ThS-BS Phạm Thị Kiều Trang – Phụ trách Khoa Hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết, hiện khoa đang điều trị cho 7 bệnh nhân bị bệnh tay chân miệng nặng, trong đó có nhiều ca phải thở máy, lọc máu.

Trường hợp nặng nhất đang điều trị là bé P.H.T.M (2 tuổi, ngụ phường Suối Tre, TP.Long Khánh). Theo đó, ngày 13-6, bé M. được bệnh viện tuyến dưới chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai với bệnh tay chân miệng nặng và được các y, bác sĩ Khoa Cấp cứu đặt nội khí quản thở máy, điều trị tích cực, sau đó chuyển bé M. đến Khoa Hồi sức tích cực chống độc để tiếp tục điều trị. 

Theo ThS-BS Trang, khi khoa tiếp nhận bệnh nhân, tình trạng bệnh tay chân miệng của bé M. có biểu hiện viêm não, viêm cơ tim cấp, được điều trị rất tích cực, lọc máu liên tục ngay trong đêm, theo dõi huyết động xâm lấn liên tục và phối hợp thuốc trợ tim, vận mạch. Hiện bé M. vẫn tiếp tục được lọc máu, thở máy và được điều trị, theo dõi sát sao tại khoa. 

ThS-BS Phạm Thị Kiều Trang – Phụ trách Khoa Hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai thăm khám, theo dõi diễn tiến sức khỏe cho bé P.H.T.M.

 “Từ đầu mùa dịch đến nay, tại khoa đã có 5 ca phải thở máy, trong đó có 2 ca nặng phải lọc máu. Trong 5 ca này có một ca đã phân lập là do tác nhân Enterovirus 71 (EV 71) - là chủng virus tay chân miệng gây độc thần kinh nghiêm trọng nhất. Đây là tác nhân thường làm cho bệnh diễn tiếng nặng, gây tổn thương não, tổn thương tim, tổn thương các cơ quan nhiều hơn, rất nguy hiểm” – ThS-BS Trang cho biết thêm.

Để phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ, bác sĩ khuyến cáo người dân thường xuyên dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, vệ sinh đồ chơi cho trẻ bằng xà phòng, dung dịch Javel hoặc các dung dịch sát khuẩn thông thường. Người chăm trẻ cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch để phòng bệnh cho trẻ và giữ vệ sinh tay cho trẻ. Phụ huynh cần tăng cường bổ sung vitamin cho trẻ, nhất là vitamin C.   

Ngoài ra, các bậc phụ huynh cần chú ý phát hiện sớm bệnh, khi thấy trẻ có dấu hiệu của bệnh tay chân miệng như trẻ bị phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông; sốt cao liên tục không hạ, tự dưng nôn ói, nhợn ói, run tay run chân, trẻ đi không vững, thở mệt, trẻ ngủ bị giật mình…cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để được khám, điều trị kịp thời. 

“Bệnh tay chân miệng được phân làm 4 độ, trong đó độ 1 có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, khi thấy con có dấu hiệu của bệnh tay chân miệng, phụ huynh cần đưa con đi khám để bác sĩ phân loại và phải tái khám hàng ngày để đánh giá khung độ hàng ngày, nếu bé chuyển độ cao hơn bác sĩ sẽ cho nhập viện để theo dõi và điều trị” - ThS-BS Trang nhấn mạnh. 

Gia Nhi

Share with friends

Bài liên quan

Gắp thành công dị vật gây xẹp phổi cho bệnh nhi 12 tuổi
Trung tâm Y tế khu vực Bình Long có thêm 14 bác sĩ Chuyên khoa I
Phẫu thuật, xạ trị u não ác tính cho bệnh nhi 16 tuổi
Cần chủ động hơn nữa trong công tác phòng, chống dịch bệnh
Lần đầu tiên Bệnh viện ĐKKV Định Quán triển khai điều trị nhồi máu cơ tim cấp bằng thuốc tiêu sợi huyết
Nhiều giải pháp đảm bảo nguồn máu cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân
Kiện toàn nhân sự Trung tâm Y tế khu vực sau sáp nhập hành chính
Bệnh viện ĐKKV Định Quán đưa vào vận hành Kiosk y tế thông minh
Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh giám sát công tác phòng, chống dịch tại Trảng Bom
Đồng Nai triển khai các hoạt động hưởng ứng “Ngày Thế giới phòng, chống mua bán người” năm 2025
Học tập, trao đổi kinh nghiệm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh.
Tiếp tục triển khai hoạt động hỗ trợ cải thiện chất lượng sống của người khuyết tật
Báo động tình trạng ngộ độc thuốc tân dược
Lãnh đạo Sở Y tế Đồng Nai làm việc với Bệnh viện ĐK Bình Phước sau sáp nhập
Hỗ trợ phát triển chuyên môn về lĩnh vực tim mạch
Sốt xuất huyết, tay chân miệng, COVID-19 có xu hướng tăng, Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng chống
Dấu gai đen ở da - cảnh báo bất thường sức khỏe cần lưu ý
Trung tâm Y tế khu vực Cẩm Mỹ đưa vào hoạt động tòa nhà khám bệnh mới
Phẫu thuật thành công khối u xơ tử cung “khủng” nặng 7kg
Tiêm vaccine HPV – Lá chắn vàng ngăn ngừa ung thư cổ tử cung
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai