Ngày 26-12, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị tổng kết công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2024, kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2025 và hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh 27/12/2024 dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Tại điểm cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai, BS.CKII. Lưu Văn Dũng – Phó giám đốc Sở Y tế chủ trì, cùng sự tham dự của đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giáo dục và Đào tạo; lãnh đạo Ủy ban nhân dân (UBND), Phòng Y tế, Trung tâm Y tế các huyện/thành phố và một số bệnh viện trên điạ bàn tỉnh.

Kết quả công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2024

Báo cáo tại hội nghị, TS.Nguyễn Lương Tâm – Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, trong năm 2024 trên thế giới các đợt bùng phát dịch bệnh mpox, dịch tả, bại liệt, Marburg...vẫn xảy ra tại nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới là sự cảnh báo rằng các bệnh truyền nhiễm luôn là mối nguy hiểm hiện hữu đối với mọi quốc gia; đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng các vắc xin cho trẻ em trên toàn thế giới, làm gia tăng số trường hợp mắc bệnh sởi và bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực trên thế giới. Tại Việt Nam, các bệnh truyền nhiễm trên phạm vi cả nước cơ bản được kiểm soát: các bệnh truyền nhiễm lưu hành (sốt xuất huyết, tay chân miệng, sốt rét) giảm mạnh so với năm 2023; không ghi nhận ca bệnh nguy hiểm (Ebola, MERS-CoV, cúm A/H7N9) xâm nhập vào Việt Nam; một số bệnh truyền nhiễm có số mắc cao cục bộ tại một số địa phương (sởi, ho gà, dại, sốt xuất huyết).  

BS.CKII Lưu Văn Dũng chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai.

Một số khó khăn, tồn tại trong công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm thời gian qua đó là dịch bệnh vẫn luôn diễn biến phức tạp, khó lường và có nguy cơ bùng phát bệnh dịch, bệnh mới nổi, tái nổi, bệnh chưa rõ nguyên nhân, sự biến chủng liên tục của các tác nhân gây bệnh. Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm vắc xin; chưa quản lý tốt đối tượng tiêm chủng. Ý thức phòng bệnh vẫn còn hạn chế; một bộ phận người dân chủ quan, lơ là; vẫn còn hiện tượng chống vắc xin. Hoạt động giám sát, nhận định, dự báo dịch bệnh, năng lực xét nghiệm tại địa phương còn hạn chế. Tình trạng thiếu thuốc, vật tư, thiết bị y tế có lúc xảy ra cục bộ. Kinh phí bố trí cho công tác phòng, chống dịch hàng năm hạn chế, chậm, không kịp thời. Nhiều hoạt động y tế dự phòng, kiểm dịch chưa có định mức chi tại địa phương. Phối hợp liên ngành ở cơ sở hạn chế, chưa thường xuyên liên tục; hoạt động phòng, chống dịch chủ yếu do ngành y tế.

Cũng theo nhận định của Cục Y tế dự phòng, trong năm 2025 trên thế giới một số bệnh như đậu mùa khỉ, sốt xuất huyết, sốt rét và các bệnh truyền nhiễm có vắc xin phòng bệnh (sởi, ho gà) có khả năng gia tăng số mắc; nguy cơ xuất hiện các bệnh nguy hiểm, mới nổi, chưa rõ nguyên nhân luôn hiện hữu. Tại Việt Nam, các bệnh lưu hành (sốt xuất huyết, tay chân miệng), bệnh dại, bệnh sởi và một số bệnh dự phòng bằng vắc xin tiếp tục có nguy cơ gia tăng số mắc;…

Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh năm 2025

Kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2025 được xây dựng với mục tiêu giảm tối đa tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm đảm bảo kiểm soát kịp thời, hiệu quả, bền vững các dịch bệnh truyền nhiễm, hạn chế nguy cơ bùng phát và chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các đại dịch hoặc các tình huống khẩn cấp về dịch bệnh trong tương lai để bảo vệ sức khỏe nhân dân và tạo điều kiện phát triển kinh tế, xã hội; trong kế hoạch cũng có các chỉ tiêu cụ thể. Để thực hiện được mục tiêu trên cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về công tác chỉ đạo, điều hành; công tác chuyên môn, kỹ thuật; công tác điều trị, hậu cần; công tác truyền thông, ứng dụng công nghệ thông tin; công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế.

Bộ Y tế yêu cầu các địa phương sớm triển khai kế hoạch phòng chống dịch năm 2025, xây dựng các phương án ứng phó phù hợp và huy động đầy đủ nguồn lực để chủ động phòng, chống dịch bệnh.

Hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh năm 2024

Phát biểu tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương – Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, đại dịch COVID-19 đã cho thấy những bài học quý giá về sự cần thiết của hệ thống y tế vững mạnh. Dịch bệnh không chỉ làm đảo lộn đời sống mà còn gây áp lực lớn lên kinh tế, an sinh xã hội.

Nhân dịp hưởng ứng Ngày Quốc tế Phòng, Chống Dịch bệnh (27/12), Bộ Y tế kêu gọi toàn dân nâng cao ý thức phòng bệnh, chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Đồng thời, Bộ đề nghị các cấp, ngành phối hợp hiệu quả hơn trong công tác phòng, chống dịch bệnh, huy động sự tham gia của toàn xã hội để đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kinh tế.

Thông điệp Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh năm nay: “Cùng nhau thực hiện cam kết phòng, chống đại dịch; cùng hành động mạnh mẽ hơn để ngăn ngừa và kiểm soát đại dịch trong tương lai.”

Tại hội nghị còn có báo cáo, tham luận của các đơn vị: Cục Quản lý khám, chữa bệnh; Cục Thú y – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông; Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên; Sở Y tế TP. Hà Nội; Sở Y tế TP.Hồ Chí Minh; Sở Y tế Bình Thuận; Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và phần thảo luận chung.

Hồ Hồng

Share with friends

Bài liên quan

Chủ động triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ năm 2025
Ngày Dân số Việt Nam 26/12: Nỗ lực hơn nữa để nâng cao chất lượng dân số
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu lực quản lý, điều hành
Một bệnh nhân bị bỏng nặng vùng mặt do chơi pháo
Bệnh viện ĐK Thống Nhất: Điểm sáng trong công tác khám chữa bệnh
Phẫu thuật thành công cho cụ bà 70 tuổi bị sỏi túi mật và ống mật chủ phức tạp
Hướng đến phát triển hệ thống y tế chất lượng, hiệu quả, công bằng, minh bạch và bền vững
Tiến tới loại trừ bệnh phong ra khỏi cộng đồng
[Infographic] Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Cộng tác viên sức khỏe cộng đồng: Cánh tay đắc lực của hệ thống y tế cơ sở
Bệnh viện Da liễu Đồng Nai khai trương Phòng khám chuyên đề vảy nến
Bác sĩ của những ca mổ khó
Để thành tựu khoa học - kỹ thuật y khoa phát triển bền vững
Lợi ích vượt trội của phẫu thuật nội soi khớp vai đối với bệnh nhân
Chú trọng phát triển nhiều kỹ thuật mới, chuyên sâu
Sở Y tế kiểm tra công tác thu dung, điều trị bệnh sởi
Đồng Nai đề xuất tiêm vắc xin phòng bệnh sởi cho trẻ từ 6-9 tháng tuổi
Các bệnh mạn tính ngày càng trẻ hóa
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân bị hẹp niệu quản
Tiếp tục nỗ lực thực hiện tốt công tác dân số

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN