Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, hai biến thể phụ BA.4, BA.5 của biến thể Omicron đã được ghi nhận trong nước, Bộ Y tế đã chỉ đạo tăng cường giám sát sự lưu hành của biến thể phụ BA.4, BA.5 và các biến thể khác để chủ động có các biện pháp xử lý kịp thời.

Cụ thể, ngày 4/7/2022, qua hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm ghi nhận 4 trường hợp nhiễm biến thể phụ BA.4, BA.5, gồm 3 trường hợp có nhiễm biến thể phụ BA.4 (2 trường hợp tại TP HCM và 1 trường hợp tại TP. Cần Thơ) và 1 trường hợp nhiễm biến thể phụ BA.5 tại TP. HCM. Đây là những mẫu bệnh phẩm tầm soát ngẫu nhiên từ ngày 13/6 - 22/6/2022 là người dân Việt Nam trong cộng đồng, hiện có sức khỏe ổn định. Trường hợp nhiễm biến thể phụ BA.4 tại TP. Cần Thơ có tiền sử tiếp xúc người nhập cảnh từ Mozambique trước đó.

Như vậy, đến nay Việt Nam đã ghi nhận sự xuất hiện của cả hai biến thể phụ BA.4 (3 ca) và BA.5 (4 ca) của biến thể Omicron tại TP. Hà Nội, TP. HCM và Cần Thơ. 

Cũng theo Bộ Y tế, trên thế giới, nhiều quốc gia đã phát hiện biến thể phụ BA.4 như: Nam Phi, Anh, Úc, Áo, Đan Mạch, Đức, Bồ Đào Nha, Pháp, Canada, Philippines, Singapore, Ấn Độ, Trung Quốc…

Hiện nay, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa dòng biến thể phụ BA.4, BA.5 vào danh sách cần giám sát. Trung tâm Kiểm soát phòng ngừa và dịch bệnh Châu Âu (ECDC) bước đầu nhận định biến thể phụ BA.4, BA.5 của Omicron đã ghi nhận tại nhiều nước châu Âu và gia tăng tại một số nước trong những tuần gần đây, khuyến cáo các quốc gia cần duy trì các biện pháp ứng phó như tiêm vaccine tăng cường, nhắc lại cho những nhóm có nguy cơ mắc bệnh, tăng cường hệ thống giám sát trọng điểm

Hiệu quả của vắc xin COVID-19 với biến thể phụ BA.4, BA.5

Nghiên cứu bước đầu tại Ấn Độ cho thấy đối với những người đã tiêm chủng đủ 3 mũi vắc xin phòng COVID-19 thì có khả năng chống lại biến thể phụ BA.4 và giảm khả năng chuyển nặng so với những người không tiêm vắc xin phòng COVID-19 khi nhiễm biến thể phụ này.

Biến thể phụ BA.4 và BA.5 có chia sẻ nhiều đột biến giống với biến thể Omicron ban đầu, nhưng có nhiều điểm chung hơn so với biến thể phụ BA.2. Do vậy, hai biến thể phụ thường được đề cập cùng nhau bởi vì các đột biến trong gen protein đột biến của chúng giống hệt nhau, mặc dù chúng khác với các đột biến được tìm thấy ở những nơi khác. Đến nay chưa có bằng chứng cho thấy biến thể phụ BA.4, BA.5 có độc lực cao hơn, gây bệnh nặng hơn các biến thể cũ trước đây.

Kháng thể bảo vệ của vắc xin suy giảm theo thời gian, cần thiết tiêm vắc xin COVID-19 đầy đủ, đúng lịch.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các vắc xin được cấp phép lưu hành hiện nay vẫn có giá trị bảo vệ cao, làm giảm nguy cơ chuyển nặng đối với tất cả các biến thể vi rút SARS-CoV-2 6 (bao gồm cả biến thể phụ BA.4, BA.5). Do đó, các quốc gia cần duy trì các biện pháp ứng phó như tiêm vắc xin mũi tăng cường, nhắc lại.

Cần tiếp tục đẩy mạnh giám sát và tiêm vắc xin mũi nhắc lại (mũi 3, mũi 4)

Trên thế giới, dịch COVID-19 vẫn diễn biến khó lường; biến thể phụ BA.4, BA.5 của biến thể Omicron đã ghi nhận tại nhiều quốc gia, số liệu báo cáo từ các nước châu Âu, Nam Phi khi các biến thể phụ này xuất hiện thì mức độ lây lan nhanh với tốc độ tăng số mắc hàng ngày vào khoảng 12-13% so với biến thể phụ BA.2 và sẽ từng bước thay thế biến thể phụ BA.2.

Ngày 29/6, WHO khu vực châu Âu thông báo số ca nhiễm COVID-19 mới đã tăng gấp đôi trong tháng qua, gây lo ngại quá tải y tế khi số ca bệnh nặng cũng tăng theo; riêng 7 ngày gần đó ghi nhận số ca mắc đã lên tới gần 2,4 triệu ca (tăng 42%) và số ca tử vong là khoảng 2.650 ca (tăng 16%); WHO chỉ ra 2 nguyên nhân chính của xu hướng gia tăng trên là sự lan rộng của 2 biến thể phụ BA.4, BA.5 của biến thể Omicron và sự gia tăng đi lại, tụ tập trong mùa hè.

WHO ra thông điệp nhấn mạnh "chúng ta không được tự mãn" và kêu gọi tiêm phòng đầy đủ (gồm mũi tăng cường), rửa tay, đeo khẩu trang ở nơi đông người...

Theo SKĐS

Share with friends

Bài liên quan

Sốt xuất huyết không còn là bệnh “theo mùa”
Những điều cần biết về biến thể COVID-19 mới đang lan mạnh
Nhiều người trẻ nạp đường vượt khuyến nghị WHO
11 loại thực phẩm giàu natri nên hạn chế để sức khỏe tim mạch tốt hơn
Hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường để bảo vệ sức khỏe
Nhỏ nước cốt chanh vào mắt, trào lưu phản khoa học
80% bệnh nhân đột quỵ ở Việt Nam đến bệnh viện đều đã quá 'giờ vàng'
Cục An toàn thực phẩm hướng dẫn cách tra cứu để không mua phải sản phẩm giả, kém chất lượng
Việt Nam chính thức thanh toán thành công bệnh mắt hột
Vắc xin phòng bệnh sởi là vắc xin an toàn, hiệu quả
Bộ Y tế thông tin nhanh về các trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Liên bang Nga
5 dấu hiệu phổ biến cảnh báo thiếu hụt vitamin và khoáng chất thiết yếu
Thực phẩm hỗ trợ tăng cường sức đề kháng
Các chuyên gia đánh giá về thời điểm kết thúc mùa cúm
Tiêu thụ đồ uống có đường tăng, hàng loạt bệnh tật nguy hiểm 'bủa vây'
Bí quyết giảm cân khoa học sau kỳ nghỉ Tết
5 sai lầm khi ăn uống trong ngày lễ làm tăng mỡ bụng
[Infographics] Năm yếu tố nguy cơ trong mùa bùng phát các bệnh đường hô hấp
Không chủ quan u xơ tử cung
Theo dõi chặt chẽ dịch bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN