Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam đưa ra hướng dẫn "5 bước theo dõi bệnh nhân COVID-19 tại nhà", trong đó có hướng dẫn đối với cộng đồng, người nhà và bản thân người bệnh.

Bước 1: Đối với cộng đồng - Nhận biết các triệu chứng của COVID-19

Nếu bạn có những triệu chứng điển hình của COVID-19 như Sốt - Ho - Đau họng - Mất vị giác, khứu giác - Đau cơ - Đau đầu, hãy gọi điện cho nhân viên y tế để được tư vấn và xét nghiệm.

Các triệu chứng nặng của COVID-19 bao gồm: khó thở, không thể ra khỏi giường hay tự chăm sóc bản thân, đau ngực, hoa mắt, chóng mặt lờ đờ. Nếu bạn hoặc bất cứ người nào bạn quen biết có các triệu chứng nặng của COVID-19 nêu trên, hãy gọi điện ngay cho nhân viên y tế để được hỗ trợ.

Bước 2: Đối với người bệnh - Tự chăm sóc bản thân

Người bệnh COVID-19 cần nghỉ ngơi trong phòng riêng, thông thoáng khí (nếu có thể), hoặc đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2m với người khác.

Nếu mắc COVID-19, bạn cần uống nhiều nước để cơ thể không mất nước, đảm bảo bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng. Cần nhớ, luôn đeo khẩu trang y tế khi tiếp xúc với người khác.

Người mắc COVID-19 dùng paracetamol khi bị sốt, đau mỏi cơ, đau đầu. Bạn hãy tư vấn với nhân viên y tế về liều lượng và khoảng cách giữa các liều. Đồng thời, có thể chườm mát, lau người bằng nước ấm để hạ sốt.

Người bệnh COVID-19 khi tự chăm sóc sức khỏe bản thân tại nhà cần lưu ý:

- Theo dõi nồng độ oxy theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

- Không tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định của nhân viên ngoại trừ paracetamol dùng khi bị sốt/đau mỏi cơ/đau đầu.

- Nếu bạn thấy khó thở, không thể ra khỏi giường hay tự chăm sóc bản thân, đau ngực, hoặc hoa mắt, chóng mặt, lờ đờ, hãy gọi ngay cho nhân viên y tế để được hỗ trợ.

Bước 3: Đối với người bệnh COVID-19 và người nhà: Bảo vệ những người sống cùng

Để bảo vệ người thân khi F0 điều trị tại nhà, luôn giữ khoảng cách với người khác, ở trong phòng riêng (nếu có thể), thông thoáng khí. Nếu không có phòng riêng, F0 hãy giữ khoảng cách tối thiểu 2m với những người khác sống trong nhà.

F0 và tất cả mọi người trong nhà cần luôn đeo khẩu trang khi tiếp xúc với nhau. Sử dụng riêng các đồ dùng ăn uống, sinh hoạt. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc dung dịch rửa tay khô.

Bước 4:  Dùng máy đo nồng độ oxy đối với F0 điều trị tại nhà

Nếu F0 được bác sỹ khuyên dùng máy đo nồng độ oxy (SpO2), hãy đảm bảo bạn biết sử dụng máy đo đúng cách. Nếu không biết cách sử dụng, hãy hỏi nhân viên y tế để được hướng dẫn.

Hãy dùng máy để kiểm tra nồng độ oxy 3 lần/ngày, hoặc theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Bước 5: Theo dõi nồng độ oxy rất quan trọng đối với F0

Nồng độ oxy (SpO2) rất quan trọng. Hướng dẫn chung đối với theo dõi nồng độ oxy của người mắc COVID-19 tại nhà:

- Bất kể nồng độ oxy của bạn là bao nhiêu, nếu bạn thấy khó thở, không thể ra khỏi giường hay tự chăm sóc bản thân, đau tức ngực, hoặc bạn cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, hãy gọi ngay cho nhân viên y tế để được hỗ trợ.

- Nếu nồng độ oxy trên 94%, hãy tiếp tục theo dõi nồng độ oxy của bạn.

Nhân viên y tế có thể hướng dẫn chi tiết riêng, tùy theo tình trạng của F0.

Nếu nồng độ oxy ≤ 94%, hãy gọi ngay cho nhân viên y tế hoặc tìm kiếm chăm sóc y tế, dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ. Thay đổi các tư thế nằm trên giường: nằm sấp, nằm nghiêng, và ngồi thẳng lưng, mỗi lần khoảng 2 giờ.

BYT-WHO

Share with friends

Bài liên quan

[Video] Tọa đàm: 100% người mắc bệnh dại sẽ tử vong - Phòng ngừa ra sao?
Ghi nhận ca cúm A/H9 đầu tiên, Bộ Y tế hướng dẫn cách phòng cúm gia cầm lây sang người
Xuất hiện trẻ bị viêm não mô cầu tại Tây Ninh, cần tiêm vắc xin phòng bệnh
[Video] Tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại
Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để chủ động phòng bệnh sởi
Các địa phương cần triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại
Người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh dại
Chủ động phòng ngừa bệnh dại
Thêm 1 ca nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ
[Infographics] Cúm A: Các dấu hiệu cảnh báo cần nhập viện khẩn cấp
Khuyến cáo phòng bệnh hô hấp gia tăng
[Infographic] Những điều cần biết về bệnh đậu mùa khỉ
Toàn dân chung tay cùng ngành y tế phòng chống dịch bệnh
Chủ động phòng bệnh cúm khi thời tiết giao mùa
[Tọa đàm] Những điều cần biết để phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ
Một số thông tin về bệnh đậu mùa khỉ
Hướng dẫn trẻ cách tự vệ khi bị chó tấn công
[Infographic] Bệnh đậu mùa khỉ và những điều cần biết
Đồng Nai tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ
Chủ động phòng chống bệnh lây từ động vật sang người

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN