Trước nguy cơ biến thể Omicron XBB.1.5 xâm nhập vào Việt Nam dịp Tết Nguyên Đán là rất lớn, hãy tìm hiểu những triệu chứng COVID-19 do biến thể XBB.1.5 gây ra cũng như cách phòng ngừa. Đáng chú ý, liệu pháp kháng thể đơn dòng được cho là không hiệu quả trước hai biến thể mới XBB và XBB.1.5.

Bộ Y tế cho biết biến thể XBB vừa được ghi nhận ở TP HCM và Tây Ninh. Tuy nhiên, kết quả giải trình tự gene cho thấy Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc XBB 1.5 nào. Cả hai biến thể COVID-19 trên đều là dòng phụ mới của chủng Omicron, với biến thể XBB hiện đã lây lan ở hơn 70 quốc gia.

Đại diện Sở Y tế TP.HCM cho biết, thời gian tới, do sự gia tăng, giao lưu đi lại của người dân trong dịp Tết nên việc xuất hiện biến thể phụ XBB.1.5 tại Việt Nam là khó tránh khỏi.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), XBB.1.5 có “lợi thế tăng trưởng” mạnh nhất so với tất cả các biến thể phụ chiếm chủ đạo khác của Omicron. Tuy nhiên, theo WHO, hiện chưa rõ liệu biến thể XBB.1.5 có khiến bệnh nặng hơn hay không cũng như tỷ lệ nhập viện, tử vong do chủng này.

Biến thể XBB.1.5 nguy hiểm thế nào?

Do biến thể phụ của Omicron XBB.1.5 đang có xu hướng gia tăng ở Mỹ và nhiều quốc gia khác trên thế giới, Cơ quan Kiểm soát Dịch bệnh châu Âu (ECDC) lo ngại biến thể này có thể gây ra làn sóng COVID-19 mới ở châu Âu.

ECDC cho biết, XBB.1.5 có tốc độ lây lan nhanh chóng do biến thể này chứa đột biến mới mang tên F486P có khả năng né miễn dịch có được do tiêm chủng hay từng mắc COVID-19 trước đó. Đột biến này cũng làm gia tăng khả năng virus xâm nhập tế bào, làm cho virus dễ dàng bám vào các thụ thể ACE2 trong cơ thể. Đây cũng là nguyên nhân khiến XBB.1.5 lây truyền cho con người dễ dàng hơn.

Ở Mỹ, XBB.1.5 đã gây ra 41% ca nhiễm COVID-19 mới trong tháng 12/2022. Chuyên gia Amesh A. Adalja, Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins cho biết XBB.1.5 là nhánh phụ của biến thể XBB (phiên bản lai giữa hai chủng dạng BA.2 của Omicron).

Các chuyên gia cho rằng XBB.1.5 rất dễ lây lan và có thể là dạng COVID-19 dễ lây lan nhất. XBB.1.5 hiện đang vượt qua các biến thể khác về tốc độ lây lan.

XBB.1.5, biến thể phụ mới của Omicron được dự báo sẽ chiếm chủ đạo ở các điểm nóng COVID-19 trên thế giới trong thời gian tới.

TS. Thomas Russo (trưởng khoa bệnh truyền nhiễm Đại học Y Buffalo, New York) cho biết, biến thể XBB.1.5 có đột biến cho phép virus liên kết chặt chẽ với thụ thể ACE của tế bào, do đó làm COVID-19 dễ lây lan hơn.

Dữ liệu từ Singapore cho thấy, số ca nhập viện do COVID-19 không tăng trước sự lây lan của biến thể XBB.1.5 tại nước này. TS. William Schaffner, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Đại học Vanderbilt cho biết: "Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm chỉ ra rằng, các loại vaccine hiện hành vẫn có khả năng bảo vệ bạn khỏi chuyển nặng và nhập viện do COVID-19 trước biến thể mới XBB.1.5".

Triệu chứng COVID-19 thường gặp khi mắc biến thể XBB.1.5

TS. William Schaffner cho biết tính tới thời điểm hiện nay, có vẻ như biến thể XBB.1.5 không gây ra triệu chứng khác biệt so với các chủng COVID-19 gần đây.

Theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Mỹ, các triệu chứng COVID-19 thường gặp bao gồm:

Sốt hoặc ớn lạnh
Ho
Thở gấp hoặc khó thở
Mệt mỏi
Đau cơ hoặc đau người
Đau đầu
Mất vị giác hoặc mất mùi
Viêm họng
Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi
Buồn nôn hoặc nôn mửa
Tiêu chảy

Theo nghiên cứu sức khỏe ZOE, dự án gồm các nhà khoa học từ BVĐK Massachusetts, Trường Y tế công Harvard, trường Đại học King’s College London, Trường Đại học Y Stanford và app sức khỏe ZOE, các triệu chứng COVID-19 phổ biến nhất gần đây (bao gồm các biến thể mới của Omicron, trong đó có XBB.1.5) bao gồm:

Viêm họng
Sổ mũi
Nghẹt mũi
Hắt xì hơi
Ho không có đờm (ho khan)
Đau đầu
Ho có đờm
Khàn giọng
Đau nhức cơ bắp
Thay đổi khứu giác

Điều trị COVID-19 khi mắc biến thể XBB.1.5 có gì khác biệt?

Tính đến thời điểm hiện tại, Omicron XBB.1.5 dường như không có nhiều khả năng gây ra triệu chứng COVID kéo dài hơn so với các biến thể khác. Tuy nhiên, TS. Schaffner chỉ ra rằng, luôn có nguy cơ phát triển COVID-19 kéo dài sau khi bạn nhiễm virus.

Các phương pháp điều trị COVID-19 cho đối tượng nguy cơ cao khi mắc biến thể XBB có khác biệt so với trước đây.

TS. Russo cho biết, các phương pháp điều trị bằng kháng thể đơn dòng và thuốc kháng thể đơn dòng Evusheld dự phòng COVID-19, vốn được thiết kế nhằm giảm nguy cơ COVID-19 chuyển nặng đều "không hiệu quả trước biến thể XBB".

Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) cho hay thuốc Evusheld có thể không có khả năng bảo vệ bạn trước biến thể phụ Omicron XBB.1.5.

Tuy nhiên, TS. Russo cho rằng theo các nhà khoa học, những thuốc kháng virus khác chẳng hạn như thuốc điều trị COVID-19 Paxlovid vẫn hiệu quả trước Omicron XBB và XBB.1.5.

Nhìn chung, TS. Schaffner cho hay, để bảo vệ bản thân trước các biến thể mới XBB và XBB.1.5, hãy đảm bảo bạn đã tiêm chủng COVID-19 đầy đủ, và cập nhật tiêm liều bổ sung và liều nhắc lại vắc xin phòng COVID-19.

Ngoài ra, để tránh mắc COVID-19 trước nguy cơ làn sóng mới XBB.1.5, nên đeo khẩu trang ở nơi công cộng, đặc biệt nơi đông người, không gian kín như siêu thị.

N.Vân
Nguồn: suckhoedoisong.vn

Share with friends

Bài liên quan

[Video] Tọa đàm: 100% người mắc bệnh dại sẽ tử vong - Phòng ngừa ra sao?
Ghi nhận ca cúm A/H9 đầu tiên, Bộ Y tế hướng dẫn cách phòng cúm gia cầm lây sang người
Xuất hiện trẻ bị viêm não mô cầu tại Tây Ninh, cần tiêm vắc xin phòng bệnh
[Video] Tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại
Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để chủ động phòng bệnh sởi
Các địa phương cần triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại
Người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh dại
Chủ động phòng ngừa bệnh dại
Thêm 1 ca nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ
[Infographics] Cúm A: Các dấu hiệu cảnh báo cần nhập viện khẩn cấp
Khuyến cáo phòng bệnh hô hấp gia tăng
[Infographic] Những điều cần biết về bệnh đậu mùa khỉ
Toàn dân chung tay cùng ngành y tế phòng chống dịch bệnh
Chủ động phòng bệnh cúm khi thời tiết giao mùa
[Tọa đàm] Những điều cần biết để phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ
Một số thông tin về bệnh đậu mùa khỉ
Hướng dẫn trẻ cách tự vệ khi bị chó tấn công
[Infographic] Bệnh đậu mùa khỉ và những điều cần biết
Đồng Nai tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ
Chủ động phòng chống bệnh lây từ động vật sang người

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Chương trình Sức khỏe Việt Nam
Bao Dong Nai
Dự án phòng chống Tăng huyết áp
BAO TIN TUC TTXVN