Với nỗ lực bảo vệ sức khỏe trẻ em, tạo miễn dịch cộng đồng, ngăn ngừa dịch bệnh nguy hiểm, thời gian qua, công tác tiêm chủng mở rộng (TCMR) luôn được ngành Y tế Đồng Nai quan tâm. Đặc biệt, cùng với chương trình TCMR thường xuyên, các chiến dịch tiêm ngừa quy mô lớn khi có dịch bệnh xảy ra đã và đang mang lại hiệu quả cao trong công tác phòng ngừa, kiểm soát và đẩy lùi các dịch bệnh nguy hiểm.

Những chiến dịch bao phủ vắc xin quy mô toàn tỉnh

Tiêm chủng mở rộng (TCMR) là chương trình y tế mục tiêu quốc gia, được triển khai ở Việt Nam từ năm 1981. Hiện nay, có 11 loại vắc xin (phòng lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, sởi, viêm não Nhật Bản, tả, thương hàn, viêm phổi/viêm màng não mủ do Hib) được đưa vào chương trình TCMR, góp phần quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe trẻ em. 

Tại Đồng Nai, công tác tiêm ngừa cho trẻ em luôn được ngành y tế và các địa phương quan tâm thực hiện. Trong năm 2024, có khoảng 90% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin cơ bản trong chương trình TCMR. 

Đáng chú ý, từ tháng 6 đến nay, dịch sởi bùng phát mạnh với hơn 6000 ca mắc, 2 ca tử vong. Do đó, tỉnh Đồng Nai đã triển khai chiến dịch tiêm vắc xin ngừa sởi-rubella (MR) trên quy mô toàn tỉnh cho trẻ từ 1-10 tuổi. Tính đến ngày 20/12/2024, tổng số trẻ đã được tiêm vắc xin MR là 94.660 trẻ. Hiện các địa phương vẫn đang tiếp tục rà soát, tuyên truyền, vận động người dân đưa trẻ chưa tiêm đủ 2 mũi sởi đi tiêm ngừa.  

Học sinh trường THCS Tam Hòa (TP. Biên Hòa) được khám tầm soát trong chiến dịch tiêm chủng vắc xin MR.

Bên cạnh đó, trong tháng 12 này, toàn tỉnh cũng đã đồng loạt triển khai chiến dịch tiêm bổ sung 35 ngàn liều vắc xin bạch hầu-uốn ván (Td) cho trẻ 7 tuổi.

Đây là những chiến dịch bao phủ vắc xin quy mô lớn được triển khai trong năm nay, nhằm mục đích tăng tỷ lệ miễn dịch trong cộng đồng để kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh.  

BS.CKI Phan Văn Phúc – Trưởng Khoa phòng chống bệnh truyền nhiễm, CDC Đồng Nai cho biết, mặc dù gặp một số khó khăn như thiếu nguồn cung nhiều loại vắc xin trong những tháng đầu năm và dân số di cư biến động cao, khó rà soát lập danh sách đối tượng tiêm chủng. Tuy nhiên, các địa phương đã rất nỗ lực trong công tác tiêm chủng mở rộng hàng tháng cũng như trong 2 chiến dịch bao phủ vắc xin MR và Td. Nhờ đó mà các lỗ hổng miễn dịch trong cộng đồng dần được bao phủ, góp phần kiểm soát và ngăn chặn các dịch bệnh nguy hiểm bùng phát.

BS Phúc cũng nhấn mạnh, nếu không tuân thủ tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch các loại vắc xin trong chương trình TCMR quốc gia thì trẻ có nguy cao cơ sẽ mắc bệnh: lao, bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, sởi, rubella, viêm gan B, viêm phổi và viêm màng não mủ, viêm não Nhật Bản B… Các bệnh này hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nếu trẻ bị mắc bệnh sẽ có nguy cơ dẫn đến tử vong, biến chứng hoặc di chứng gây ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của trẻ, ngoài ra còn có thể lây lan thành bệnh dịch nguy hiểm cho cộng đồng. Do đó, người dân cần cho trẻ đi chích ngừa đầy đủ và đúng lịch để bảo vệ sức khỏe con em mình và cộng đồng.

Lợi ích của tiêm chủng mở rộng 

Tiêm vắc xin phòng bệnh có vai trò, lợi ích quan trọng trong việc ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với trẻ. Vắc xin dùng trong dự án TCMR là hoàn toàn miễn phí, an toàn và hiệu quả để phòng bệnh cho trẻ em.

Là lao động nhập cư, kinh tế gia đình ở mức trung bình, chị Nguyễn Thị Tuyết, ngụ P. Trảng Dài, TP. Biên Hòa chia sẻ: “Hai bé nhà tôi chẳng đứa nào tiêm chủng dịch vụ, bé nào cũng tiêm ngừa theo chương trình TCMR tại trạm y tế phường. Trộm vía, đến bây giờ, những bệnh có vắc xin tiêm chủng chưa có bé nào bị mắc bệnh. Với công nhân lao động như tôi, con được chích ngừa miễn phí theo chương trình TCMR thật sự rất ý nghĩa vì tôi cũng không đủ khả năng kinh tế để cho con chích dịch vụ”.  

Chị Đinh Thị Hoa, ngụ P. Long Bình, TP. Biên Hòa cho biết: “Gia đình tôi đi làm vắng nhà suốt, nhưng mỗi lần đến ngày tiêm chủng, cô y tế khu phố đều đến nhắc và thông báo trên group zalo để tôi biết lịch chích ngừa cho con. Nhờ đó mà bé nhà tôi chưa bị bỏ sót mũi nào. Con được vắc xin bảo vệ tôi cảm thấy rất yên tâm”.

Việc tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch không chỉ có tác dụng phòng bệnh đối với trẻ mà còn mang lại những lợi ích to lớn đối với xã hội và là một chương trình mang tính nhân văn sâu sắc mà Nhà nước dành cho trẻ.

BS.CKI Phan Văn Phúc cho biết, khi tỷ lệ bao phủ vắc xin trong cộng đồng đạt mức tối ưu, sẽ tạo thành hiệu ứng miễn dịch cộng đồng, khả năng lây truyền bệnh tật từ người này sang người khác bị ngăn cản do số đông dân số đã có miễn dịch, mầm bệnh không tìm được vật chủ để lây truyền. Từ đó, vừa bảo vệ gián tiếp những người yếu thế không đủ điều kiện tiêm chủng như trẻ sơ sinh, người có miễn dịch suy yếu, giảm áp lực cho hệ thống y tế, mà còn mở ra cơ hội cho quốc gia, thậm chí toàn thế giới có thể kiểm soát, loại trừ hoặc thanh toán hoàn toàn căn bệnh đó.

Nhờ thực hiện chương trình TCMR, Đồng Nai nói riêng, Việt Nam nói chung đã loại trừ các bệnh dịch nguy hiểm như bệnh uốn ván sơ sinh, thanh toán bệnh bại liệt, giảm hẳn bệnh bạch hầu, ho gà.

Tổ chức Liên Hợp Quốc khẳng định rằng, tiêm chủng vắc xin cho trẻ là một khoản đầu tư tài chính sinh ra lợi tức lớn nhất. 1 đô la đầu tư vào tiêm chủng sẽ mang lại khoảng 16 đô la tiết kiệm cho chi phí chăm sóc y tế và gia tăng năng suất kinh tế. Từ đó, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, cải thiện chất lượng cuộc sống xã hội và tăng cường an ninh y tế quốc gia.

Thiên Thanh

Share with friends

Bài liên quan

Chủ động kiểm soát các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tái nổi
Khẩn trương triển khai các giải pháp để khống chế, sớm dập dịch sởi
[Video] Tọa đàm: Tiêm vắc xin – Biện pháp phòng bệnh Sởi hiệu quả
Từ đầu năm 2024, cả nước có hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại
Vì sao cần tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi?
[Infographic] Triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván – bạch hầu cho trẻ trong chương trình Tiêm chủng mở rộng
[Infographic] Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Hãy tiêm vắc xin sởi cho trẻ ngay khi trẻ đủ 9 tháng tuổi
Báo động bệnh sởi ở người lớn gia tăng
Tham mưu UBND tỉnh công bố dịch sởi trên địa bàn tỉnh
[Infographic] Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Chủ động triển khai các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết
Những cái chết thương tâm do bệnh dại đến từ sự chủ quan
[Video] Cúm gia cầm (Cúm A/H5N1) nguy hiểm như thế nào?
Cúm A/H5N1 nguy hiểm như thế nào?
Lợi ích tiêm vắc xin sởi cho trẻ
Khuyến cáo 6 biện pháp phòng, chống cúm A(H5N1)
[Video] Triển khai chiến dịch tiêm vắc xin Sởi – Rubella trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2024
[Video] Tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân về bệnh dại
Phòng chống dịch bệnh đầu năm học mới

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN