Dịch viêm phổi lạ từ Vũ Hán, Trung Quốc đang lan rất nhanh và rộng, đến nay đã có mặt ở 5 nước. Việt Nam vừa nâng mức cảnh báo với dịch này.

Việt Nam nâng mức cảnh báo dịch viêm phổi lạ Vũ Hán

Theo ông Đặng Quang Tấn, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh viêm phổi cấp có nguồn gốc từ Vũ Hán, Trung Quốc.

Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh tại Trung Quốc, cũng như khả năng lây lan từ người sang người, nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào nước ta là hoàn toàn có thể, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý.

Bệnh viêm phổi lạ xuất phát từ Vũ Hán (Trung Quốc) và được phát hiện tại một số nước, tính đến ngày 20.1.2020.

Do đó, Bộ Y tế cần tiếp tục giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc và tại Việt Nam để kịp thời nâng mức đáp ứng theo tình huống 2 (xuất hiện các trường hợp bệnh xâm nhập vào Việt Nam). Cùng với đó, phải tiếp tục truyền thông mạnh mẽ về tình hình dịch bệnh tới người dân tại cộng đồng, nhất là các hành khách nhập cảnh kết hợp giám sát chặt chẽ dịch bệnh tại cửa khẩu, cơ sở y tế, cộng đồng. Đồng thời, sẵn sàng công tác thu dung, cấp cứu, điều trị, phòng chống nhiễm khuẩn tại các bệnh viện, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán, các đơn vị y tế phải tổ chức thường trực chống dịch, không để bị động khi dịch bệnh xâm nhập vào nước ta.

Bệnh viêm phổi lạ từ Vũ Hán đang lan nhanh và rộng

Theo nhận định của Tổ chức Y tế thế giới, bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV đã có khả năng lây truyền hạn chế từ người sang người.

Cơ quan Cơ quan y tế quốc gia Trung Quốc vừa đưa ra cảnh báo chủng virus Corona gây bệnh lạ đang thích nghi, biến đổi và lan rộng đồng thời xác nhận số người chết đã lên con số 9, số ca nhiễm lên hơn 440 trên cả nước.

Tính đến thời điểm hiện tại đã có ít nhất 5 nước ghi nhận có người nhiễm virus gây bệnh phổi lạ là Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan. Trong đó, Trung Quốc chiếm nhiều nhất với hơn 440 ca, phần lớn tập trung tại thành phố Vũ Hán của tỉnh Hồ Bắc.

Chủng virus gây bệnh viêm phổi lạ được cho là giống với virus SARS và lây qua đường hô hấp. Bệnh SARS cũng xuất hiện lần đầu ở Trung Quốc vào tháng 11/2002 và nhanh chóng lan rộng ra 29 quốc gia trên toàn thế giới chỉ trong vòng vài tháng. Dịch SARS có đặc điểm là lây lan nhanh chóng, tỷ lệ tử vong cao. Đợt dịch năm 2003 có 8.422 người mắc bệnh và tử vong 916 người (tỷ lệ tử vong 11%).

Ước tính, có 90% người nhiễm bệnh SARS có thể hồi phục nhưng nếu không chữa trị, người bệnh sẽ tử vong. Vì vậy, các quốc gia đã đẩy mạnh tuyên truyền cách phòng ngừa, dấu hiệu nhận biết dịch SARS, phương pháp chẩn đoán và khuyến cáo cách ly bệnh nhân để kiểm soát dịch bệnh. Đến tháng 7/2003, sự bùng nổ của dịch SARS chấm dứt và kể từ năm 2004 không có trường hợp nào mắc bệnh.

Để chủ động phòng chống bệnh viêm phổi cấp do chủng vi rút mới coronavirus tại thành phố Vũ Hán, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng thực hiện tốt các biện pháp sau:


1. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.

2. Giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi.

3. Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.

4. Hạn chế tiếp xúc gần với các trang trại nuôi động vật hoặc động vật hoang dã.

5. Những người trở về từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc hoặc có tiếp xúc gần với người mắc bệnh viêm phổi tại thành phố Vũ Hán trong vòng 14 ngày nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. 

U.Vũ (baogiaothong)

Share with friends

Bài liên quan

[Infographic] Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống bệnh sởi đối với người trưởng thành có nguy cơ cao
Bộ Y tế khuyến cáo người lớn có nguy cơ cao cần tiêm vắc xin phòng bệnh sởi
Cảnh báo dịch sốt xuất huyết gia tăng dù chưa vào mùa mưa
[Video] Phòng bệnh tay chân miệng khi vào mùa
[Video] Bệnh dại - Hiểm hoạ từ vật nuôi thả rong
Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về chẩn đoán, điều trị bệnh sởi
Hiệu quả từ chiến dịch tiêm vắc xin phòng, chống dịch sởi
Cần tăng cường phối hợp liên ngành trong công tác phòng, chống bệnh dại
Bệnh sởi - Những thông tin cần biết
[Infographic] Khuyến cáo của Bộ Y tế phòng, chống bệnh sởi
[Video] Cảnh báo bệnh tay chân miệng bước vào mùa cao điểm
Không dùng các biện pháp dân gian chữa bệnh dại
Triển khai các biện pháp kiểm soát dịch bệnh
Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi: Giải pháp kịp thời để kiểm soát dịch bệnh
[Video] Bệnh Sởi không đơn giản như bạn nghĩ – Hãy bảo vệ trẻ bằng vắc xin!
Từ 24/2/2025: Đồng Nai triển khai tiêm vắc xin Sởi cho trẻ đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi
Trường hợp nào dễ gặp biến chứng nguy hiểm khi mắc cúm mùa?
Các biện pháp phòng bệnh viêm phổi do phế cầu
Phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của cúm mùa bằng vắc xin
[Infographic] Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng bệnh cúm mùa
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN