Cột sống là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể, chúng có vai trò bảo vệ và hỗ trợ cho cơ thể, đồng thời mang lại sự vận động linh hoạt, tự do cho mỗi cá nhân. Các căn bệnh cột sống, từ thoái hóa đến chấn thương đã và đang tạo ra những biến chứng và ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.  

Đối mặt với nỗi đau dai dẳng 

Người mắc các bệnh về cột sống thường phải đối mặt với một nỗi đau dai dẳng và khó điều trị dứt điểm. Những cơn đau từ căn bệnh thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống,... luôn là nỗi ám ảnh đến người bệnh trong mỗi bước đi, mỗi cử động.

Chị Nguyễn Thị Thanh Hoa (41 tuổi, ngụ ở TP.Biên Hoà) là công nhân may của một công ty chia sẻ, chị làm công nhân may đến nay đã 15 năm, với đặc thù ngồi lâu, ngồi nhiều trong ngày, vùng thắt lưng của chị bị đau. Qua một thời gian dài chịu đựng, gần đây chịu không nổi cơn đau, chị đã đi khám, kết quả là chị bị thoát vị đĩa đệm. 

Hay ông Nguyễn Thanh Quang (62 tuổi, ngụ ở TP.Biên Hoà) cũng đang phải chịu những cơn đau kéo dài do cột sống của ông bị chẩn đoán là thoái hoá đốt sống do tuổi già.

Bệnh nhân được thực hiện phương pháp kéo cột sống tại Khoa PHCN. 

ThS. Nguyễn Như Giao – Trưởng khoa Khoa Phục hồi chức năng (PHCN) – Bệnh viện ĐK Đồng Nai cho biết: Cột sống lưng hay xương cột sống có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể người, nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của cơ thể; Bảo vệ tủy sống và cấu trúc cơ thể, kiểm soát mọi hoạt động hàng ngày; Xương cột sống đảm bảo cơ thể luôn trong trạng thái cân bằng; Cho phép cơ thể chuyển động ở mọi tư thế như uốn cong, xoay. Cột sống được chia thành cột sống cổ, cột sống lưng, cột sống cùng cụt. Những bệnh lý thường gặp ở cột sống lưng như: Thoát vị đĩa đệm, Lao cột sống hay còn gọi là bệnh mục xương sống, hủy xương do lao; Thoái hóa cột sống; Vẹo cột sống… Trong đó thoát vị đĩa đệm, thoái hoá cột sống là bệnh lý về cột sống lưng phổ biến nhất do cơ quan này chịu ảnh hưởng bởi các thói quen sinh hoạt, lao động hàng ngày.

Những bệnh lý về cột sống đang dần trẻ hoá, liên quan đến nghề nghiệp đặc thù như nhân viên văn phòng, công nhân ngồi may ở các xí nghiệp; Liên quan đến những tư thế không đúng trong cuộc sống hàng ngày như nghiêng người, hoặc mang vác quá nặng… Khi gặp những chấn thương như vậy sẽ gây chèn ép thần kinh và gây ra rối loạn cảm giác như tê bì, kim châm, buốt, hoặc lên những cơn đau thắt lưng. Những cơn đau sẽ hạn chế tầm vận động của người bệnh. Vì vậy những bệnh lý về cột sống thường kéo dài và gây khó chịu cho người bệnh. 

Phục hồi chức năng sớm đem lại hiệu quả cao

Ông Quang chia sẻ, sau khi phát hiện bệnh, nhưng chưa đến độ nặng phải phẫu thuật ông đã đăng ký điều trị ngoại trú tại Khoa PHCN. Qua một thời gian điều trị, hiện nay những cơn đau đã giảm nhiều, thoải mái hơn, sinh hoạt hàng ngày cũng dễ dàng hơn. 

ThS Nguyễn Như Giao cho hay: “Ngoài việc can thiệp bằng các biện pháp đặc hiệu như phẫu thuật ở bệnh nhân nặng thì việc kết hợp các phương pháp PHCN góp phần không nhỏ vào việc giảm đau cho người bệnh bị các bệnh lý cột sống, nhất là những trường hợp bệnh lý gây chèn ép nhẹ, chưa có chỉ định phẫu thuật”.

Kỹ thuật viên Khoa PHCN hướng dẫn một số bài tập cho bệnh nhân.

Hiện nay, các giải pháp được đưa vào sử dụng trong việc phục PHCN các bệnh lý cột sống như vi sóng, sóng ngắn, hoặc sóng siêu âm. Đối với những bệnh nhân khi vào Khoa PHCN, sau khi thăm khám tuỳ vào trường hợp cụ thể sẽ có những chỉ định khác nhau như: Kéo cột sống thắt lưng, kéo cột sống cổ… Những phương pháp này áp dụng theo từng giai đoạn của bệnh. Cụ thể ở giai đoạn cấp: Nghỉ ngơi tuyệt đối kết hợp vật lý trị liệu gồm chườm nhiệt ấm, điện xung kích thích, điện phân dẫn thuốc và siêu âm trị liệu nhằm tăng cường chuyển hóa, chống phù nề, chống viêm giảm đau. Sau giai đoạn cấp: Tiếp tục chườm nhiệt ấm, kích thích điện, siêu âm trị liệu, xoa bóp nhẹ nhàng, kéo giãn cột sống thắt lưng bằng máy, tác động cột sống, tập vận động cột sống thắt lưng.

Hiện có khoảng 550 bệnh nhân đang tham gia điều trị ngoại trú tại Khoa Phục hồi chức năng. Ngoài những bài tập cần phải sử dụng máy móc tại bệnh viện, hàng tuần khoa PHCH còn có những buổi truyền thông hướng dẫn cho các nhóm bệnh nhân một số bài tập ở nhà để hỗ trợ bệnh nhân. 

ThS Nguyễn Như Giao khuyến cáo, để hạn chế tình trạng các bệnh lý về cột sống, hạn chế những tác động đột ngột như khiêng vác quá nặng, sai tư thế. Với những người có công việc đặc thù phải ngồi nhiều cần giữ tư thế thẳng lưng, thẳng cổ; hoặc tranh thủ những thời gian rảnh rỗi có những động tác xoay người, đi lại, bài tập nhẹ theo hướng dẫn nhằm hạn chế giảm áp lực lên cột sống; Bên cạnh đó hạn chế nằm võng, ghế bố, không cúi khom lưng đột ngột. Đặc biệt khi có những cơn đau cột sống cần thăm khám tại các cơ sở y tế có uy tín, không tự ý dùng thuốc, dùng thực phẩm chức năng khi chưa có chỉ định của bác sĩ. 

Mai Liên

Share with friends

Bài liên quan

Xử lý nhiều cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm tại huyện Trảng Bom
Đình chỉ lưu hành, thu hồi 9 sản phẩm mỹ phẩm không đáp ứng quy định về công thức và nhãn mác
TP.Biên Hòa tăng cường tiêm vắc xin sởi cho học sinh trung học sở sở
Tổ chức điều tra, đánh giá tình trạng dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi trên địa bàn tỉnh
Thành lập Chi bộ Trung tâm công tác xã hội và Quỹ bảo trợ trẻ em
Chi hội Điều dưỡng Bệnh viện Y dược cổ truyền: Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh
Nhiều lỗi vi phạm an toàn thực phẩm của công ty cung cấp suất ăn công nghiệp tại Nhơn Trạch
Ngày Thalassemia thế giới 8/5: Cùng nhau vì Thalassemia - Đoàn kết cộng đồng, ưu tiên bệnh nhân
Tặng 70 phần quà và suất cơm từ thiện cho bệnh nhân
Bệnh viện Hoàn Mỹ Đồng Nai tổ chức lễ phát động vệ sinh tay năm 2025
Thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng
Tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm ca bệnh do não mô cầu
Tập huấn hướng dẫn “Cải thiện dinh dưỡng” thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
Thay huyết tương - Phương pháp điều trị hiệu quả bệnh Guillain-Barré
“Găng tay không thay được vệ sinh tay”
Bộ Y tế: Tập trung thanh, kiểm tra, ngăn chặn thực phẩm giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả trên thị trường
Tập trung kiểm tra kinh doanh mỹ phẩm trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, mạng xã hội
Điều trị thành công ca viêm màng não mô cầu đầu tiên trong năm 2025
Sự kiện truyền thông phòng, chống sốt rét năm 2025
Đảm bảo công tác cấp cứu, khám chữa bệnh trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN