Biến chứng nguy hiểm nhất của phình động mạch chủ là vỡ mạch tại vị trí phình, đây là một trong những nguyên nhân gây đột tử cho người bệnh. Vì vậy, tầm soát sớm bệnh là yếu tố quan trọng, giúp phát hiện và điều trị kịp thời, tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc cho bệnh nhân.

Động mạch chủ là cấu trúc dẫn máu lớn nhất, xuất phát từ tim, cung cấp toàn bộ các nhánh nuôi các cơ quan trong cơ thể. Cũng tương tự như các cơ quan khác, động mạch chủ cũng có những bệnh riêng của chính nó. Trong đó, có hai bệnh lý thường gặp nhất là bóc tách động mạch chủ và phình động mạch chủ, phình động mạch chủ là một trong số bệnh thường gặp trong nhóm bệnh lí này.

Các yếu tố nguy cơ phình động mạch chủ  

Các yếu tố nguy cơ phình động mạch chủ như: Tăng huyết áp, tăng huyết áp nếu không được điều trị, có thể làm tăng nguy cơ hình thành phình mạch. Đái tháo đường, rối loạn lipid máu, béo phì, kém vận động. Trong đó, hút thuốc lá vẫn là yếu tố nguy cơ chính của phình động mạch chủ. Những người hút thuốc lá có tỷ lệ phình động mạch chủ tăng gấp năm lần so với những người không hút thuốc.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân sau phẫu thuật đặt stent graff điều trị bệnh phình động mạch chủ ngực tại Bệnh viện ĐK Đồng Nai.

Triệu chứng phình động mạch chủ 

Phình động mạch chủ là giãn khu trú 1 đoạn nào đó của động mạch chủ, thường do xơ vữa mạch máu hoặc do bệnh mô liên kết gây yếu thành động mạch chủ. Bệnh diễn tiến âm thầm trong nhiều năm, biểu hiện triệu chứng khi dọa vỡ hoặc vỡ. Biến chứng nguy hiểm nhất của phình động mạch chủ là vỡ mạch tại vị trí phình, là một trong những nguyên nhân gây đột tử, mặc dù ít được nhắc đến. 

Đối với phình động mạch chủ bụng, người bệnh thường đau bụng, đau lưng không điển hình, khối ở bụng đập theo nhịp đập của tim, tắc mạch chi dưới do thuyên tắc huyết khối hoặc mảng xơ vữa từ khối phình bắn đi. Còn triệu chứng phình động mạch chủ ngực thường gặp nhất là đau ngực. Khi có đau ngực, bệnh nhân thường đã có biến chứng như bóc tách động mạch chủ hoặc khối phình dọa vỡ.

Chính vì vậy, việc tầm soát phình động mạch chủ rất quan trọng, chẳng hạn như phình động mạch chủ bụng, được khuyến cáo cho nam giới từng hút thuốc lá từ 65 đến 75 tuổi bằng các phương pháp đơn giản, rẻ tiền, ít xâm lấn như siêu âm bụng. Nếu phát hiện phình động mạch chủ bụng, có thể điều trị bằng phẫu thuật hoặc can thiệp nội mạch đặt stent động mạch chủ.

Phòng ngừa bệnh phình động mạch chủ 

Để phòng ngừa bệnh động mạch chủ, người bệnh cần thay đổi lối sống (giảm cân, tập thể dục thường xuyên, mỗi ngày 30 phút, ít nhất 5 ngày/tuần). Không hút thuốc, vì hút thuốc là một yếu tố nguy cơ chính đối với tất cả các bệnh về mạch máu, bao gồm cả phình động mạch chủ.

Kiểm soát các yếu tố nguy cơ, nhất là huyết áp: dùng thuốc đều đặn, chế độ ăn giảm muối, nhiều rau xanh, ít mỡ động vật, giảm cholesterol, chất béo. Tầm soát sớm bệnh là các yếu tố quan trọng giúp phát hiện và điều trị kịp thời, tránh các biến cố nguy hiểm của bệnh động mạch chủ.   

TS.BS Võ Tuấn Anh 
Trưởng khoa Ngoại lồng ngực tim mạch, Bệnh viện ĐK Đồng Nai

Share with friends

Bài liên quan

Bệnh mạch vành - “Sát thủ thầm lặng” của hệ tim mạch
Hút thuốc lá gây nhiều bệnh ung thư
[Video] Tọa đàm: Bệnh mạch vành - Nguyên nhân hàng đầu gây tử vong
Các biện pháp phòng bệnh hen phế quản nghề nghiệp
[Video] Tọa đàm: Bệnh thiếu máu nguy hiểm như thế nào?
Nguy cơ tai biến, đột quỵ do hẹp động mạch cảnh - Biểu hiện và phòng ngừa như thế nào?
[Video] Bệnh cao huyết áp nguy hiểm như thế nào?
Bệnh Parkinson cần được phát hiện và điều trị sớm
Ngày Thế giới phòng, chống Ung thư 4/2: Biện pháp phòng tránh và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư
Bác sĩ chỉ ra những thói quen trong ngày Tết làm gia tăng nguy cơ đột quỵ
[Video] Bệnh tim mạch và cách phòng ngừa
Ngày Thế giới phòng chống bệnh đái tháo đường 14/11: Cần nhận biết nguy cơ của chính mình để biết cách ứng phó
[Video] Biến chứng của bệnh tiểu đường – Kẻ giết người thầm lặng
[Video] Bệnh viện ĐKKV Định Quán: Hiệu quả khu chạy thận mới trong điều trị bệnh nhân suy thận mạn
Ung thư vú có tỷ lệ mắc cao nhất trong các loại bệnh ung thư
Các biến chứng của bệnh đái tháo đường và cách phòng ngừa
[Infographics] Ngày Sức khỏe Tâm thần thế giới 10/10: Ưu tiên sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc
[Video] Dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày ở giai đoạn khởi phát
Cần có chiến lược chăm sóc sức khỏe tâm thần từ ban đầu hiệu quả
[Video] Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng mang lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh cổ vai gáy
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN