Tăng tiết mồ hôi (TTMH) là tình trạng thường gặp và có khắp trên cơ thể, tuy nhiên tập trung nhiều nhất là xung quanh vùng trán, nách, lòng bàn tay, bàn chân. Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe hay tính mạng nhưng sẽ làm chúng ta mất tự tin trong giao tiếp, bởi vì lúc nào cũng ra mồ hôi rất nhiều, cảm giác rất khó chịu. Chính vì vậy, người bệnh nên đến bệnh viện có chuyên khoa để được điều trị sớm và dứt điểm để lấy lại cảm giác tự tin trong học tập, công việc và cuộc sống. 

Gây mất tự tin khi giao tiếp

Nhiều người, nhất là ở lứa tuổi thanh thiếu niên khi TTMH tay hay cơ thể tiết quá nhiều mồ hôi, khiến các em mất tự tin. Điển hình như trường hợp 2 anh em Lê Nguyễn Long và Lê Thanh Long, ở phường Trảng Dài, TP. Biên Hòa có tiền sử TTMH từ nhỏ, chủ yếu ở các vị trí như tay, chân và nách. Đổ mồ hôi liên tục và gây ra mùi khó chịu đã ảnh hưởng rất nhiều đến học tập, giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày của hai anh em và lâu ngày ảnh hưởng đến tâm lý, khiến các em mất dần sự tự tin.

Em Lê Thanh Long cho hay, thời tiết nắng nóng hay bình thường đều đổ mồ hôi, nắng nóng đổ mồ hôi nhiều hơn và thường đổ mồ hôi trong giờ học hoặc thi. Trong giờ học mà đổ mồ hôi rất khó chịu nên phải trang bị sẵn khăn để lau tay hoặc rửa tay thường xuyên. Do đó, không dám thuyết trình hay giao tiếp, mình thiếu tự tin, từ đó rất ít bạn bè.

Còn trường hợp em Nguyễn Thị Thái Hòa, phường Trảng Dài, TP. Biên Hòa lúc nào cũng ra mồ hôi tay, nhất là trời nắng nóng mồ hôi ra nhỏ giọt, ướt sách vở. Những lúc này đi chơi với bạn bè rất ngại cầm tay.

Bệnh nhân đến tái khám sau 1 tuần phẫu thuật điều trị bệnh TTMH tay tại Khoa Ngoại lồng ngực – Tim mạch, Bệnh viện ĐK Đồng Nai.

TS.BS Võ Tuấn Anh, Trưởng khoa Ngoại lồng ngực – Tim mạch, Bệnh viện ĐK Đồng Nai cho biết, TTMH hiện vẫn chưa có nguyên nhân cụ thể, tuy nhiên nếu trong gia đình có người bị TTMH thì người khác cũng có thể bị. Ngoài ra, có các yếu tố nguy cơ như căng thẳng, ăn đồ cay nóng nhiều, tập thể thao hay trên cơ địa đã từng TTMH rồi thì nó sẽ đổ mồ hôi hơn nữa. Đặc biệt, khi căng thẳng, khi làm việc đổ mồ hôi ra nhiều hơn ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng công việc. 

Hầu hết các trường hợp bị ra mồ hôi quá nhiều xảy ra từ rất sớm, ban đầu chỉ là chứng đổ mồ hôi trộm lúc còn bé, nhưng khi bước sang tuổi dậy thì, mồ hôi xuất hiện nhiều tại lòng bàn tay, bàn chân, và sau đó mồ hôi nách phát triển từ sau tuổi vị thành niên. Đây là những nơi có mật độ dày nhất và hoạt động mạnh nhất của các tuyến mồ hôi. 

“TTMH là một tình trạng thường gặp, bệnh tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe hay tính mạng nhưng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe về mặt thể chất như gây ra bệnh lý viêm da, nhiễm nấm những vùng TTMH. Bên cạnh đó ảnh hưởng đến tâm lý, mất tự tin trong giao tiếp, bởi vì lúc nào cũng ra mồ hôi rất nhiều, cảm giác rất khó chịu, đối với người làm trong ngành dược mồ hôi tay khó tiếp xúc với viên thuốc” – TS.BS Tuấn Anh nói.

Hiệu quả phẫu thuật điều trị tăng tiết mồ hôi 

Theo TS.BS Tuấn Anh, TTMH có 4 mức độ từ nhẹ đến nặng và tùy theo từng mức độ có phương pháp điều trị khác nhau. Thông thường ở mức độ 1, 2 điều trị không xâm lấn, sử dụng muối nhôm để hấp thu mồ hôi tăng tiết ra, hay 1 số biện pháp như điện trị liệu, tiêm botox vào cùng bàn tay để giảm tiết mồ hôi. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ tạm thời và TTMH sẽ tiết ra mồ hôi lại. Đối với TTMH nặng, hiện nay với sự phát triển chuyên ngành gây mê hồi sức, ngoại lồng ngực tim mạch do đó để điều trị TTMH có 1 phương pháp tương đối triệt để, đó là cắt đốt hạch giao cảm. Theo đó, bệnh nhân sẽ được gây mê, sau đó nội soi lồng ngực đi vào tiếp cận hạch giao cảm chi phối tiết mồ hôi ở chi trên, sau đó dùng năng lượng nhiệt để đốt loại bỏ chuỗi hạch đó ra khỏi hệ thống.

“Với phương pháp này thời gian phẫu thuật ngắn từ 20-30 phút, tỷ lệ thành công đạt từ 92-98%, an toàn và không có biến chứng hay rủi ro gì cho bệnh nhân và khả năng tái phát thấp, từ 5-10%” – TS.BS Tuấn Anh cho biết thêm.

Sau một tuần phẫu thuật nội soi điều trị TTMH tay, em Nguyễn Thị Thái Hòa đến tái khám lại, kết quả cho thấy lòng bàn tay của em luôn khô ráo dù thời tiết rất oi bức. Điều đáng nói, sau phẫu thuật, em không còn thấy ra mồ hôi tay thành giọt như trước nữa và chưa thấy đổ mồ hôi bù trừ ở các vị trí khác trên cơ thể. “Sau khi mổ thấy tay khô và khô luôn cả nách, không đổ mồi hôi chân nhiều như trước, em thấy tự tin thoải mái” – Hòa vui mừng chia sẻ.

“Mồ hôi ra nhiều cũng làm cơ thể mất nước, mất muối, nhanh mệt mỏi. Điều đáng nói, tăng tiết mồ hôi là bệnh lý thường gặp ở người trẻ tuổi, gây ảnh hưởng đến tâm lý của giới trẻ. Chính vì vậy, người bệnh nên đến bệnh viện có chuyên khoa để được điều trị sớm và dứt điểm bệnh TTMH để lấy lại cảm giác tự tin trong học tập, công việc và cuộc sống” – TS.BS Tuấn Anh khuyến cáo.

Sao Mai

Share with friends

Bài liên quan

Điều trị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên bằng y học cổ truyền
Không tự ý điều trị bệnh đau mắt đỏ
Điều trị đau cổ vai gáy: Cẩn trọng với phương pháp bẻ xương khớp
Làm gì để không bị lây bệnh đau mắt đỏ?
Không chủ quan với rối loạn Tic
Cấy chỉ - phương pháp điều trị mang hiệu quả cao
Báo động nạn phá thai ở trẻ vị thành niên
[Tọa đàm] Kiểm soát tốt bệnh vảy nến để phòng ngừa các biến chứng
Không chữa bệnh dại bằng các biện pháp chưa được Bộ Y tế công nhận
Bệnh do virus ở trẻ: Những biểu hiện cha mẹ cần biết
Phòng ngừa bệnh ghẻ
Vì sao đi bơi lại hay bị viêm tai giữa cấp?
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị bệnh tay chân miệng
8 lý do khiến bạn thức dậy mệt mỏi vào buổi sáng và cách khắc phục
6 sai lầm khi dùng thuốc trị tay chân miệng
Lựa chọn, sử dụng và bảo quản muối i-ốt đúng cách
[Infographic] 8 loại thực phẩm cung cấp nhiều dinh dưỡng tốt cho trẻ bị tay chân miệng
Dấu hiệu nhận biết và phòng ngừa bệnh viêm bao gân ngón tay
Không chủ quan với nhiễm giun sán, ký sinh trùng
Không hút thuốc lá để phòng ngừa ung thư phổi
TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
TRANG TIN VỀ DỊCH BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP COVID-19
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN