnh nhân dương tính với vi khuẩn Burkholderia pseudomallei (vi khuẩn gây bệnh Whitmore).

Một số biểu hiện lâm sàng của bệnh Whitmore.

Hiện tại, bệnh nhân bình thường và đang theo dõi tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai. Người nhà và những người có tiếp xúc với bệnh nhân hiện chưa ghi nhận triệu chứng tương tự.

Bệnh Whitmore (hay còn được gọi là bệnh “Vi khuẩn ăn thịt người”) là một bệnh lý nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây ra. Bệnh thường xâm nhập vào cơ thể người qua da bị trầy xước. Những người thường xuyên tiếp xúc với đất và nước bị nhiễm vi khuẩn nhưng không sử dụng bảo hộ lao động là đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh lý này. Ngoài ra, người mắc bệnh còn do hít phải những hạt bụi hay uống nước, ăn những thực phẩm có chứa vi khuẩn B. pseudomallei. Việc lây truyền từ người sang người hay truyền từ động vật sang người cực kỳ hiếm gặp.

Sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn có thể gây nhiều thể lâm sàng khác nhau. Các thể lâm sàng này có thể xuất hiện riêng lẻ hay kết hợp như: viêm phổi; nhiễm khuẩn huyết/Sốc nhiễm khuẩn; nhiễm khuẩn da mô mềm: áp xe dưới da, mụn mủ, viêm mô tế bào; áp xe đa cơ quan: áp xe gan, lách, thận, tiền liệt tuyến, tuyến mang tai, áp xe đa ổ ở mô dưới da... Tổn thương da dạng loét, hoại tử một hoặc nhiều nơi trên cơ thể.

Cho đến hiện nay, bệnh Whitmore vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh. Biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất là tránh tiếp xúc trực tiếp với đất và nguồn nước bị nhiễm khuẩn bằng cách sử dụng đồ bảo hộ lao động như: mang găng tay, đi ủng.

Thiên Thanh

Share with friends

Bài liên quan

Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “Chẩn đoán chính xác - Điều trị an toàn”
Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai vô địch giải bóng đá các đơn vị Y tế lần thứ nhất
Kiểm tra an toàn thực phẩm tại trường Mẫu giáo Dona Standard
Nâng cao năng lực cho nhân viên y tế về khám phát hiện bệnh tâm thần tại cộng đồng
Hội thảo "Chẩn đoán và điều trị nhồi máu cơ tim cấp"
Công đoàn ngành Y tế vận động quyên góp, ủng hộ giúp đỡ đồng bào khắc phục hậu quả do thiên tai
Hơn 100 em nhỏ nhiễm HIV được tặng quà trung thu
[Video] Người dân vùng lũ lụt cần làm gì để có nước sạch sử dụng?
Điều trị gãy xương bằng phương pháp xâm lấn tối thiểu hiện đại
Hội nghị tập huấn công tác thi đua, khen thưởng
Tập huấn chuyên môn về nước sạch và vệ sinh môi trường
Khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho hơn 200 người dân
Xây dựng hệ thống cấp cứu ngoại viện 115, hướng đến chuyên nghiệp hóa công tác cấp cứu
Phẫu thuật kịp thời cho bệnh nhân bị áp xe ruột thừa
Thu hồi thuốc không đảm bảo chất lượng
Thêm ca tử vong vì chủ quan không tiêm phòng dại khi bị chó cắn
Phẫu thuật nội soi khớp vai thành công cho bệnh nhân 65 tuổi
Đoàn công tác của 4 tỉnh tham quan mô hình điều trị PrEP tại Đồng Nai
Đồng Nai chuẩn bị triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng bệnh sởi
Phẫu thuật thành công bệnh nhân trẻ tuổi bị thủng dạ dày
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN