Tiểu đêm là triệu chứng phổ biến ở cả nam lẫn nữ, đặc biệt là ở người trên 50 tuổi. Biểu hiện của bệnh lý này là thường xuyên thức dậy đi tiểu nhiều lần trong đêm, làm gián đoạn giấc ngủ, gây mệt mỏi, khó chịu và là nguyên nhân làm suy giảm sức khỏe và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân gây ra chứng tiểu đêm

BS.CKI Vũ Thanh Tùng - Khoa Ngoại niệu, Bệnh viện ĐK Thống Nhất Đồng Nai cho biết, một người bình thường có thể ngủ từ 6 – 8 tiếng, không cần thức giấc giữa đêm để đi tiểu. Người mắc bệnh tiểu đêm sẽ thức dậy nhiều hơn 1 lần trong đêm để đi tiểu. Tình trạng này nếu kéo dài có thể làm người bệnh bị thiếu ngủ, mệt mỏi, có thể gây suy nhược cơ thể. Do đó, nếu trì hoãn không chữa trị, có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra từ các bệnh lý về thận hoặc chức năng sinh lý.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng tiểu đêm, trong đó vấn đề thần kinh là một trong những nguyên chủ yếu, bởi dung tích bàng quang của một người trưởng thành có thể chứa 300 – 400ml nước tiểu, khi nước tiểu bài tiết từ thận xuống đầy bàng quang, cơ thể sẽ có phản xạ mắc tiểu, trong khi bàng quang lại được não, tủy sống, hệ thần kinh ngoại biên kiểm soát. Do đó, những vấn đề liên quan tới thần kinh cũng có khả năng ảnh hưởng tới chức năng bàng quang, dẫn tới tình trạng tiểu đêm. 

Bên cạnh đó, bệnh phì đại tuyến tiền liệt, hoặc tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt cũng là nguyên nhân gây tiểu đêm thường gặp. Bệnh ảnh hưởng tới 50% nam giới trong độ tuổi 51 – 60. Tỷ lệ này tăng đến 90% ở người bệnh trên 80 tuổi. Các vấn đề về tiết niệu như: tắc nghẽn bàng quang, bàng quang hoạt động quá mức gây co thắt bàng quang, nhiễm trùng bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bàng quang mô kẽ,… sẽ khiến bàng quang suy yếu, giữ nước tiểu kém, từ đó gia tăng tình trạng tiểu đêm. 

Ngoài ra, một số loại thuốc cũng có thể gây ra chứng tiểu đêm, đặc biệt là các loại thuốc lợi tiểu điều trị huyết áp hoặc điều trị ngoại biên.

BS.CKI Vũ Thanh Tùng đang thăm khám cho bệnh nhân sau phẫu thuật bàng quang. 

Có thể đối mặt với nhiều biến chứng

Chứng tiểu đêm không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà nó có thể gây ra một số những biến chứng nguy hiểm. Nếu tần suất tiểu đêm dày đặc nhưng không được chữa trị kịp thời, người bệnh có thể mắc các biến chứng như: Ảnh hưởng đến hệ thần kinh do phải thức dậy đi tiểu nhiều lần trong đêm làm gián đoạn giấc ngủ, lâu dần hệ thần kinh sẽ bị ảnh hưởng, trí nhớ sụt giảm, mệt mỏi khi thức dậy, giảm tỉnh táo, minh mẫn trong quá trình sinh hoạt và làm việc, bào mòn sức khoẻ dẫn đến suy giảm sức đề kháng; nhiều trường hợp bị suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, thậm chí gây rối loạn tâm thần. Ngoài ra, do đi tiểu nhiều lần trong đêm người lớn tuổi có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim, huyết áp, tim mạch và tăng tỷ lệ tử vong do đột quỵ như: tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim, ngã chấn thương, gãy cổ xương đùi,… do thức dậy vào ban đêm, các cơ quan bộ phận đều giảm hoạt động, giảm linh hoạt, các giác quan đều kém tinh tế, có thể bị thay đổi đột ngột nhiệt độ trên giường và bên ngoài, mất thân nhiệt qua việc đi tiểu đêm, vấn đề đáng lo ngại nữa đó là gây mất ngủ cho người bên cạnh do việc thức dậy đi tiểu.

Bà Lê Thị L., (85 tuổi, ngụ tại phường Trảng Dài, TP.Biêm Hòa) chia sẻ, bà bị tăng huyết áp đã nhiều năm, do tuổi cao sức yếu nên chân hay bị tê bì, đau nhức, đau lưng và thoái hóa khớp gối. Bà vừa uống thuốc huyết áp hằng ngày vừa phải uống thuốc chữa trị đau nhức, trong đó có thuốc dexamethason (đề-xa) kèm thêm thuốc lợi tiểu. Do đó, mỗi đêm bà phải đi tiểu nhiều lần, gây rất nhiều phiền toái cho con cháu khi đang ngủ say; mỗi lần đi tiểu khi trở lại giường thì rất khó để ngủ tiếp, mất ngủ triền miên khiến bà mệt mỏi, khó chịu; đã bị ngã vài lần trong khi đi tiểu, vì vậy tiểu đêm là nỗi ám ảnh đối với bà. 

Khắc phục, phòng ngừa chứng tiểu đêm 

BS.CKI Vũ Thanh Tùng khuyến cáo, chứng tiểu đêm khiến chúng ta phải thức giấc nhiều lần, ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe tinh thần. Đây có thể là hồi chuông cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Nếu tình trạng này kéo dài không thuyên giảm, bệnh nhân nên nhanh chóng đi khám để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời.

Trước hết phải xác định được nguyên nhân dẫn đến tiểu đêm để từ đó thay đổi lối sống, thói quen kể cả việc sử dụng thuốc, trong một số trường hợp có thể cần phẫu thuật để điều trị bệnh kết hợp (như bệnh tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt đã có chỉ định cắt bướu). 

Về chế độ ăn uống: người bệnh cần hạn chế uống nước (ít nhất 2 tiếng) trước khi ngủ. Tránh sử dụng các thức uống lợi tiểu vào buổi tối như rượu bia, cà phê, trà,... Trong bữa ăn tối, tránh ăn mặn, hạn chế ăn các loại mặn, hạn chế ăn các loại trái cây nhiều nước như bưởi, dưa hấu, cam…

Tập thói quen đi tiểu trước khi ngủ, kê cao chân khi ngủ. Thư giãn, giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, phấn khích trước khi ngủ. Nếu trong gia đình có người mắc bệnh tiểu đêm thì nên chuẩn bị lối đi thuận tiện từ chỗ ngủ đến nhà vệ sinh để tránh bị té ngã.

Ngoài ra, người bệnh nên tăng cường tập thể dục để kiểm soát tốt cân nặng, tránh tình trạng thừa cân, béo phì. Nếu đang sử dụng các loại thuốc điều hòa huyết áp, bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ về tác dụng phụ lợi tiểu của thuốc. Các thuốc có tính lợi tiểu sẽ làm tăng số lần đi tiểu nếu được dùng vào buổi tối.

Bích Ngọc

Share with friends

Bài liên quan

Không chủ quan với bệnh đường hô hấp ở trẻ
[Video] Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng điều trị như thế nào?
Viêm não tự miễn - căn bệnh tốn tiền tỷ để điều trị, nguy cơ tử vong rất cao
[Video] Tọa đàm: Cách chăm sóc để có làn da khỏe đẹp
Chủ động phòng chống bệnh Mác-bớc có tỷ lệ tử vong cao
8 cách giúp phòng xơ vữa động mạch, ngăn ngừa đột quỵ
Hiệu quả của phương pháp Stapler trong cắt bao quy đầu
Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng 15/10: Rửa tay bằng xà phòng vì sức khỏe của bạn và cộng đồng
Rửa tay bằng xà phòng vì sức khỏe của bạn và cộng đồng
Không chủ quan với bệnh lý sỏi mật
Để trẻ có đôi mắt khỏe mạnh
[Video] Điều trị rối loạn vận động: Lợi ích của việc tiêm Botulinum Toxin A
Những điều cần biết về bệnh Kawasaki
6 bệnh viêm màng não, viêm não thường gặp
Ngày An Toàn người bệnh Thế giới 17/9: Đảm bảo an toàn sức khỏe cho người bệnh
Các biện pháp tránh thai hiện đại giúp thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình
Các rối loạn về mắt do dùng thiết bị điện tử
Tiêm vắc xin sởi là biện pháp hàng đầu giúp ngăn chặn bùng phát dịch sởi
3 loại vắc xin phụ nữ có thai nên tiêm
Cảnh giác bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN