Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch lây qua đường hô hấp do vi rút sởi gây nên. Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, tuy nhiên có thể gặp ở trẻ lớn cũng như người trưởng thành do chưa được tiêm phòng hoặc đã tiêm phòng nhưng chưa được tiêm đầy đủ.

Bệnh sởi có biểu hiện đặc trưng là sốt, viêm long đường hô hấp, viêm kết mạc và phát ban, có thể dẫn đến nhiều biến chứng như viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, viêm loét giác mạc, tiêu chảy... có thể gây tử vong. Bệnh sởi nguy hiểm là thế nhưng hiện nay đã có vắc xin phòng bệnh.

Trường hợp tử vong đầu tiên do bệnh sởi tại Đồng Nai chưa được tiêm vắc xin sởi

Ngày 18-11 vừa qua, Đồng Nai ghi nhận ca tử vong đầu tiên do bệnh sởi trong năm 2024, là bé trai 8 tuổi (ngụ TP. Biên Hòa). Đáng chú ý, bệnh nhân chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh sởi và gia đình bệnh nhân cũng không hợp tác với bệnh viện để điều trị khi phát hiện bé bị bệnh sởi mà xin về nhà điều trị bằng thuốc nam.

Cụ thể, ngày 04-11, bé có dấu hiệu sốt, mệt mỏi, người nhà tự mua thuốc điều trị nhưng không đỡ. Đến ngày 12-11, tình trạng vẫn không thuyên giảm, xuất hiện đau mắt, đau họng, ăn uống khó, được người nhà đưa đi khám ở phòng khám tư. Ngày 15-11, gia đình đưa bé vào Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai khám và được chỉ định nhập viện điều trị với chẩn đoán bị bệnh sởi biến chứng viêm phổi. Tuy nhiên, chỉ hơn 1 tiếng đồng hồ sau nhập viện, mẹ của bé đã viết giấy cam kết xin xuất viện và về điều trị cho bé bằng thuốc nam. Sáng ngày 17-11, người nhà thấy bé tím tái, gọi không trả lời nên vội vàng đưa bé vào bệnh viện cấp cứu, tại đây sau nỗ lực cấp cứu của các y bác sĩ không thành công, bé được xác định tử vong ngoại viện do bệnh sởi biến chứng viêm phổi nặng.

Tiêm vắc xin sởi cho trẻ trong Chương trình TCMR trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Qua điều tra ca bệnh, từ lúc còn bé tới thời điểm tiêm vắc xin sởi, mẹ của bé đã không cho bé tiêm vì lý do bé không bị bệnh. Đây là một trường hợp tử vong đáng tiếc vì nếu được tiêm vắc xin sởi đầy đủ có thể bé đã không mắc bệnh sởi và nếu bé được ở lại bệnh viện điều trị theo đúng phác đồ của Bộ Y tế thì có thể trường hợp xấu đã không xảy ra.

Tiêm vắc xin sởi ngay khi trẻ đủ 9 tháng để bảo vệ sức khỏe của trẻ

Tiêm vắc xin sởi là biện pháp tốt nhất giúp chủ động phòng bệnh sởi. Sau khi tiêm, vắc xin sẽ giúp cơ thể tạo miễn dịch, giúp trẻ phòng ngừa bệnh. 

Lịch tiêm vắc xin sởi trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) là 2 liều, liều thứ nhất cần bắt đầu sớm ngay khi trẻ đủ 9 tháng tuổi, liều thứ 2 khi trẻ được 18 tháng tuổi. Việc tiêm vắc xin sởi đúng lịch, đầy đủ là vô cùng quan trọng để tạo được miễn dịch sớm bảo vệ trẻ không bị mắc bệnh. Nếu trẻ không được tiêm đủ số mũi và đúng lịch sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh.

Câu hỏi đặt ra, vì sao phải tiêm hai liều vắc xin sởi? Theo các nghiên cứu trên thế giới cho thấy nếu tiêm 1 liều vắc xin sởi vào lúc 9 tháng tuổi, chỉ có khoảng 85% trẻ được tiêm có đáp ứng miễn dịch. Còn lại khoảng 15% số trẻ không có đáp ứng miễn dịch nhiều yếu tố. Việc tiêm liều vắc xin sởi thứ 2 khi trẻ 18 tháng là cơ hội thứ hai tạo miễn dịch cho những trường hợp chưa có đáp ứng miễn dịch sau tiêm liều thứ nhất, từ đó tăng tỷ lệ trẻ có miễn dịch trong cộng đồng lên trên 95%. Với tỷ lệ miễn dịch trong cộng đồng trên 95% có thể cắt được sự lây truyền dịch bệnh trong cộng đồng.

Có thể tiêm vắc xin sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi hoặc trên 18 tháng tuổi không? Chỉ tiêm vắc xin sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi khi có chỉ đạo của Chương trình TCMR trong trường hợp cần thiết. Tất cả trường hợp tiêm vắc xin sởi trước 9 tháng tuổi cần tiêm ngay vắc xin sởi khi đủ 9 tháng tuổi. Mũi tiêm trước 9 tháng tuổi không được tính là một mũi vắc xin. Những trẻ trên 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ hai mũi vắc xin sởi cần tiêm đủ mũi càng sớm càng tốt.

Tổ chức Y tế thế giới cho biết những trường hợp đã có đáp ứng miễn dịch với sởi sau tiêm vắc xin hoặc sau mắc bệnh thì miễn dịch này là bền vững suốt đời. Do đó, các bậc phụ huynh hãy đưa trẻ đi tiêm vắc xin sởi ngay khi trẻ đủ 9 tháng tuổi và tiêm mũi thứ 2 khi trẻ được 18 tháng tuổi để bảo vệ sức khoẻ của trẻ em và cộng đồng.

BS. Hồ Thị Hồng
CDC Đồng Nai

Share with friends

Bài liên quan

[Infographic] Triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván – bạch hầu cho trẻ trong chương trình Tiêm chủng mở rộng
[Infographic] Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Báo động bệnh sởi ở người lớn gia tăng
Tham mưu UBND tỉnh công bố dịch sởi trên địa bàn tỉnh
[Infographic] Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Chủ động triển khai các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết
Những cái chết thương tâm do bệnh dại đến từ sự chủ quan
[Video] Cúm gia cầm (Cúm A/H5N1) nguy hiểm như thế nào?
Cúm A/H5N1 nguy hiểm như thế nào?
Lợi ích tiêm vắc xin sởi cho trẻ
Khuyến cáo 6 biện pháp phòng, chống cúm A(H5N1)
[Video] Triển khai chiến dịch tiêm vắc xin Sởi – Rubella trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2024
[Video] Tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân về bệnh dại
Phòng chống dịch bệnh đầu năm học mới
Các biện pháp phòng bệnh Whitmore
Nâng cao nhận thức của người dân về phòng, chống bệnh dại
[Infographic] Bệnh sởi và các biện pháp phòng bệnh
Cảnh giác với bệnh viêm não Nhật Bản có tỷ lệ tử vong và di chứng cao
Tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng bệnh ho gà
Lo ngại bùng phát dịch sởi
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN