Ho gà là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp, thường xảy ra ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản, viêm phổi thậm chí suy hô hấp và tử vong, nhất là ở trẻ chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đầy đủ vắc xin phòng bệnh ho gà.

Bệnh ho gà khởi đầu có thể không sốt hoặc sốt nhẹ, có viêm long đường hô hấp trên, mệt mỏi, chán ăn và ho. Cơn ho gà rất đặc trưng, thể hiện trẻ ho rũ rượi không thể kìm hãm được, sau đó là giai đoạn thở rít như tiếng gà gáy. Cuối cơn ho thường chảy nhiều đờm dãi trong suốt và sau đó là nôn.

Bệnh ho gà lây truyền do tiếp xúc trực tiếp qua đường hô hấp có các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng bệnh nhân khi ho, hắt hơi. Tính lây truyền rất cao ngay sau khi bị phơi nhiễm với giọt nước miếng của bệnh nhân, nhất là đối với những người sinh hoạt trong cùng một không gian khép kín lâu dài như hộ gia đình, trường học,…

Nhiều khả năng ghi nhận các ca bệnh ho gà trong thời gian tới

Đến ngày 15-8, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ghi nhận 19 ca mắc bệnh ho gà (Biên Hòa 9, Định Quán 06, Long Thành 02, Trảng Bom 01, Nhơn Trạch 01), tăng so với cùng kỳ 2023 (00 ca). Đáng chú ý, tất cả các ca bệnh đều chưa được tiêm chủng hoặc chưa đến tuổi tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà.

Hiện nay, tại Đồng Nai đang vào nửa cuối mùa mưa thời tiết thay đổi thất thường, sáng nắng, chiều mưa lạnh ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây bệnh phát triển, lây lan và làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm, nhất là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp như bệnh ho gà. 

Đồng thời, thời điểm này là thời điểm bắt đầu năm học mới, các em học sinh, đặc biệt là học sinh ở lứa tuổi mầm non cùng tập trung học tập và vui chơi làm gia tăng nguy cơ lây lan bệnh ho gà nếu các cơ sở giáo dục, nhất là các trường mầm non, nhà trẻ gia đình không thực hiện tốt các biện pháp cá nhân, vệ sinh môi trường phòng chống bệnh ho gà. 

 Tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà cho trẻ tại CDC Đồng Nai.

Bên cạnh đó, việc gián đoạn trong cung ứng các vắc xin của Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) trong thời gian qua đã ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng các vắc xin trên toàn quốc, trong đó có Đồng Nai. Nhiều trường hợp trẻ chưa được tiêm chủng đúng lịch hoặc chưa tiêm chủng đủ các mũi vắc xin phòng bệnh ho gà là yếu tố nguy cơ làm xuất hiện các ca bệnh ho gà trong thời gian tới.

Tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng bệnh ho gà

Để đẩy lùi bệnh ho gà trong thời gian tới, người dân cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng bệnh ho gà.

Trong đó, tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà chính là biện pháp phòng bệnh chủ động và hiệu quả nhất. Các gia đình có trẻ trong độ tuổi tiêm chủng cần đưa trẻ em đi tiêm chủng vắc xin ho gà đầy đủ, đúng lịch. Hiện nay, vắc xin phòng bệnh ho gà được tiêm miễn phí cho trẻ trong độ tuổi tiêm chủng theo Chương trình TCMR tại tất cả các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn trên toàn quốc.

Khuyến khích việc tiêm vắc xin phòng bệnh đối với phụ nữ mang thai. Các trẻ khi sinh ra từ các bà mẹ không có kháng thể phòng bệnh ho gà có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với trẻ nhận được kháng thể từ mẹ. Để chủ động phòng bệnh cho trẻ nhỏ trước khi bước vào độ tuổi tiêm chủng, các bà mẹ có thể tiêm vắc xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu - ho gà - uốn ván trong thời gian mang thai.

Ngoài ra, các cơ sở giáo dục, nhất là các trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ cần triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh như bảo đảm vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng lớp học và có đủ ánh sáng. Hướng dẫn các em học sinh thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch. Theo dõi chặt chẽ sức khỏe học sinh, phát hiện sớm những trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh ho gà và thông báo cho cơ sở y tế để phối hợp xử lý kịp thời.

Lịch tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà cho trẻ:

Mũi thứ 1: Tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi
Mũi thứ 2: Sau mũi thứ nhất 1 tháng
Mũi thứ 3: Sau mũi thứ hai 1 tháng
Mũi thứ 4: khi trẻ đủ 18 tháng tuổi.

BS. Hồ Thị Hồng
CDC Đồng Nai

Share with friends

Bài liên quan

[Infographic] Triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván – bạch hầu cho trẻ trong chương trình Tiêm chủng mở rộng
[Infographic] Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Hãy tiêm vắc xin sởi cho trẻ ngay khi trẻ đủ 9 tháng tuổi
Báo động bệnh sởi ở người lớn gia tăng
Tham mưu UBND tỉnh công bố dịch sởi trên địa bàn tỉnh
[Infographic] Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Chủ động triển khai các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết
Những cái chết thương tâm do bệnh dại đến từ sự chủ quan
[Video] Cúm gia cầm (Cúm A/H5N1) nguy hiểm như thế nào?
Cúm A/H5N1 nguy hiểm như thế nào?
Lợi ích tiêm vắc xin sởi cho trẻ
Khuyến cáo 6 biện pháp phòng, chống cúm A(H5N1)
[Video] Triển khai chiến dịch tiêm vắc xin Sởi – Rubella trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2024
[Video] Tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân về bệnh dại
Phòng chống dịch bệnh đầu năm học mới
Các biện pháp phòng bệnh Whitmore
Nâng cao nhận thức của người dân về phòng, chống bệnh dại
[Infographic] Bệnh sởi và các biện pháp phòng bệnh
Cảnh giác với bệnh viêm não Nhật Bản có tỷ lệ tử vong và di chứng cao
Lo ngại bùng phát dịch sởi
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN