Rối loạn mỡ máu (RLMM - hay còn gọi là rối loạn lipid máu, tăng cholesterol) là một dạng bệnh thuộc nhóm bệnh lý rối loạn chuyển hóa khá phổ biến hiện nay. Đây là mối lo ngại của nhiều người và đang có xu hướng ngày càng tăng.

RLMM gây nhiều biến chứng nguy hiểm

BS.CKII Nguyễn Thị Bích Vân, Trưởng khoa Nội tim mạch, Bệnh viện ĐK Đồng Nai cho biết, RLMM là nguy cơ chính của nhiều bệnh nguy hiểm như: xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim… Những người có hàm lượng cholesterol máu cao có tỷ lệ mắc bệnh mạch vành cao hơn 2-3 lần so với người bình thường. Điều đáng lưu ý là không chỉ người béo phì mới có nguy cơ mắc bệnh RLMM mà những người gầy, ốm cũng có thể mắc.

Nguyên nhân chính của RLMM là do cơ thể được cung cấp năng lượng dư thừa gây tích tụ mỡ do gia tăng quá nhiều chất béo gây bệnh. Những chất béo này sẽ đọng lại, gắn vào thành mạch máu và kéo theo một chuỗi quá trình sau đó để tạo thành những vệt mỡ, những mảng xơ vữa mà hậu quả của nó là làm hẹp lòng mạch máu lại. Lòng các mạch máu bị hẹp sẽ làm giảm việc cung cấp máu cho các cơ quan quan trọng. Nếu ở động mạch vành sẽ gây bệnh thiếu máu cục bộ, nhồi máu cơ tim, tắc mạch nhiều nơi. Nếu ở động mạch não sẽ gây chóng mặt, tai biến mạch máu não như đột quỵ. Nếu là ở mạch máu tay, chân sẽ gây tê lạnh đầu ngón chân, tay, đau buốt khi đi lại… Những biến chứng mạch máu này đều rất nguy hiểm vì có thể dẫn đến tử vong hoặc tàn tật.

Ngoài ra, một số ít trường hợp RLMM gặp ở một số gia đình mang tính di truyền. Bệnh nhân thường tuổi còn trẻ, mỡ máu rất cao, có khả năng gây xơ vữa động mạch sớm.

BS.CKII Nguyễn Thị Bích Vân tư vấn cho bệnh nhân bị rối loạn mỡ máu cách uống thuốc và chế độ ăn uống hợp lý.

Thay đổi lối sống, chế độ ăn uống để phòng bệnh

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Bích Vân, bệnh RLMM có thể phòng ngừa được bằng cách tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút/ngày; tránh béo phì và có chế độ ăn uống hợp lý. Nên ăn nhiều chất xơ như: rau, củ, quả, ăn nhiều cá và thịt trắng.

Hạn chế các thức ăn có chứa chất béo và cholesterol như: bơ, thịt đỏ, mỡ động vật, dầu chiên nhiều lần, hải sản, lòng đỏ trứng (không ăn quá 3 quả/tuần và phải ăn cách ngày), nội tạng và da của các loại động vật. Giảm các thức ăn nhanh như: hamburger, bánh có nhân thịt, thịt rán, bánh kem... Hạn chế uống rượu, bia, các loại nước ngọt có ga, hút thuốc lá. Nếu bị thừa cân, béo phì phải tăng cường tập thể dục, thực hiện chế độ giảm cân để phòng ngừa bệnh mạch vành. Tránh để tích tụ mỡ ở một số cơ quan trong cơ thể.

“RLMM không gây tác hại tức thời nhưng về lâu dài sẽ rất nguy hiểm. Vì vậy, việc phòng ngừa và phát hiện sớm là rất quan trọng. Thông thường trên 18 tuổi nên đi kiểm tra RLMM 1 năm/lần để có hướng điều chỉnh kịp thời. Còn với những bệnh nhân có bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, đái tháo đường, xơ vữa động mạch cần xét nghiệm mỡ máu định kỳ mỗi 6 tháng”- BS Bích Vân khuyến cáo.

Hiện nay, việc kiểm tra mỡ máu được thực hiện rất phổ biến và dễ dàng ở các bệnh viện trong tỉnh bằng cách xét nghiệm máu. Trước khi đi xét nghiệm cần nhịn đói 8 giờ đồng hồ để cho kết quả chính xác.

Gia Nhi – Thiên Thanh

Share with friends

Bài liên quan

Các biến chứng của bệnh đái tháo đường và cách phòng ngừa
[Infographics] Ngày Sức khỏe Tâm thần thế giới 10/10: Ưu tiên sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc
[Video] Dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày ở giai đoạn khởi phát
Cần có chiến lược chăm sóc sức khỏe tâm thần từ ban đầu hiệu quả
[Video] Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng mang lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh cổ vai gáy
[Video] Rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi - Làm sao để phòng tránh?
[Infographic] Những dấu hiệu xuất hiện vào ban đêm cảnh báo bệnh thận
[Video] Tọa đàm: Nhận diện sớm triệu chứng rối loạn tâm thần - Điều trị và phòng ngừa
Rối loạn tiền đình ở người trẻ phải làm gì?
Cần quan tâm chăm sóc sức khoẻ tâm thần đối với trẻ vị thành niên
[Video] Bệnh phì đại tiền liệt tuyến: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
[Video] Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh cường giáp
[Video] Chế độ ăn phòng ngừa bệnh tim mạch
[Video] Cần có các mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần từ ban đầu hiệu quả
[Video] Tọa đàm: Phục hồi chức năng – giảm nguy cơ tàn phế sau tai biến mạch máu não
[Video] Bệnh tăng huyết áp - Những ai dễ mắc và phòng ngừa như thế nào?
Ai cũng có thể mắc viêm gan B nếu không biết cách phòng tránh
[Video] Những dấu hiệu nhận biết về bệnh mạch vành
[Video] Dấu hiệu nhận biết và thời gian vàng trong cấp cứu đột quỵ
Hiệu quả phối hợp đa chuyên ngành trong điều trị phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN