Thiếu máu não thoáng qua có thể là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ. Khi bị thiếu máu não thoáng qua cần làm gì? Làm sao để không bị thiếu máu não thoáng qua?

Biểu hiện của thiếu máu não thoáng qua

Cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA – transient ischemic attack) là thuật ngữ chuyên môn, chỉ một tình trạng gần giống đột quỵ não do nhồi máu. Tuy nhiên, khác với nhồi máu não, cơn thiếu máu não không gây ra tổn thương ở nhu mô não, các triệu chứng thường mất đi trong vòng 60 phút, trong đa số trường hợp là khoảng 5-10 phút.

Thiếu máu não thoáng qua có nguy hiểm không?

Nhiều người thường nhầm lẫn thiếu máu não thoáng qua và đột quỵ. Nếu chỉ thông qua biểu hiện bệnh, rất khó để phân biệt đột quỵ và thiếu máu não thoáng qua.

Tuy nhiên, thiếu máu não thoáng qua khác với đột quỵ ở chỗ các biểu hiện chỉ xuất hiện trong vòng một tiếng. Đa số là 5-10 phút sau đó giảm dần và mất đi hoàn toàn sau 24h, không để lại di chứng. Bệnh nhân sau đó trở lại trạng thái bình thường.

Nhiều người thường chủ quan, không để ý và bỏ qua các triệu chứng này, không đi khám bệnh vì các triệu chứng của thiếu máu não thoáng qua chỉ xảy ra trong thời gian ngắn. Song có tới 30-40% các bệnh nhân đột quỵ não trước đó đã xuất hiện cơn thiếu máu não thoáng qua.

Những người đã từng bị cơn thiếu máu não thoáng qua có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 9 lần những người chưa bị lần nào. Chúng ta cần coi cơn thiếu máu não thoáng qua là một dấu hiệu cảnh báo rõ ràng dẫn đến đột quỵ não, cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám.

Thiếu máu não thoáng qua là một dấu hiệu cảnh báo rõ ràng dẫn đến đột quỵ não.

Phải làm gì bị thiếu máu não thoáng qua?

Bị thiếu máu não thoáng qua cần làm gì? Mặc dù thiếu máu não thoáng qua chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn và tự động biến mất, tuy nhiên nếu gặp cơn thiếu máu não thoáng qua người bệnh cần lưu ý:

- Người bệnh cần được nghỉ ngơi, nằm trên mặt phẳng thông thoáng trong tư thế sao cho máu lên não dễ dàng nhất (nằm nghiêng một bên hoặc nằm ngửa, đầu để thấp).

- Nới lỏng quần áo hoặc tháo bớt áo khoác, cà vạt, thắt lưng…

- Sau khi bệnh nhân tỉnh nên cho ăn đồ lỏng như cháo, súp, uống sữa…

Cơn thiếu máu não thoáng qua có thể diễn ra một lần hoặc nhiều lần và có nguy cơ cao dẫn tới đột quỵ nhồi máu não. Vì vậy, cần phải xem thiếu máu não thoáng qua là một cảnh báo có khả năng bị đột quỵ, người bệnh cần được tới cơ sở y tế để điều trị dự phòng.

Nếu có dấu hiệu của cơn thiếu máu não thoáng qua cũng cần thăm khám sớm để phát hiện bệnh.

Làm gì để không bị thiếu máu não thoáng qua?

Làm gì để không bị thiếu máu não thoáng qua? Có nhiều yếu tố tác động đến cơn thiếu máu não thoáng qua như độ tuổi, di truyền, các bệnh nền, lối sống không lành mạnh… Bất kỳ ai cũng có khả năng gặp những cơn thiếu máu não thoáng qua. Để hạn chế tình trạng này, chúng ta cần giải quyết 3 vấn đề:

- Giảm tình trạng xơ vữa của mạch máu: Bằng cách bỏ rượu, bia, thuốc lá; giảm cân và kiểm soát mỡ máu tốt, điều trị tích cực các bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp… Tăng cường vận động nhẹ tùy theo sức của mình, ăn nhiều rau và trái cây tươi, hạn chế thịt đỏ và đồ chế biến sẵn, bổ sung Omega-3 và các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa.

- Giảm tình trạng co thắt của mạch máu thông qua việc kiểm soát stress, giảm căng thẳng, vệ sinh giấc ngủ để có giấc ngủ tốt. Tránh gió lùa hay di chuyển đột ngột từ nơi ấm sang nơi lạnh…

- Giảm tình trạng tăng đông máu: tích cực vận động nhẹ nhàng, điều trị tốt các bệnh tim mạch (rung nhĩ), tiểu đường, tăng huyết áp…. Thăm khám bác sĩ để dự phòng bằng các loại thực phẩm chức năng hoặc thuốc chống đông máu, thuốc chống kết tập tiểu cầu.

Các xét nghiệm có thể làm là siêu âm tim, siêu âm động mạch cảnh, động mạch đốt sống, xét nghiệm các chỉ số đông máu, chụp cộng hưởng từ sọ não…

Cơn thiếu máu não thoáng qua thường gặp ở độ tuổi 60 trở lên, tuy nhiên ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa. Chính vì vậy những người trẻ tuổi nếu có dấu hiệu của cơn thiếu máu não thoáng qua cũng cần thăm khám sớm để phát hiện bệnh.

Theo Sức khoẻ & Đời sống

Share with friends

Bài liên quan

Không hút thuốc lá để phòng ngừa ung thư phổi
Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5: Tác hại của thuốc lá điện tử đối với thanh thiếu niên
Giới trẻ và nguy cơ nghiện nicotine trong thuốc lá điện tử
Những thói quen có hại tới dạ dày của bạn
Khuyến cáo giúp nâng cao sức khỏe người cao tuổi
Phòng, chống xâm hại tình dục đối với trẻ em
Bệnh tăng tiết mồ hôi và phương pháp điều trị
Bảo vệ sức khỏe trong những đợt nắng nóng kỷ lục
Cần tiêm đủ các mũi vắc xin COVID-19, nhất là những người có nguy cơ cao
Tác hại của thuốc lá điện tử đối với thanh thiếu niên
Các biện pháp phòng bệnh dại ở trẻ em
Chăm sóc đúng cách mụn trứng cá ở lứa tuổi học đường
Những điều cần lưu ý trước và sau khi hiến máu
Thay đổi thói quen tiêu thụ đường ở trẻ em
Nguy hiểm bệnh viêm tuỵ cấp
Bộ Y tế khuyến cáo cần tiêm chủng vắc xin kịp thời để loại trừ nhiều bệnh nguy hiểm
Gánh nặng sức khỏe ngày càng tăng do tiêu thụ đồ uống có đường, chuyên gia y tế khuyến cáo
Tuần lễ Tiêm chủng Thế giới: Vắc xin – “lá chắn” bảo vệ sức khỏe mọi người
Những ai cần tiêm phòng viêm gan B?
Vắc xin Gardasil 9 - phòng ngừa bệnh do vi rút HPV cho cả nam và nữ
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
 Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
 Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
 Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
TRANG TIN VỀ DỊCH BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP COVID-19
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN