Nắng nóng những ngày qua khiến cho nhiều người cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, nhất là những người lao động phải làm việc ngoài trời. Cần làm gì để bảo vệ sức khỏe trong thời tiết nắng nóng kỷ lục?

Nắng nóng kỷ lục trong những ngày qua khiến nhiều người mệt mỏi, kiệt sức, đặc biệt là người giả, trẻ em, những người có sức đề kháng yếu. Dưới đây là những lời khuyên bảo vệ sức khỏe trong những ngày nắng nóng.

Nắng nóng kỷ lục, làm gì để bảo vệ sức khỏe của bản thân?

Tốt nhất bạn nên đến căn phòng mát nhất trong nhà, đặc biệt là vào ban đêm. Nếu không thể làm cho ngôi nhà của mình mát mẻ hơn, hãy dành 2-3 giờ mỗi ngày ở nơi mát mẻ (chẳng hạn như tòa nhà  có điều hòa nhiệt độ).

Tránh ra ngoài vào thời điểm nóng nhất trong ngày. 

Tránh hoạt động thể chất và các vận động nặng. Nếu bạn phải thực hiện các hoạt động gắng sức, hãy thực hiện vào thời điểm mát mẻ nhất trong ngày, thường là vào buổi sáng từ 4-7h sáng, ở nơi có bóng râm. 

Không để trẻ em hoặc động vật trong xe đang đỗ ngoài trời nắng.

Làm thế nào để giữ cho cơ thể mát mẻ trong một đợt nắng nóng?

Để cơ thể mát mẻ trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm, hãy nhớ uống đủ nước, tắm nước mát hoặc tắm bồn. Bạn cũng có thể sử dụng túi chườm lạnh, khăn tắm để làm mát. Mặc quần áo nhẹ, rộng, thoáng bằng chất liệu tự nhiên.

Nếu phải đi ra ngoài, hãy nhớ đội mũ rộng vành hoặc mũ lưỡi trai và đeo kính râm. Sử dụng khăn trải giường mỏng, không có đệm, để tránh tích tụ nhiệt. Bổ sung nước cho cơ thể bằng cách uống nước, nước hoa quả...  thường xuyên, nhưng tránh uống rượu, uống quá nhiều caffein và đường. Ăn nhiều bữa nhỏ và ăn thường xuyên hơn. Tránh thức ăn có nhiều chất đạm.

Nên làm gì nếu cảm thấy không khỏe trong đợt nắng nóng?

Nếu có những dấu hiệu như chóng mặt, yếu ớt, lo lắng, khát nước dữ dội và đau đầu trong thời tiết nắng nóng, tốt nhất bạn nên di chuyển đến nơi mát mẻ càng sớm càng tốt và đo nhiệt độ cơ thể. Sau đó, nên uống một ít nước hoặc nước ép trái cây để bù nước.

Mất nước dẫn đến sốc nhiệt là nguy cơ nặng nhất trong thời tiết nắng nóng.

Nghỉ ngơi ngay lập tức ở nơi mát mẻ nếu bạn bị co thắt cơ gây đau (đặc biệt là ở chân, tay hoặc bụng) và uống dung dịch bù nước có chứa chất điện giải. Bạn sẽ cần tới cơ sở y tế nếu chuột rút do nhiệt kéo dài hơn 1 giờ. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn cảm thấy các triệu chứng bất thường hoặc nếu các triệu chứng vẫn tồn tại.

Nếu một người có triệu chứng mất nước như da khô, nóng và mê sảng, co giật và/hoặc bất tỉnh, người bên cạnh cần gọi bác sĩ hoặc xe cứu thương ngay lập tức. Trong khi chờ đợi sự giúp đỡ, hãy di chuyển bệnh nhân đến nơi mát mẻ, đặt họ ở tư thế nằm ngang và nâng cao chân và hông, cởi bỏ quần áo và bắt đầu làm mát từ bên ngoài. Có thể đặt túi làm mát, khăn nhúng nước mát vào vùng cổ, nách và háng, dùng quạt mát để giảm nhiệt độ cơ thể, phun nước lên da ở nhiệt độ 25–30 °C. Sau đó tiến hành đo nhiệt độ cơ thể cho bệnh nhân. 

Làm để giữ cho ngôi nhà mát mẻ trong một đợt nắng nóng?

Trong đợt nắng nóng, bạn nên cố gắng giữ cho không gian sống của mình luôn mát mẻ. Kiểm tra nhiệt độ phòng lúc 8-10h sáng, 13h và ban đêm sau 22h. Lý tưởng nhất là nhiệt độ phòng nên được duy trì ở mức dưới 32°C vào ban ngày và 24°C vào ban đêm. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ sơ sinh hoặc người lớn trên 60 tuổi hoặc những người mắc bệnh mãn tính.

Vào ban đêm và sáng sớm khi nhiệt độ bên ngoài thấp hơn, hãy mở tất cả các cửa sổ và cửa chớp trong nhà. Vào ban ngày nhất là những ngày nắng nóng, hãy đóng cửa sổ và cửa chớp (nếu có), đặc biệt là những cửa sổ đón nắng vào ban ngày. Tắt đèn và càng nhiều thiết bị điện càng tốt. Treo mành, màn cửa, hay rèm ở mái hiên - nơi thường đón nắng buổi sáng hoặc buổi chiều. Treo khăn ướt để làm mát không khí trong phòng.

Nếu nơi ở của bạn có máy lạnh, hãy đóng cửa ra vào và cửa sổ và tắt các thiết bị điện không cần thiết để đảm bảo luôn có điện và giảm nguy cơ mất điện. Quạt điện có thể giúp làm mát, điều cần nhớ là khi nhiệt độ trên 35°C, có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt. Điều quan trọng nhất là phải uống bổ sung nước cho cơ thể, không chỉ giúp làm mát mà còn tránh mất nước, sốc nhiệt. 

Trần Hải
Nguồn: Sức khoẻ Đời sống

Share with friends

Bài liên quan

Sàng lọc bệnh Thalassemia để nâng cao chất lượng dân số
Không chủ quan với bệnh ung thư dương vật
Nắng nóng, gia tăng bệnh tiêu chảy ở trẻ
Ngày Thế giới phòng chống bệnh lao 24/3: Tuân thủ điều trị để chữa khỏi bệnh lao
Lưu ý chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng
Chủ động phát hiện và điều trị hội chứng ống trụ
[Toạ đàm] Lợi ích của việc khám sức khỏe tiền hôn nhân
Ngày Quốc tế bệnh hiếm 29/2: Bệnh hiếm và gánh nặng của bệnh hiếm
Mộng thịt ở mắt và cách điều trị
Những thói quen gây đau dạ dày và cách hạn chế cơn đau
Cảnh giác với những bệnh thường gặp trong và sau Tết
Làm thế nào để khắc phục, phòng ngừa chứng tiểu đêm
Vì sức khỏe của bạn, hãy ăn giảm muối ngay từ hôm nay
Bệnh uốn ván sơ sinh: nguyên nhân và cách phòng bệnh
Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ em dịp Tết
Bệnh trĩ - nỗi ám ảnh của nhiều người
Nâng cao kỹ năng sơ cấp cứu trong cộng đồng
[Video] Toạ đàm: Dinh dưỡng hợp lý phòng thừa cân, béo phì
Calo rỗng – Mối nguy hại cho sức khoẻ
Cần quan tâm giáo dục sức khỏe sinh sản cho trẻ vị thành niên

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN