Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo đáp ứng đủ nhu cầu cho sự phát triển toàn diện của trẻ, đồng thời bảo vệ trẻ trong bối cảnh các bệnh truyền nhiễm ngày một gia tăng.

Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và lợi ích cho xã hội.  

Lợi ích đối với trẻ: trong sữa mẹ có đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết bao gồm tinh bột, chất đạm, chất béo và các vitamin, khoáng chất với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thụ và phát triển cơ thể trẻ. Bú mẹ, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ, phòng được suy dinh dưỡng, giảm nguy cơ béo phì ở trẻ. Sữa mẹ là thức ăn sạch sẽ, an toàn, dễ tiêu hóa và chứa các kháng thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng cho trẻ, bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi các bệnh thông thường ở trẻ em như tiêu chảy và viêm phổi, hai nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em trên toàn thế giới và giúp giảm mức độ trầm trọng, phục hồi nhanh hơn nếu trẻ bị bệnh. Bên cạnh đó, bảo vệ trẻ khỏi dị ứng và không dung nạp thức ăn. 

Lợi ích đối với bà mẹ: Khi cho con bú, hormone oxytocin được tiết ra giúp tử cung co hồi tốt hơn, giúp giảm thiểu lượng máu mất trong thời kỳ hậu sản. Ngoài ra, khi trẻ bú, tuyến yên sẽ tiết ra hormone prolactin, prolactin ức chế rụng trứng, làm chậm có thai và có kinh trở lại sau sinh. Bên cạnh đó, NCBSM giúp mẹ giảm nguy cơ ung thư vú, buồng trứng và trầm cảm sau sinh. Trẻ bú mẹ còn giúp người mẹ nhanh lấy lại vóc dáng, tăng cường tình cảm mẹ con, mang lại lợi ích kinh tế cho gia đình vì không cần dùng sữa công thức.

Lợi ích đối với xã hội: NCBSM giúp tiết kiệm thời gian và chi phí y tế, thuốc men cho trẻ khi mắc các bệnh đường tiêu hóa, hô hấp do không được bú mẹ. Sữa mẹ cũng là một nguồn thực phẩm sạch, góp phần bảo vệ môi trường nhờ giảm thiểu các chất thải có hại.

Duy trì nuôi con bằng sữa mẹ ngay cả khi mẹ đã đi làm

Việc duy trì NCBSM tới khi trẻ 2 tuổi giúp trẻ được bú mẹ có nguồn dinh dưỡng tốt nhất, giảm nguy cơ bệnh tật cho cả mẹ và con; gia đình cũng có thể tiết kiệm được khoảng 12% thu nhập khi không phải mua sữa công thức và giảm rất nhiều chi phí khám chữa bệnh. 

Hiện nay, ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động. Tại Việt Nam, lao động nữ chiếm gần một nửa (48%) lực lượng lao động cả nước. Luật Lao động sửa đổi năm 2012 quy định lao động nữ được nghỉ thai sản 6 tháng giúp người mẹ có điều kiện tốt hơn để NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu và chăm sóc con tốt hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ bà mẹ tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến hai tuổi vẫn còn thấp, chỉ ở mức 26% (năm 2020).  Một trong những nguyên nhân là do người mẹ chưa có sự chuẩn bị tốt, chưa được hỗ trợ tại nơi làm việc để duy trì NCBSM khi quay trở lại làm việc sau thời gian nghỉ thai sản.

Người mẹ nên vắt sữa 3 - 4 giờ/lần để duy trì nuôi con bằng sữa mẹ, mỗi lần vắt sữa từ 20 đến 30 phút.

Để tiếp tục duy trì NCBSM khi đi làm, người mẹ có thể thương lượng với người sử dụng lao động cho phép mình sắp xếp thời gian làm việc linh động để có khoảng thời gian vắt sữa cho con tại nơi làm việc. Ngoài ra, người mẹ phải biết cách duy trì nguồn sữa khi đã đi làm, để tránh bị mất sữa.

Cách vắt sữa, trữ sữa và bảo quản sữa mẹ

Có 2 cách vắt sữa đó là vắt sữa bằng tay hoặc bằng máy hút sữa.

Thứ nhất là vắt sữa bằng tay: Người mẹ cần rửa tay trước mỗi lần vắt sữa bằng xà phòng dưới vòi nước chảy. Rửa sạch và tráng nước sôi dụng cụ đựng sữa vắt ra. Thư giãn. Xoa bóp bầu vú và kích thích núm vú trước khi vắt để kích thích sữa chảy ra. Đặt ngón tay cái lên phía trên núm vú và quầng vú, ngón trỏ và các ngón còn lại ở phía dưới núm vú và quầng vú, đối diện với ngón tay cái. Ấn ngón tay cái và ngón trỏ nhẹ nhàng về phía thành ngực; ấn vào phía sau núm vú và quầng vú giữa ngón cái và ngón trỏ. Ấn vào rồi thả ra. Ấn như vậy xoay xung quanh quầng vú để sữa chảy từ các phần của bầu vú vào dụng cụ đựng sạch. Tránh chà xát lên bề mặt da có thể làm trày xước da, tránh bóp vào núm vú vì có thể chặn dòng chảy của sữa. Vắt sữa từ một bên bầu vú trong vòng 3 đến 5 phút cho đến khi dòng sữa dừng lại, đổi sang vắt bên kia rồi lại lặp lại. 

Thứ hai là vắt sữa bằng máy: Có 2 loại máy là máy vắt sữa bằng tay và máy vắt sữa chạy bằng điện. Người mẹ cần đọc hướng dẫn sử dụng trước khi vắt sữa. Thực hành rửa tay, kích thích tiết sữa, vắt sữa và bảo quản sữa tương tự như vắt sữa bằng tay.

Sau khi vắt, trữ sữa vào dụng cụ đựng sạch và có nắp đậy hoặc các túi trữ sữa chuyên dụng. Không nên trữ vào bình sữa vì không an toàn, khó làm sạch và dễ bị nhiễm khuẩn. Dán nhãn trên hũ đựng sữa vắt ra hoặc ghi trực tiếp lên túi trữ sữa chuyên dụng, gồm 4 nội dung: Họ tên nữ lao động vắt sữa (nếu trữ sữa tại tủ trữ sữa chung của doanh nghiệp), ngày vắt, giờ vắt.

Sữa mẹ vắt ra cần được bảo quản theo hướng dẫn dưới đây:

Trước khi sử dụng sữa đã vắt ra cần rã đông và làm ấm sữa. Rã đông sữa bằng cách chuyển sữa từ ngăn đông xuống ngăn mát cho đỡ đông, sau đó để ở nhiệt độ thường cho tan hết đá, lắc đều sữa rồi làm ấm sữa. Làm ấm sữa bằng cách ngâm sữa trong nước nóng vài phút, khi sữa ấm lên là được, không đun lại sữa và không dùng lò vi sóng. Nên dùng sữa trong vòng 24 giờ kể từ khi rã đông hoàn toàn và sữa đã làm ấm chỉ sử dụng trong vòng 4 giờ. Sữa bú thừa, chỉ dùng trong vòng 2 giờ phải đổ bỏ đi. Do đó, chỉ lấy lượng sữa vừa đủ từ dụng cụ chứa sạch có nắp sang cốc cho trẻ ăn. Cho trẻ uống sữa vắt ra bằng cốc và thìa.

Cuối cùng, để duy trì nguồn sữa và tăng tạo sữa, khi đi làm mẹ nên dành nhiều thời gian cho trẻ bú mẹ trước khi phải xa trẻ và ngay sau khi về nhà, tăng số lần cho bú khi ở gần trẻ bằng cách tăng số lần bú khi ở nhà vào buổi tối và những ngày nghỉ. Khi quay trở lại làm việc, người mẹ cần vắt sữa và bảo quản sữa vắt ra trước khi đi làm để người chăm sóc trẻ có thể cho trẻ uống sữa mẹ. Nên nên duy trì lịch vắt sữa tại nơi làm việc và khi đi xa nhà, đảm bảo thời gian giữa các lần vắt từ 3 - 4 giờ để giúp duy trì nguồn sữa và ngăn ngừa cương tức sữa.

BS. Hồ Thị Hồng
CDC Đồng Nai

Share with friends

Bài liên quan

Thu hồi 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng dạng sữa bột là hàng giả trên toàn quốc
Người đi đầu trong ‘trận chiến’ chống dịch trên địa bàn thành phố Biên Hòa
Còn nhiều vi phạm về an toàn thực phẩm tại quán ăn, bếp ăn tập thể
Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố
Thành phố Biên Hòa khẩn trương bao phủ vắc xin phòng bệnh dại cho đàn vật nuôi
Phẫu thuật thành công bướu giáp thòng trung thất cho bệnh nhân 71 tuối
Hướng dẫn đảm bảo an toàn thực phẩm thức ăn đường phố
Ghi nhận trường hợp mắc não mô cầu, bệnh nhân chưa tiêm vắc xin phòng bệnh
[Video] Tập huấn đánh giá và đào tạo kỹ năng về chăm sóc chấn thương
Nữ điều dưỡng chăm sóc bệnh nhi bằng tấm lòng của người mẹ
Cảnh báo mất máu do bệnh trĩ xuất huyết
Bộ Y tế công bố các loại thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường
Sở Y tế yêu cầu thực hiện nghiêm việc quan trắc môi trường lao động
Chương trình huấn luyện: Nâng cao chất lượng chăm sóc và quản lý người bệnh thận nhân tạo
[Video] Bệnh đục thủy tinh thể (cườm khô) điều trị như thế nào?
Ghi nhận ổ dịch bệnh dại đầu tiên tại huyện Trảng Bom
CDC Đồng Nai triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết từ ngày 19-4
Hội chữ thập đỏ tỉnh Đồng Nai hỗ trợ cho 57 bệnh nhi khó khăn
Danh sách 21 loại thuốc giả, có loại gắn mác nước ngoài vừa bị công an triệt phá
Cục Quản lý Dược chỉ cách người dân tự nhận biết thuốc giả, thuốc thật
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN