Trước diễn biến hết sức phức tạp của dịch bệnh COVID-19. Việt Nam đang đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc xin nhằm đạt độ bao phủ vắc xin 70% dân số đến hết tháng 4 năm 2022 như chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 toàn quốc đã đề ra.

Ngoài những thông tin hướng dẫn chuẩn bị trước và sau tiêm vắc xin COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế, vẫn còn một số vấn đề cộng đồng quan tâm, cần được giải đáp. Trước những thắc mắc của cộng đồng, TS.BS.Lê Thanh Hải – Giám đốc Bệnh viện Phổi tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những giải đáp về 10 vấn đề được quan tâm nhất như sau:

1. Dù đã tiêm đủ liều vắc xin ngừa COVID-19, nhưng bạn có phải tiêm nhắc lại trong tương lai không?

Có là khả năng rất cao, lý do đầu tiên là hiệu quả miễn dịch do vắc xin tạo ra sẽ giảm theo thời gian, thường chỉ bảo vệ an toàn cho bạn trong 12 tháng trở lại. Ngoài ra, có nhiều biến thể của vi rút SARS-CoV-2 sẽ xuất hiện do quá trình tiến hóa và đột biến không còn tương thích với các loại vắc xin cũ.

Ví dụ: vắc xin phòng cúm phải thay đổi liên tục mới theo kịp ra đời các chủng mới của vi rút gây cúm mùa.

Theo thực tiễn diễn biến dịch COVID-19 hiện nay, khả năng rất cao phải tiến hành tiêm nhắc lại định kỳ, đi kèm phát triển nhanh và chủ động có các loại vắc xin mới, có vậy mới theo kịp với sự xuất hiện các biến thể mới và tái tạo miễn dịch bền vững lâu dài cho bạn.

2. Bạn đã được tiêm vắc xin ngừa COVID-19, nhưng sau đó có triệu chứng nghi COVID-19, bạn có cần khai báo y tế và làm xét nghiệm PCR?

Cần, vì bạn vẫn có thể mắc COVID-19 dù tỷ lệ thấp hơn, nếu bạn có triệu chứng nghi COVID-19 (sốt, ho đau họng, mất khứu giác, khó thở…) cần khai báo y tế và làm xét nghiệm PCR chẩn đoán xác định sớm.

3. Sau tiêm vắc xin ngừa COVID-19 đủ liều, bạn có cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa không (giữ khoảng cách, khẩu trang, rửa khử khuẩn tay… 5K)?

Có, vì bạn vẫn có thể mắc COVID-19 dù tỷ lệ thấp hơn, và vẫn có thể làm lây truyền vi rút cho người khác, nếu không may bạn bị nhiễm vi rút SARS-CoV-2.

4. Bạn muốn thấy được tính hiệu quả sau tiêm vắc xin, vậy có cần thiết làm test nhanh kháng thể sau tiêm vắc xin ngừa COVID-19?

Không cần thiết, do việc làm test nhanh kháng thể sau tiêm phòng COVID-19 không đem lại thông tin phục vụ hiệu quả cho phòng ngừa COVID-19. Nếu test nhanh kháng thể dương tính, chưa chắc bạn đã được bảo vệ an toàn đối với COVID-19, do test nhanh kháng thể dương tính chỉ nói lên bạn đã từng nhiễm virus SARS-CoV-2 do mắc phải trước đó hay cơ thể sinh ra kháng thể sau tiêm phòng vắc xin.

Ngoài ra, test nhanh kháng thể chỉ định tính, không định lượng được lượng kháng thể, vẫn chưa đủ cơ sở để kết luận khả năng miễn dịch của bạn đã đạt yêu cầu hay chưa. Nếu test nhanh kháng thể âm tính, cũng không nói là cơ thể chưa được bảo vệ, do ngoài kháng thể tạo ra mà bạn mong đợi sau tiêm vắc xin, cơ thể còn được bảo vệ bằng nhiều tế bào miễn dịch khác đối với vi rút SARS-CoV-2.

Hiện tại, không khuyến cáo làm test nhanh kháng thể cho những người đã được tiêm vắc xin phòng COVID-19.

5. Sau tiêm vắc xin ngừa COVID-19, làm xét nghiệm PCR có cho kết quả dương tính không?

Không, vắc xin ngừa COVID-19 không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm PCR dùng để chẩn đoán xác định nhiễm vi rút SARS-CoV-2. Bản chất của xét nghiệm PCR là tìm kháng nguyên (mRNA) của vi rút SARS-CoV-2. Mặc dù, những vắc xin sử dụng công nghệ mRNA như Pfizer và Moderna, có chứa mRNA nhưng chỉ rất nhỏ, vì vậy xét nghiệm PCR sẽ không phát hiện được.

6. Sau tiêm vắc xin ngừa COVID-19 đủ liều, bạn có thể lây nhiễm vi rút SARS-CoV-2 cho người khác không?

Có thể, mặc dù đủ liều vắc xin ngừa COVID-19, bạn vẫn có thể nhiễm vi rút SARS-CoV-2 nhưng có thể không có triệu chứng, vô tình bạn trở thành "người lành mang vi rút" và vẫn có thể phát tán, lây truyền vi rút cho người khác.

7. Sau tiêm vắc xin ngừa COVID-19 đủ liều, bạn vẫn có thể mắc bệnh COVID-19 không?

Có thể, nhưng bệnh nhẹ hơn và ít chuyển nặng, giảm tỷ lệ nhập viện và giảm tỷ lệ tử vong.

8. Chưa tiêm mũi 2 của vắc xin ngừa COVID-19, chỉ mới tiêm được mũi 1, vậy có giá trị phòng COVID-19 không?

Có, sau 14 ngày của tiêm mũi 1 cho thấy đã có khả năng phòng mắc COVID-19, và giá trị phòng mắc COVID-19 cao hơn sau tiêm mũi 2.

9. Sau tiêm vắc xin ngừa COVID-19, chính vắc xin có làm cho bạn mắc bệnh COVID-19?

Không, do tất cả vắc xin được phê duyệt không sử dụng vi rút sống gây bệnh COVID-19, vì vậy không thể gây bệnh COVID-19 cho người được tiêm chủng.

10. Có cần thiết làm test nhanh kháng thể trước khi tiêm vắc xin ngừa COVID-19?

Không cần thiết, do việc làm test nhanh kháng thể trước tiêm phòng COVID-19 không đem lại thông tin phục vụ hiệu quả cho việc tiêm vắc xin phòng COVID-19. Vì nếu test nhanh kháng thể dương tính, chưa chắc bạn đã được bảo vệ an toàn đối với COVID-19, do test nhanh kháng thể dương tính chỉ nói lên bạn đã từng nhiễm vi rút SARS-CoV-2 do mắc phải trước đó.

Nhưng vấn đề mấu chốt ở chỗ, test nhanh kháng thể chỉ định tính, không định lượng được lượng kháng thể, vì vậy vẫn chưa đủ cơ sở để kết luận khả năng miễn dịch của bạn đã đạt yêu cầu hay chưa. Nếu cơ thể bạn đã có kháng thể đối với vi rút SARS-CoV-2, việc tiêm vắc xin tiếp theo xem như là một mũi tiêm vắc xin phòng COVID-19 nhắc lại, vì chắc gì bạn sẽ được bảo vệ vĩnh viễn với kháng thể có trước đó, không có chuyện thừa thiếu kháng thể đặt ra ở đây. 

Nghiên cứu và thực tiễn cho thấy vắc xin COVID-19 an toàn kể cả với người đã nhiễm vi rút SARS-CoV-2, các nghiên cứu cũng cho thấy, nếu tiêm vắc xin ở người đã từng nhiễm bệnh COVID-19 sẽ kích hoạt tốt lượng tế bào lympho B và kháng thể trung hòa tăng gấp nhiều lần. Tốt nhất, bạn vẫn tiêm vắc xin phòng COVID-19 khi đến lượt, không cần thiết phải làm test nhanh kháng thể trước tiêm.

Hồ Hồng (t/h)

Share with friends

Bài liên quan

Hiểu đúng về thuốc lá điện tử
Sàng lọc bệnh Thalassemia để nâng cao chất lượng dân số
Không chủ quan với bệnh ung thư dương vật
Nắng nóng, gia tăng bệnh tiêu chảy ở trẻ
Ngày Thế giới phòng chống bệnh lao 24/3: Tuân thủ điều trị để chữa khỏi bệnh lao
Lưu ý chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng
Chủ động phát hiện và điều trị hội chứng ống trụ
[Toạ đàm] Lợi ích của việc khám sức khỏe tiền hôn nhân
Ngày Quốc tế bệnh hiếm 29/2: Bệnh hiếm và gánh nặng của bệnh hiếm
Mộng thịt ở mắt và cách điều trị
Những thói quen gây đau dạ dày và cách hạn chế cơn đau
Cảnh giác với những bệnh thường gặp trong và sau Tết
Làm thế nào để khắc phục, phòng ngừa chứng tiểu đêm
Vì sức khỏe của bạn, hãy ăn giảm muối ngay từ hôm nay
Bệnh uốn ván sơ sinh: nguyên nhân và cách phòng bệnh
Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ em dịp Tết
Bệnh trĩ - nỗi ám ảnh của nhiều người
Nâng cao kỹ năng sơ cấp cứu trong cộng đồng
[Video] Toạ đàm: Dinh dưỡng hợp lý phòng thừa cân, béo phì
Calo rỗng – Mối nguy hại cho sức khoẻ

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN