Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là bệnh lý ác tính của biểu mô vảy (biểu mô lát tầng) hoặc biểu mô tuyến cổ tử cung, thường gặp từ độ tuổi 30 trở đi, đứng hàng thứ hai trong các ung thư sinh dục ở nữ giới về tỷ lệ mắc cũng như tỷ lệ tử vong. Ung thư cổ tử cung tạo ra các gánh nặng bệnh tật lớn cho người bệnh, gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.

Theo dữ liệu từ thống kê GLOBOCAN (Trung tâm ghi nhận ung thư toàn cầu), năm 2022 trên toàn thế giới có khoảng 662.000 phụ nữ mắc mới ung thư cổ tử cung và hơn 348.000 người chết do ung thư cổ tử cung, trong đó 80% trường hợp tử vong xảy ra ở các nước đang phát triển, với xu hướng tăng lên theo thời gian. 

Mặc dù có thể dự phòng và phát hiện sớm, ung thư cổ tử cung vẫn có tỷ lệ mắc và tử vong cao ở phụ nữ Việt Nam. Năm 2022, tại Việt Nam có 4.612 phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung, tử vong 2.571 trường hợp. 

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tử cung

Nhiễm một hoặc nhiều týp vi rút gây u nhú ở người (Human Papillomavirus - HPV) nguy cơ cao đã được khẳng định là nguyên nhân tiên phát của UTCTC. HPV là tác nhân truyền qua đường tình dục. Cho đến nay đã phát hiện được khoảng 200 týp HPV, trong đó có hơn 30 týp thường lây lan qua quan hệ tình dục. Người ta chia HPV sinh dục thành hai nhóm: nhóm nguy cơ thấp (thường gặp nhất là các týp 6 và 11) gây nên sùi mào gà sinh dục và nhóm nguy cơ cao (khoảng 16 týp) gây ra các tổn thương tân sinh trong biểu mô cổ tử cung và/hoặc UTCTC, âm đạo, hậu môn, dương vật, thanh quản...

Tiêm vắc xin phòng nhiễm HPV cho người dân tại CDC Đồng Nai.

Có 9 týp gây ung thư thường gặp nhất là 16, 18, 45, 33, 51, 58, 31, 52 và 35, chịu trách nhiệm cho khoảng 96,1% các UTCTC. Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) của Tổ chức Y tế thế giới phân chia các týp HPV sinh ung thư thành 4 nhóm như sau: nhóm 1 gồm HPV 16, là nguyên nhân của khoảng 60% ung thư tế bào vảy cổ tử cung; nhóm 2 gồm HPV 18, 45, lần lượt là nguyên nhân của 15% và 5% ung thư tế bào vảy cổ tử cung; nhóm 3 gồm các týp nằm gần HPV 16 trong cây phả hệ, bao gồm HPV 33, 31, 52, 58 và 35, tính chung gây ra khoảng 15% ung thư tế bào vảy cổ tử cung; nhóm 4 có nguy cơ thấp hơn, bao gồm HPV 39, 51, 59, 56 và 68, tính chung gây ra khoảng 5% ung thư tế bào vảy cổ tử cung.

Nguy cơ nhiễm HPV ít nhất 1 lần trong đời của người phụ nữ là khoảng 85%, với tỷ lệ nhiễm cao nhất xảy ra trong độ tuổi 20-30, có thể lên đến 20-25% trong quần thể. Tỷ lệ mắc bệnh UTCTC trên thế giới nói chung và ở Việt Nam có liên quan chặt chẽ với tỷ lệ hiện nhiễm HPV, tỷ lệ này cao hơn ở khu vực miền Nam so với miền Bắc và miền Trung.

Các yếu tố nguy cơ nhiễm HPV gồm quan hệ tình dục sớm; quan hệ tình dục với nhiều người; sinh nhiều con; vệ sinh sinh dục không đúng cách; viêm cổ tử cung mạn tính, nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục; điều kiện dinh dưỡng, kinh tế xã hội thấp; hút thuốc lá, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch (nhiễm HIV)...

Ung thư cổ tử cung tạo ra các gánh nặng bệnh tật lớn cho người bệnh, gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội, nếu không chủ động thực hiện các biện pháp dự phòng bệnh, UTCTC sẽ tiếp tục gây ra các gánh nặng bệnh tật lớn hơn trong tương lai.

Biện pháp phòng bệnh ung thư cổ tử cung

Để phòng UTCTC người dân cần tiêm vắc xin phòng nhiễm HPV và thay đổi các hành vi, lối sống liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

Đầu tiên là tiêm vắc xin phòng lây nhiễm HPV. Đây là biện pháp phòng UTCTC an toàn, hiệu quả. Hiện nay có nhiều loại vắc xin HPV khác nhau (vắc xin nhị giá, tứ giá, cửu giá...), tùy thuộc vào các chủng vi rút mà các vắc xin có hiệu quả bảo vệ với các bệnh khác nhau. Liệu trình tiêm vắc xin HPV khác nhau tùy thuộc loại vắc xin và độ tuổi của người tiêm, trong đó Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo tiêm ở độ tuổi 9 - 15 mang lại hiệu quả cao nhất, nhưng với tính an toàn và lợi ích mang lại trong dự phòng UTCTC thì tuổi tối đa để tiêm phòng có thể kéo dài lên đến 45 tuổi, tùy theo loại vắc xin được cấp phép lưu hành. Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã cấp phép lưu hành cho 3 vắc xin: vắc xin nhị giá và vắc xin tứ giá từ năm 2008, vắc xin cửu giá từ năm 2021. Theo văn bản số 1049e/QLD-ĐK ngày 9/5/2024 của Cục Quản lý Dược, vắc xin cửu giá được tiêm cho đối tượng từ 9 đến 45 tuổi. Các phản ứng sau tiêm vắc xin HPV thông thường là nhẹ và tồn tại trong một thời gian ngắn. Cho đến nay, Tổ chức Y tế thế giới tiếp tục khẳng định cả ba loại vắc xin HPV đều an toàn cho các đối tượng trong chỉ định.

Vắc xin phòng nhiễm HPV.

Ngoài ra, như đã nói ở trên, vi rút HPV lây truyền qua đường tình dục và một số hành vi, lối sống có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm vi rút HPV và làm tăng nguy cơ UTCTC. Do đó, người dân nên thực hành lối sống tình dục an toàn giúp hạn chế các yếu tố có nguy cơ cao như sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, duy trì mối quan hệ hôn nhân chung thủy 1 vợ – 1 chồng; tránh hoặc giảm các yếu tố nguy cơ khác bằng cách không quan hệ tình dục quá sớm, giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, không hút thuốc lá…

Bên cạnh đó, tăng cường chế độ ăn uống lành mạnh giàu trái cây và rau quả, duy trì cân nặng hợp lý và vận động thể lực thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ UTCTC. Một lối sống lành mạnh sẽ tối ưu hóa chức năng hệ thống miễn dịch và làm giảm tác động của những yếu tố làm thúc đẩy nguy cơ ung thư trong cơ thể.

BS. Hồ Thị Hồng

Share with friends

Bài liên quan

Bệnh mạch vành - “Sát thủ thầm lặng” của hệ tim mạch
Hút thuốc lá gây nhiều bệnh ung thư
[Video] Tọa đàm: Bệnh mạch vành - Nguyên nhân hàng đầu gây tử vong
Các biện pháp phòng bệnh hen phế quản nghề nghiệp
[Video] Tọa đàm: Bệnh thiếu máu nguy hiểm như thế nào?
Nguy cơ tai biến, đột quỵ do hẹp động mạch cảnh - Biểu hiện và phòng ngừa như thế nào?
[Video] Bệnh cao huyết áp nguy hiểm như thế nào?
Bệnh Parkinson cần được phát hiện và điều trị sớm
Ngày Thế giới phòng, chống Ung thư 4/2: Biện pháp phòng tránh và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư
Bác sĩ chỉ ra những thói quen trong ngày Tết làm gia tăng nguy cơ đột quỵ
[Video] Bệnh tim mạch và cách phòng ngừa
Ngày Thế giới phòng chống bệnh đái tháo đường 14/11: Cần nhận biết nguy cơ của chính mình để biết cách ứng phó
[Video] Biến chứng của bệnh tiểu đường – Kẻ giết người thầm lặng
[Video] Bệnh viện ĐKKV Định Quán: Hiệu quả khu chạy thận mới trong điều trị bệnh nhân suy thận mạn
Ung thư vú có tỷ lệ mắc cao nhất trong các loại bệnh ung thư
Các biến chứng của bệnh đái tháo đường và cách phòng ngừa
[Infographics] Ngày Sức khỏe Tâm thần thế giới 10/10: Ưu tiên sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc
[Video] Dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày ở giai đoạn khởi phát
Cần có chiến lược chăm sóc sức khỏe tâm thần từ ban đầu hiệu quả
[Video] Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng mang lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh cổ vai gáy
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN