Đái tháo đường là bệnh mạn tính nguy hiểm, nếu không kiểm soát tốt lượng đường huyết người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm, gây tổn thương nhiều cơ quan, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Do đó, phòng bệnh đái tháo đường để tránh các biến chứng do bệnh rất quan trọng.

Nhiều biến chứng nguy hiểm

Đang chăm sóc mẹ điều trị bệnh tiểu đường tại Bệnh viện ĐK Đồng Nai, chị H.T.L. (35 tuổi, ở P. Tân Phong, TP. Biên Hòa) cho biết, mẹ chị là bà T.K.A. bị đái tháo đường đã hơn 4 năm nay. Do bà ở một mình, con cái đi làm xa nên khoảng 1 năm trở lại đây bà không đi thăm khám định kỳ, tự mua thuốc về nhà điều trị. Khoảng 2 tuần trở lại đây, bà thấy 2 bàn chân sưng phù, người mệt mỏi, bà mới gọi điện nói con gái về đưa đi khám. Kết quả chẩn đoán, bà bị đái tháo đường, có biến chứng giảm chức năng thận. 

BS.CKII Nguyễn Tất Trung - Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện ĐK Đồng Nai cho biết, bệnh đái tháo đường nếu không được kiểm soát tốt, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, như: Biến chứng ở mắt, não, tim, thận…

Theo BS Trung, người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ suy thận cao gấp 10 lần so với người bình thường, kèm theo đó là những biến chứng tim mạch nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Do đó, người bệnh không được tự ý bỏ thuốc điều trị khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ, ngoài ra người bệnh phải tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ. Bởi, bệnh đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, cùng với đó là thời gian, chi phí điều trị và nhiều vấn đề khác.

Ngoài ra, người bệnh đái tháo đường có thể có nguy cơ cao gặp phải các bệnh tim mạch như: xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, rối loạn chuyển hóa,… gấp 2 - 3 lần người bình thường. Do vậy, người bệnh đái tháo đường ngoài kiểm soát đường huyết cũng cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe tim mạch để phát hiện sớm biến chứng nếu có…

Đo đường huyết hàng ngày để theo dõi lượng đường trong máu là mục tiêu hàng đầu kiểm soát bệnh đái tháo đường.

Phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường 

Theo BS Trung, bệnh nhân đái tháo đường vẫn có thể có cuộc sống khỏe mạnh, tuổi thọ bình thường nếu điều trị, chăm sóc sức khỏe tốt. Đặc biệt là cần phòng ngừa các biến chứng của bệnh đái tháo đường bằng các biện pháp như: 

Kiểm soát tốt đường huyết: Đây là cách ngăn ngừa biến chứng do đái tháo đường tốt nhất, cần giữ chỉ số đường huyết nằm trong mức cho phép.

Tuân thủ thuốc điều trị: Bệnh đái tháo đường là bệnh mạn tính, do vậy bệnh nhân có thể cần dùng thuốc điều trị lâu dài theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, cần tái khám định kỳ để bác sĩ kiểm tra tình trạng bệnh, đánh giá hiệu quả của thuốc cũng như xem xét thay đổi liều dùng nếu cần thiết.

Kiểm soát chế độ ăn: Bệnh nhân đái tháo đường cần đặc biệt lưu ý kiểm soát chế độ ăn để tránh đường huyết tăng cao đột ngột. Các thực phẩm nên hạn chế ăn gồm: thực phẩm chứa nhiều chất bột đường, muối, chất béo xấu, chất đạm từ động vật. Thay vào đó, bệnh nhân nên ăn nhiều rau củ quả, thực phẩm giàu chất xơ hòa tan ở dạng hấp, luộc để hạn chế chất béo. Ngoài ra, nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày để tránh cơ thể hấp thụ quá nhiều đường trong thực phẩm làm tăng đường huyết. 

Chế độ luyện tập thể dục phù hợp: Bệnh nhân nên tập thể dục thường xuyên hằng ngày để giảm đề kháng insulin, từ đó giảm đường huyết cũng như ngăn ngừa các biến chứng tim mạch, thần kinh, thận, mắt… hiệu quả.

Ngoài ra, những người gia đình có tiền căn bị đái tháo đường, thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, ít vận động, rối loạn lipid máu, phụ nữ có tiền căn bị buồng trứng đa nang, có tiền căn tiểu đường thai kỳ, có tiền căn sinh con trên 4kg cần xét nghiệm máu để tầm soát bệnh đái tháo đường.

Sao Mai

Share with friends

Bài liên quan

Ngày Thế giới phòng chống bệnh đái tháo đường 14/11: Cần nhận biết nguy cơ của chính mình để biết cách ứng phó
[Video] Biến chứng của bệnh tiểu đường – Kẻ giết người thầm lặng
[Video] Bệnh viện ĐKKV Định Quán: Hiệu quả khu chạy thận mới trong điều trị bệnh nhân suy thận mạn
Ung thư vú có tỷ lệ mắc cao nhất trong các loại bệnh ung thư
[Infographics] Ngày Sức khỏe Tâm thần thế giới 10/10: Ưu tiên sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc
[Video] Dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày ở giai đoạn khởi phát
Cần có chiến lược chăm sóc sức khỏe tâm thần từ ban đầu hiệu quả
[Video] Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng mang lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh cổ vai gáy
[Video] Rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi - Làm sao để phòng tránh?
[Infographic] Những dấu hiệu xuất hiện vào ban đêm cảnh báo bệnh thận
[Video] Tọa đàm: Nhận diện sớm triệu chứng rối loạn tâm thần - Điều trị và phòng ngừa
Rối loạn tiền đình ở người trẻ phải làm gì?
Cần quan tâm chăm sóc sức khoẻ tâm thần đối với trẻ vị thành niên
[Video] Bệnh phì đại tiền liệt tuyến: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
[Video] Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh cường giáp
[Video] Chế độ ăn phòng ngừa bệnh tim mạch
[Video] Cần có các mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần từ ban đầu hiệu quả
[Video] Tọa đàm: Phục hồi chức năng – giảm nguy cơ tàn phế sau tai biến mạch máu não
[Video] Bệnh tăng huyết áp - Những ai dễ mắc và phòng ngừa như thế nào?
Ai cũng có thể mắc viêm gan B nếu không biết cách phòng tránh

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN