Đột quỵ đang trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người bệnh, xuất hiện đột ngột, tỷ lệ tử vong cao và dù cứu sống thì di chứng để lại hết sức nặng nề. 

Bệnh có xu hướng trẻ hóa

Mới đây, chị Nguyễn Thị Kim D. 38 tuổi, ngụ phường Tân Phong, TP. Biên Hòa đang làm việc  tại Công ty giày Tân Hợp thì bỗng nhiên bị ngất xỉu. Chị D. liền được đưa đến phòng y tế công ty để cấp cứu thì hồi tỉnh lại nhưng không nói được. Hơn 4 giờ sau, người nhà mới nhận được thông tin và đưa chị đến Bệnh viện ĐK Đồng Nai chữa trị. 

BS.CKI Nguyễn Đình Quang - Trưởng Khoa nội thần kinh, Bệnh viện ĐK Đồng Nai cho hay, đây là một trường hợp đột quỵ với tuổi đời còn rất trẻ, bệnh nhân có tiền sử bị tăng huyết áp. Khi tiếp nhận bệnh nhân, chúng tôi cũng nghĩ ngay đến bệnh đột quỵ và cho chụp CT nhưng chưa phát hiện được tổn thương nên phải cho chụp MRI để xác định bệnh. Kết quả bệnh nhân bị nhồi máu não do bị tắc một mạch máu não lớn ở bên trái. Vì bệnh nhân D. được đưa đến bệnh viện quá muộn. Lúc tiếp nhận bệnh nhân đã hơn 5 giờ từ khi bị bệnh. Do đó, không thể điều trị tích cực bằng thuốc tiêu sợi huyết hoặc can thiệp nội mạch bằng cách dùng dụng cụ lấy huyết khối trong não. Hơn nữa việc chẩn đoán trường hợp này khá khó khăn do bệnh nhân không bị yếu liệt như các trường hợp đột quỵ thông thường, mà chỉ không nói được. Hiện nay bệnh nhân đang phải dùng thuốc để điều trị dài ngày tại bệnh viện và khả năng hồi phục ngôn ngữ, giao tiếp cũng khó khăn.

 

BS Nguyễn Đình Quang khám bệnh cho chị Nguyễn Thị Kim D. bị bệnh đột quỵ

Bệnh đột quỵ (hay còn gọi là tai biến mạch máo não) là tình trạng nhu mô não bị thiếu máu nuôi, do mạch máu bị tắc nghẽn (nhồi máu não) hoặc mạch máu vỡ không do chấn thương (xuất huyết não). Khi thiếu máu nuôi, não sẽ ngưng hoạt động rồi chết đi trong vài giây đến vài phút. Biểu hiện lâm sàng của đột quỵ là liệt nửa người, nói khó, không nói được hoặc hôn mê… Bệnh đột quỵ là hậu quả của các bệnh khác đưa tới chứ nó không tự xảy ra. Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh như bệnh nhân có bệnh tăng huyết áp, rung nhĩ, tiểu đường, rối loạn lipid máu… Ngoài ra các yếu tố như môi trường, chế độ ăn uống không hợp lý, tress, hút thuốc lá… cũng là nguy cơ dẫn đến đột quỵ. 

Cũng theo BS.CKI Nguyễn Đình Quang, thời gian gần đây số người bị bệnh đột quỵ ngày càng gia tăng, nhất là ở người trẻ tuổi (dưới 50 tuổi). Năm 2016, bệnh viện đã tiếp nhận 1.609 ca bệnh đột quỵ, trong đó tỷ lệ bệnh nhân trẻ chiếm gần 19%. 5 tháng đầu năm 2017, có 719 bệnh nhân đột quỵ thì có hơn 21% bệnh nhân trẻ tuổi. 

Phòng ngừa bệnh đột quỵ

Theo bác sĩ Quang, bệnh đột quỵ thường khởi phát đột ngột. Bệnh nhân đang lao động, sinh hoạt bình thường đột nhiên xuất hiện các triệu chứng tổn thương thần kinh: khó nói, mặt méo, tay, chân yếu liệt… Ngay khi bị các dấu hiệu này cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt để tận dụng thời gian vàng (3 giờ kể từ khi bị bệnh) để cứu chữa kịp thời. Qua khoảng thời gian vàng này, sẽ không điều trị tích cực được nữa, dẫn đến nguy cơ tàn phế suốt đời, thậm chí tử vong cao (đứng thứ 3 sau tim mạch và ung thư).  

Để phòng tránh bệnh đột quỵ, nên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và theo dõi, điều trị các căn bệnh tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, đái tháo đường. Bởi những bệnh nhân mắc các bệnh trên thì nguy cơ đột quỵ càng cao. 

Bên cạnh đó cần có lối sống lành mạnh, nên sử dụng thức ăn nhiều chất xơ, giảm ăn mặn, giảm chất béo (mỡ, nội tạng động vật). Bệnh nhân bị tiểu đường thì kiêng đường, hạn chế tinh bột, tăng cường rau xanh trong khẩu phần ăn. Đồng thời cần tăng cường vận động, đi lại, tập luyện thể thao. Tránh các chấn động thần kinh, lo âu, căng thẳng, hút thuốc lá… để phòng ngừa bệnh đột quỵ. 

Như Thuần (ghi)


Share with friends

Bài liên quan

[Video] Tọa đàm: Bệnh mạch vành - Nguyên nhân hàng đầu gây tử vong
Các biện pháp phòng bệnh hen phế quản nghề nghiệp
[Video] Tọa đàm: Bệnh thiếu máu nguy hiểm như thế nào?
Nguy cơ tai biến, đột quỵ do hẹp động mạch cảnh - Biểu hiện và phòng ngừa như thế nào?
[Video] Bệnh cao huyết áp nguy hiểm như thế nào?
Bệnh Parkinson cần được phát hiện và điều trị sớm
Ngày Thế giới phòng, chống Ung thư 4/2: Biện pháp phòng tránh và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư
Bác sĩ chỉ ra những thói quen trong ngày Tết làm gia tăng nguy cơ đột quỵ
[Video] Bệnh tim mạch và cách phòng ngừa
Ngày Thế giới phòng chống bệnh đái tháo đường 14/11: Cần nhận biết nguy cơ của chính mình để biết cách ứng phó
[Video] Biến chứng của bệnh tiểu đường – Kẻ giết người thầm lặng
[Video] Bệnh viện ĐKKV Định Quán: Hiệu quả khu chạy thận mới trong điều trị bệnh nhân suy thận mạn
Ung thư vú có tỷ lệ mắc cao nhất trong các loại bệnh ung thư
Các biến chứng của bệnh đái tháo đường và cách phòng ngừa
[Infographics] Ngày Sức khỏe Tâm thần thế giới 10/10: Ưu tiên sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc
[Video] Dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày ở giai đoạn khởi phát
Cần có chiến lược chăm sóc sức khỏe tâm thần từ ban đầu hiệu quả
[Video] Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng mang lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh cổ vai gáy
[Video] Rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi - Làm sao để phòng tránh?
[Infographic] Những dấu hiệu xuất hiện vào ban đêm cảnh báo bệnh thận
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN