Đột quỵ não là sự xảy ra đột ngột các rối loạn chức năng cục bộ hoặc toàn thể của não, tồn tại quá 24 giờ, thường để lại những tổn thương nặng nề cho não hoặc gây tử vong.

1. Đột quỵ ngày càng trẻ hóa

Đột quỵ não (tai biến mạch máu não) có nguồn gốc từ các mạch máu não. Đột quỵ có hai thể chính là thiếu máu não (chiếm khoảng 80 - 85%) và chảy máu não (chiếm khoảng 15 - 20%).

Mặc dù có nhiều biện pháp dự phòng nhưng số lượng bệnh nhân đột quỵ ngày càng tăng. Nếu như trước đây, bệnh nhân đột quỵ thường nằm trong độ tuổi từ 50 - 60 trở lên thì nay có xu hướng trẻ hóa dần, thậm chí xảy ra cả ở độ tuổi 20 – 30 tuổi. Nguyên nhân một phần là do sự thay đổi về lối sống, chế độ dinh dưỡng và áp lực công việc.

Đột quỵ não thường xảy ra đột ngột và để lại hậu quả vô cùng nặng nề. Có đến 90% bệnh nhân phải gánh chịu các di chứng sau cơn đột quỵ như liệt nửa người, suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ dẫn đến giảm, mất khả năng lao động và làm việc… là gánh nặng về tình cảm, kinh tế cho bản thân, gia đình và xã hội.

3 giờ đầu tiên khi bệnh nhân bị đột quỵ là "thời gian vàng" để cấp cứu.

2. Yếu tố nguy cơ nào dẫn đến đột quỵ?

* Yếu tố nguy cơ không tác động được

Tuổi cao: tuổi càng cao, tỉ lệ bị đột quỵ càng cao
Giới tính: Nam giới dễ bị đột quỵ hơn nữ giới
Sắc tộc, vùng địa lý
Di truyền

* Các yếu tố nguy cơ có thể tác động được

Tăng huyết áp
Đái tháo đường
Các bệnh khác: thừa cân, béo phì, rối loạn chuyển hóa mỡ trong máu…
Các thói quen không tốt: lạm dụng rượu, hút thuốc lá, chất gây nghiện, ít vận động, kém tập luyện cơ thể, Stress…

Việc nhận biết sớm các dấu hiệu đột quỵ não có ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh.

Có 5 dấu hiệu báo hiệu đột quỵ là:

Đột nhiên thấy thấy tê bì, yếu hoặc liệt nửa người (một bên mặt, tay hoặc chân).
Đột nhiên nói khó, nói ngọng, nói líu lưỡi.
Đột ngột thấy hoa mắt chóng mặt, mất thăng bằng hoặc phối hợp động tác.
Đột nhiên thấy mờ thị lực một hoặc cả hai mắt.
Đột ngột thấy đau đầu dữ dội mà không tìm được nguyên nhân.

3. Ba giờ vàng cứu người đột quỵ

Khi thấy một người có các triệu chứng kể trên cần đưa nhanh người bệnh đến một cơ sở y tế gần nhất có khả năng khám và điều trị đột quỵ để chẩn đoán xác định, điều trị kịp thời nhằm cứu vãn các vùng não bị tổn thương, điều chỉnh các yếu tố nguy cơ và phục hồi chức năng cho người bệnh bằng nhiều biện pháp chuyên khoa như (làm tan hoặc lấy bỏ cục máu đông gây tắc nghẽn…) nếu có chỉ định.

Bên cạnh đó bệnh nhân sẽ được điều trị các biến chứng và phục hồi chức năng sớm, phát hiện và điều trị những yếu tố nguy cơ làm nặng bệnh, dự phòng tái phát.

 Thông thường, 3 giờ đầu tiên khi bệnh nhân bị đột quỵ là "thời gian vàng" để cấp cứu, hạn chế di chứng và tử vong. Trong giai đoạn này, cứ một phút trôi đi sẽ có 2 triệu tế bào thần kinh chết dần. Sau 3 giờ, nơi vùng não xảy ra tai biến và mô não cận kề vùng tai biến sẽ bị hư hại khó phục hồi. Bởi vậy không nên cạo gió, trích máu, tự ý dùng thuốc hay để mất thời gian chờ xem người bệnh có khỏe lại không.

4. Khắc phục hậu quả di chứng sau tai biến

Như đã nói ở trên, tỷ lệ bệnh và tử vong đột quỵ ngày càng tăng. Đi cùng với sự gia tăng này là chi phí cho điều trị bệnh giai đoạn cấp và phục hồi là rất lớn. Không những vậy, tỷ lệ tái phát bệnh lại rất cao. Trong năm đầu, tỷ lệ tái phát khoảng 30%, 5 năm sau tỷ lệ cũng khoảng 25-30% và lần tái phát sau sẽ nặng hơn. Bởi vậy, biện pháp dự phòng là rất quan trọng giúp ngăn chặn nguy cơ đột quỵ.

- Phòng ngừa đột quỵ bằng cách thay đổi các yếu tố nguy cơ có thể tác động được ở trên. Theo đó, người cao tuổi cần được khám bệnh định kỳ, đặc biệt là những người có bệnh về tăng huyết áp hoặc có kèm đái tháo đường, tăng mỡ máu, xơ vữa động mạch. Cảnh giác với nóng, lạnh đột ngột.

- Thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh: Áp dụng chế độ dinh dưỡng đủ chất và cân đối. Hạn chế sử dụng các chất béo, nhất là mỡ động vật và lạm dụng các chất kích thích (rượu, bia, chè đặc, cà phê), giảm lượng muối; ăn tăng lượng rau và hoa quả có chứa nhiều vitamin.

- Uống thuốc dự phòng: Nên sử dụng cho bệnh nhân các thuốc dự phòng đột quỵ não và kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu,.. có thể gây nên tái phát đột quỵ. Người bệnh cần thường xuyên luyện tập theo khả năng, dưới sự hướng dẫn của chuyên khoa và tránh stress để hồi phục nhanh chóng.

- Những người có nguy cơ cao bị đột quỵ như có bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, béo phì, tiểu đường… cần được khám theo dõi và điều trị thường xuyên bởi bác sĩ chuyên khoa, trong đó quan trọng nhất là kiểm soát tốt tình trạng huyết áp, đường huyết, giảm mỡ máu, giảm stress và thay đổi chế độ ăn sẽ giúp giảm được nguy cơ bị đột quỵ.

Theo SKĐS

Share with friends

Bài liên quan

10 nguyên tắc vàng giúp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Trước thông tin vắc xin COVID-19 AstraZeneca có thể gây đông máu, chuyên gia nói gì?
Trời nóng, nhiệt độ thay đổi liên tục - cảnh báo dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ tuổi
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
Lợi ích của “da kề da” mẹ với con ngay sau sinh
[Infographic] Hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ mùa nắng nóng
Hội chứng ruột kích thích: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh
Ăn uống khoa học phòng bệnh đái tháo đường
Đảm bảo công tác tiêm chủng, bảo vệ sức khỏe cho trẻ
Việt Nam vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao
Nhiễm trùng đường ruột: nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa
Nguyên nhân và cách phòng ngừa ngủ ngáy
Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường
Chữa rụng tóc bằng Y học cổ truyền
Những lưu ý khi dùng vitamin E ai cũng cần biết
Thời tiết nắng nóng, bệnh hô hấp gia tăng
Lưu ý cho bệnh nhân sau khi mổ tim
Ăn rau quả như thế nào cho đúng cách?
Nguyên nhân và cách khắc phục tắc tia sữa sau sinh
7 thực phẩm nên ưu tiên để thải độc gan sau Tết

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN