Bạn không rõ làm sao để bảo vệ bản thân khỏi bị muỗi đốt? Bạn băn khoăn liệu mình có đang mắc Sốt xuất huyết? Làm sao để phân biệt được bạn đang bị Sốt xuất huyết, nhiễm COVID-19 hay cúm? Mắc Sốt xuất huyết được chăm sóc và hồi phục tại nhà cần lưu ý điều gì? Dấu hiệu nào cảnh báo sốt xuất huyết nặng?

Tất cả câu trả lời cho các câu hỏi về Sốt xuất huyết đã được tổng hợp dưới đây của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

1. Cách bảo vệ bản thân tránh bị mắc Sốt xuất huyết

Không có vắc xin cũng như thuốc đặc trị cho Sốt xuất huyết, vì vậy, để tự bảo vệ bản thân một cách tốt nhất trước dịch bệnh này. Hãy:

🔸Sử dụng bình xịt chống muỗi
🔸Mặc quần áo dài tay, sáng màu
🔸Lắp lưới chắn muỗi ở cửa sổ
🔸Mắc màn tẩm hóa chất diệt côn trùng khi ngủ
🔸Sử dụng các sản phẩm diệt muỗi khác như thuốc xịt côn trùng, nhang muỗi, đèn bắt muỗi

Và hãy nhớ - DIỆT muỗi và nơi sinh sản của muỗi ở xung quanh khu vực bạn sinh sống vì muỗi chỉ cần 1 lượng nước chứa vừa trong nắp chai để sinh sản!

2. Giảm nguy cơ mắc Sốt xuất huyết:

Để ngăn chặn dịch Sốt xuất huyết bùng phát, cách tốt nhất là triệt tiêu các môi trường muỗi có thể sinh sản làm phát sinh lăng quăng.

Hãy làm theo nguyên tắc:

📌 Đậy nắp thùng nước
📌 Cọ rửa, làm sạch các thùng chứa nước
📌 Loại bỏ các vật dụng và rác có thể đọng nước
📌 Thường xuyên thay nước trong chậu cây và lọ hoa
📌 Dọn sạch rãnh thoát nước và cống
📌 Lật úp và đậy các vật dụng đựng nước mà không dùng đến

3. Các triệu chứng của Sốt xuất huyết:

Hầu hết các ca Sốt xuất huyết đều có triệu chứng nhẹ, thậm chí không có triệu chứng. Nhưng trong một số trường hợp, bệnh có thể gây ra các triệu chứng giống như cúm đi kèm với Sốt cao (40°C) và hai hoặc nhiều triệu chứng khác như:

🔸Đau đầu
🔸Đau hốc mắt
🔸Buồn nôn/nôn mửa
🔸Nổi hạch
🔸Đau cơ, xương hoặc khớp
🔸Phát ban

Chẩn đoán kịp thời và điều trị đúng sẽ giúp giảm nguy cơ các triệu chứng bệnh trở nặng và cứu nhiều sinh mạng, ở cả người lớn và trẻ em!

4. Nếu có các triệu chứng của Sốt xuất huyết:

LƯU Ý: Hãy sử dụng paracetamol để giảm đau và hạ sốt, KHÔNG dùng ibuprofen hay aspirin để tránh các biến chứng xuất huyết.

5. Chăm sóc người mắc Sốt xuất huyết tại nhà:

Những người mắc Sốt xuất huyết nhưng không xuất hiện triệu chứng bệnh nặng có thể được chăm sóc và hồi phục tại nhà.

Hãy lưu ý những điểm sau khi chăm sóc bệnh nhân Sốt xuất huyết:

🔹Đảm bảo người bệnh được nghỉ ngơi đầy đủ
🔹Cho người bệnh uống nhiều nước
🔹Mắc màn và xịt thuốc đuổi muỗi cho bệnh nhân khi nằm nghỉ và ngủ
🔹Có thể dùng paracetamol để giảm sốt và giảm đau
🔹Khi có dấu hiệu bệnh trở nặng, đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất
🔹Người chăm sóc nên mặc quần áo dài sáng màu và xịt thuốc muỗi.

6. Những dấu hiệu cảnh báo Sốt xuất huyết nặng:

Khi tiến triển thành sốt xuất huyết Dengue nặng, giai đoạn nguy kịch diễn ra trong khoảng 3-7 ngày sau khi xuất hiện dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Thân nhiệt sẽ giảm, điều này không có nghĩa là người bệnh đang hồi phục. Ngoài ra, cần đặc biệt chú ý tới các dấu hiệu cảnh báo bởi vì đó có thể là dấu hiệu của sốt xuất huyết nặng.

Khi nghi ngờ sốt xuất huyết nặng, người bệnh cần được nhanh chóng đưa tới phòng cấp cứu hoặc cơ sở y tế gần nhất bởi vì tình trạng này gây ra:

- Thất thoát huyết tương có thể dẫn tới sốc và/hoặc tích tụ dịch dẫn tới suy hô hấp hoặc không;

- Chảy máu nặng; Tổn thương tạng nặng.

 PV

Nguồn: WHO 

Share with friends

Bài liên quan

Tiêm chủng mở rộng – Nỗ lực bảo vệ sức khỏe trẻ em trước các dịch bệnh nguy hiểm
Chủ động kiểm soát các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tái nổi
Khẩn trương triển khai các giải pháp để khống chế, sớm dập dịch sởi
[Video] Tọa đàm: Tiêm vắc xin – Biện pháp phòng bệnh Sởi hiệu quả
Từ đầu năm 2024, cả nước có hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại
Vì sao cần tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi?
[Infographic] Triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván – bạch hầu cho trẻ trong chương trình Tiêm chủng mở rộng
[Infographic] Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Hãy tiêm vắc xin sởi cho trẻ ngay khi trẻ đủ 9 tháng tuổi
Báo động bệnh sởi ở người lớn gia tăng
Tham mưu UBND tỉnh công bố dịch sởi trên địa bàn tỉnh
[Infographic] Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Chủ động triển khai các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết
Những cái chết thương tâm do bệnh dại đến từ sự chủ quan
[Video] Cúm gia cầm (Cúm A/H5N1) nguy hiểm như thế nào?
Cúm A/H5N1 nguy hiểm như thế nào?
Lợi ích tiêm vắc xin sởi cho trẻ
Khuyến cáo 6 biện pháp phòng, chống cúm A(H5N1)
[Video] Triển khai chiến dịch tiêm vắc xin Sởi – Rubella trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2024
[Video] Tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân về bệnh dại

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN