Gần 20 năm gắn bó với lĩnh vực y tế dự phòng, BS.CKII Đậu Ngọc Trung, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh tật - HIV/AIDS, Trung tâm Y tế TP. Biên Hoà luôn là người đi đầu trong “trận chiến” chống dịch bệnh. Với sự nhiệt huyết và trách nhiệm với công việc, bác sĩ Trung đã góp phần quan trọng trong việc đẩy lùi các dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe người dân trên địa bàn thành phố Biên Hòa.

Không nề hà khó khăn, gian khổ

Năm 2006, sau khi tốt nghiệp Y sĩ đa khoa, trường Trung cấp Quân Y II TP. Hồ Chí Minh, anh Trung về công tác tại Khoa Kiểm soát bệnh tật Trung tâm Y tế H.Thống Nhất. Năm 2010 anh chuyển về công tác tại Trung tâm Y tế TP. Biên Hoà, trong thời gian này anh theo học bác sĩ đa khoa Trường Đại học Y dược Cần Thơ, năm 2015 sau khi tốt nghiệp anh về làm phụ trách Trạm Y tế phường Hoá An, TP. Biên Hoà. Tháng 10/2019, anh về công tác tại khoa Kiểm soát bệnh tật - HIV/AIDS, Trung tâm Y tế TP. Biên Hoà và được bổ nhiệm làm Trưởng khoa từ năm 2022. Để nâng cao trình độ chuyên môn, anh tiếp tục học lên bác sĩ chuyên khoa I, chuyên khoa II.

Bác sĩ Trung (ngoài cùng bên phải) điều tra một ca bệnh ho gà trên địa bàn TP. Biên Hòa.

Bác sĩ Trung cho biết, ngành nghề nào cũng có đặc thù và vất vả riêng, đối với những người làm công tác y tế dự phòng thì lại chịu áp lực, vất vả và đòi hỏi phản ứng nhanh, nhận định đúng. Do đó, mỗi khi trên địa bàn ghi nhận ca bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, sởi tăng hoặc có các dịch bệnh mới… dù bất kỳ thời điểm nào trong ngày, kể cả ngày nghỉ lễ, dù mưa gió đêm hôm anh cùng đội ngũ y tế dự phòng vào từng khu dân cư, từng ổ dịch tiềm ẩn để điều tra, truy vết, khoanh vùng, dập dịch. Chủ động triển khai kế hoạch, củng cố các đội chống dịch cơ động chống dịch, chưa kể việc bản thân anh và đồng nghiệp phải đối mặt với nhiều nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, rồi người dân không hợp tác…

Có những thời điểm dịch sốt xuất huyết bùng phát, anh thường xuyên có mặt tại những điểm nóng từ sáng sớm đến tối muộn để điều tra ca bệnh, phun thuốc diệt muỗi, tuyên truyền vận động người dân diệt lăng quăng, dọn dẹp vệ sinh môi trường. 

Đặc biệt, gần cuối năm 2024, trên địa bàn tỉnh ghi nhận dịch sởi bùng phát lan rộng, ngoài việc triển khai các biện pháp kiểm soát dịch, Ngành Y tế Đồng Nai triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho trẻ từ 1 đến 10 tuổi. Để đảm bảo trẻ được tiêm chủng đầy đủ, anh lại cùng tập thể Khoa Kiểm soát bệnh tật - HIV/AIDS và các Trạm Y tế lên kế hoạch tiêm chủng mở rộng, rà soát trẻ em chưa được tiêm vắc xin và tổ chức các buổi tiêm chủng lưu động tại trường học, khu dân cư. Tuy nhiên, giai đoạn này rất khó khăn, vì nhiều phụ huynh không muốn cho trẻ tiêm, có phụ huynh khai dối con đã tiêm đầy đủ. Ngoài việc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về lợi ích của việc tiêm vắc xin sởi, anh lại phối hợp với các Trạm Y tế và chính quyền địa phương xuống nhà dân vận động để phụ huynh cho trẻ đi tiêm…

Bác sĩ Trung phổ biến các quy định, quy trình về phòng, chống bệnh sốt xuất huyết tại lớp tập huấn.

Với tinh thần làm việc đầy trách nhiệm, sự tận tụy và lòng yêu nghề của anh đã góp phần quan trọng trong việc kiểm soát và đẩy lùi nhiều dịch bệnh nguy hiểm. Cụ thể, có những thời điểm số ca mắc sởi ghi nhận hơn 1,5 ngàn ca thì nay đã giảm xuống còn 125 ca mắc, sự hiểu biết và ý thức của người dân về phòng, chống các dịch bệnh đã được nâng lên… Nhờ đó, các loại dịch bệnh đã được kiểm soát tốt, giảm tỷ lệ mắc cũng như tử vong.

“Làm y tế dự phòng nếu mình không làm tới nơi tới chốn thì hậu quả sẽ rất lớn, đặc biệt TP.Biên Hòa là địa bàn dân số đông, tập trung nhiều khu công nghiệp. Khi một dịch bệnh được kiểm soát tốt, giảm tải cho hệ điều trị là một thành công của cả một tập thể” – BS Trung chia sẻ.

Chống dịch phải nhanh, nhạy, quyết liệt

Bác sĩ Trung chia sẻ thêm, để phòng chống dịch đạt hiệu quả thì đòi hỏi phải nhanh, nhạy và quyết liệt. Vì nhận định sai và xử lý không kịp thời sẽ ảnh hưởng đến bản thân người mắc bệnh cũng như dư luận xã hội. Theo đó, khi có dịch bệnh tăng cao, với cương vị là lãnh đạo khoa, anh tham mưu Ban giám đốc trung tâm để chỉ đạo các giải pháp kịp thời hiệu quả, song song đó cùng tập thể khoa họp bàn để đưa ra các giải pháp sớm triển khai để ngăn chặn dịch kịp thời. Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên phụ trách, kiện toàn lực lượng phòng chống dịch từ thành phố xuống 25 phường xã, đảm bảo trực và giám sát hàng ngày để xử lý dịch kịp thời, chuẩn bị vật tư, hoá chất, trang thiết bị cần thiết để sẵn sàng phòng, chống dịch...

“Khi có dịch bệnh không kể ban ngày hay đêm, mưa hay nắng, với phương châm “có dịch là đi xử lý ngay” thì mới mang lại hiệu quả cao” – BS Trung nói. 

Gần 20 năm công tác, dù công việc có gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng bác sĩ Trung luôn tâm huyết với công việc mình đã chọn. Ở cương vị nào anh cũng luôn là người tiên phong gương mẫu để mọi người học hỏi và noi theo. Ghi nhận những đóng góp đó, liên tục trong nhiều năm liền, anh đã được  UBND tỉnh và Sở Y tế khen thưởng vì có thành tích trong công tác phòng, chống dịch bệnh. 

Nhắc đến bác sĩ Trung, một đồng nghiệp đã chia sẻ: “Bác sĩ Trung là một người có chuyên môn cao, làm việc nghiêm túc, đúng sai rõ ràng. Thường xuyên nhắc nhở, động viên anh chị em trong khoa cùng nhau vượt qua khó khăn để đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ cho người dân. Trong đời sống hàng ngày bác sĩ Trung lại là người trọng tình cảm, gần gũi mọi người. Tin tưởng rằng, với sự dẫn dắt của bác sĩ Trung cùng tập thể khoa sẽ có thêm nhiều giải pháp, cách làm hay trong phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ cho người dân”.

Sao Mai

Share with friends

Bài liên quan

Thu hồi 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng dạng sữa bột là hàng giả trên toàn quốc
Còn nhiều vi phạm về an toàn thực phẩm tại quán ăn, bếp ăn tập thể
Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố
Thành phố Biên Hòa khẩn trương bao phủ vắc xin phòng bệnh dại cho đàn vật nuôi
Phẫu thuật thành công bướu giáp thòng trung thất cho bệnh nhân 71 tuối
Hướng dẫn đảm bảo an toàn thực phẩm thức ăn đường phố
Ghi nhận trường hợp mắc não mô cầu, bệnh nhân chưa tiêm vắc xin phòng bệnh
[Video] Tập huấn đánh giá và đào tạo kỹ năng về chăm sóc chấn thương
Nữ điều dưỡng chăm sóc bệnh nhi bằng tấm lòng của người mẹ
Cảnh báo mất máu do bệnh trĩ xuất huyết
Bộ Y tế công bố các loại thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường
Sở Y tế yêu cầu thực hiện nghiêm việc quan trắc môi trường lao động
Chương trình huấn luyện: Nâng cao chất lượng chăm sóc và quản lý người bệnh thận nhân tạo
[Video] Bệnh đục thủy tinh thể (cườm khô) điều trị như thế nào?
Ghi nhận ổ dịch bệnh dại đầu tiên tại huyện Trảng Bom
CDC Đồng Nai triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết từ ngày 19-4
Hội chữ thập đỏ tỉnh Đồng Nai hỗ trợ cho 57 bệnh nhi khó khăn
Danh sách 21 loại thuốc giả, có loại gắn mác nước ngoài vừa bị công an triệt phá
Cục Quản lý Dược chỉ cách người dân tự nhận biết thuốc giả, thuốc thật
Bộ Y tế: Bác sĩ, dược sĩ không được tham gia quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN