BS.CKII Phạm Văn Khương – Phó trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình- Bỏng, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết, khoảng 2 tuần nay số bệnh nhi bị tai nạn thương tích nhập viện tăng đột ngột. Nếu như trước đây 1 tuần khoa tiếp nhận và mổ cấp cứu cho khoảng 15-18 bệnh nhân, thì nay con số này tăng lên từ 25-30 bệnh nhân. Trong đó, số ca bị chấn thương nặng cũng tăng cao.

Nguyên nhân chính là do trẻ em đi xe gắn máy phân khối lớn vượt quá quy định của độ tuổi và chưa ý thức được khi tham gia giao thông. Một số trường hợp đi xe đạp điện với tốc độ cao, trong khi phản xạ của trẻ còn yếu, chưa làm chủ được tay lái. Một nguyên nhân khác nữa là do các em vừa thi xong, được nghỉ xả hơi, đi chơi, du lịch, leo trèo, đùa nghịch, trượt ngã,… Có những ca bị chấn thương rất nặng như gãy xương chậu, xương đùi, vỡ gan, vỡ lách, dập phổi…

Đơn cử như em M.D., 14 tuổi, ngụ H.Trảng Bom, vừa được nghỉ hè nên lấy xe máy của ba chở bạn đi chơi, do chạy ẩu và thắng gấp nên té ngã. Em bị chấn thương nhiều chỗ nhưng nặng nhất là bị gãy tay phải và gãy xương đùi trái. Hiện tại tình trạng bệnh của em đã ổn và đang được tiếp tục theo dõi và điều trị tại khoa Chấn thương chỉnh hình - Bỏng của bệnh viện.

BS.CKII Phạm Văn Khương, Phó trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình – Bỏng, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai thăm khám cho bệnh nhi bị tai nạn giao thông.

Hay như trường hợp em N.T.D, 14 tuổi ngụ tại xã La Ngà, H.Định Quán, đi làm thêm ở quán ăn trong thời gian được nghỉ học, do bất cẩn nên trượt chân ngã và bị gãy xương đùi. 

Hiện tại, khoa Chấn thương chỉnh hình – Bỏng Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai đang điều trị nội trú cho hơn 50 bệnh nhi bị tai nạn thương tích, tăng hơn 30% so với các tuần trước đó. Những tai nạn thương tích ở trẻ chủ yếu là do tai nạn giao thông, leo trèo, trượt ngã. Chấn thương chủ yếu là gãy tay, chân. Khi bị tai nạn thương tích, nếu trẻ được phát hiện, sơ cứu kịp thời, đúng cách và đưa ngay đến cơ sở y tế thì cơ hội phục hồi sẽ rất cao.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn có trường hợp đưa trẻ đến cơ sở y tế muộn, sử dụng những phương pháp điều trị dân gian không phù hợp đã dẫn đến hậu quả đáng tiếc hoặc khó khăn trong quá trình điều trị.

BS.CKII Phạm Văn Khương khuyến cáo, vào mỗi dịp hè, rất nhiều trẻ em nhập viện do tai nạn trong sinh hoạt hàng ngày với nhiều mức độ khác nhau. Do thời gian này các em được nghỉ học, được tự do vui chơi có thể thiếu sự giám sát của người lớn. Do đó, các trẻ từ 2-5 tuổi dễ bị tai nạn như bỏng, hóc dị vật, tự ngã, kẹt tay chân vào cửa. Đối với các trẻ lớn 6 đến 15 tuổi thường gặp tai nạn giao thông do đi xe máy, xe đạp điện, đuối nước, điện giật… 

Vì thế, các bậc phụ huynh cố gắng quan tâm đến trẻ nhiều hơn, đồng thời dặn dò, giáo dục trẻ về ý thức tự bảo vệ chính mình, về các mối nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra khi tham gia giao thông, hay leo trèo, nghịch ngợm. Không nên cho trẻ sử dụng loại xe phân khối vượt quá lứa tuổi quy định, tránh xa các ao hồ, sông suối để tránh bị đuối nước và tránh tham gia vào các trò chơi mạo hiểm…

Bích Ngọc

Share with friends

Bài liên quan

“Găng tay không thay được vệ sinh tay”
Bộ Y tế: Tập trung thanh, kiểm tra, ngăn chặn thực phẩm giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả trên thị trường
Tập trung kiểm tra kinh doanh mỹ phẩm trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, mạng xã hội
Điều trị thành công ca viêm màng não mô cầu đầu tiên trong năm 2025
Sự kiện truyền thông phòng, chống sốt rét năm 2025
Đảm bảo công tác cấp cứu, khám chữa bệnh trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5
Cảnh báo thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường
Thầm lặng chăm sóc bệnh nhân
Nâng cao năng lực cho nhân viên y tế làm công tác phòng, chống dịch bệnh
[Video] Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai kỷ niệm 123 năm thành lập
Nhân viên y tế mong được tăng phụ cấp, tiền trực
“Dồn tổng lực để loại trừ sốt rét: Tăng cường đầu tư; Đổi mới, sáng tạo; Quyết tâm hành động”
Sở Y tế yêu cầu tăng cường phòng, chống dịch Tay chân miệng trên địa bàn tỉnh
Tập huấn triển khai phần mềm thực đơn dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em
Thu hồi 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng dạng sữa bột là hàng giả trên toàn quốc
Người đi đầu trong ‘trận chiến’ chống dịch trên địa bàn thành phố Biên Hòa
Còn nhiều vi phạm về an toàn thực phẩm tại quán ăn, bếp ăn tập thể
Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố
Thành phố Biên Hòa khẩn trương bao phủ vắc xin phòng bệnh dại cho đàn vật nuôi
Phẫu thuật thành công bướu giáp thòng trung thất cho bệnh nhân 71 tuối
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN