Theo Bộ Y tế, số ca mắc COVID-19 mới, số bệnh nhân nặng và số nhập viện đang gia tăng, cùng đó số tử vong cũng tăng - có ngày 4 trường hợp. Tuy nhiên tỷ lệ tiêm vắc xin COVID-19 mũi 3 và 4 và tiêm cho trẻ trong độ tuổi từ 5 - dưới 12 ở một số địa phương vẫn còn thấp, chậm.

Nhiều biến thể phụ của Omicron xâm nhập khiến ca mắc COVID-19, bệnh nhân nặng và ca nhập viện tăng

Theo Bộ Y tế trong thời gian gần đây, số ca mắc mới bệnh COVID-19, số ca phải nhập viện, số ca nặng đang có chiều hướng gia tăng; nhiều địa phương đã ghi nhận các biến thể mới của virus với khả năng lây nhanh hơn biến chủng gốc.

Tổng số ca mắc mới COVID-19 trong 7 ngày qua ở nước ta khoảng hơn 18.400, trung bình gần 2.700 ca/ ngày. Số ca mắc mới gia tăng, có ngày hơn 2.000 ca, tuy nhiên đã có những ngày số mắc tăng vọt lên hơn 3.500 ca.

Số bệnh nhân nặng cũng gia tăng trong thời gian gần đây, thường hơn 100 ca/ngày, có ngày lên đến gần 140 ca, trong khi ở thời điểm tháng 6-7, số bệnh nhân nặng chỉ vài chục ca, có ngày chỉ còn không đến 20 ca.

Ca mắc mới, bệnh nhân nặng tăng, nhiều người đã đi tiêm vắc xin COVID-19 mũi 3 và mũi 4.

Cùng với đó, số trường hợp tử vong cũng tăng lên, có thời điểm của tháng 6-7, gần như rất ít ngày bản tin phòng chống dịch của Bộ Y tế có bệnh nhân COVID-19 tử vong, tuy nhiên gần đây, có ngày số bệnh nhân tử vong đã lên đến 4 ca (ngày 30/8). Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua là 1 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.119 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm. Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 134/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. 

Khoảng 35% số ca bệnh nặng và tử vong chưa tiêm vắc xin COVID-19 hoặc chưa tiêm đủ

Bộ Y tế cho biết, qua đánh giá các ca bệnh COVID-19 nặng và tử vong, có khoảng 35% số ca bệnh chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ vắc xin phòng COVID-19. Tuy nhiên, tại một số nơi, một số địa phương, việc tiêm vắc xin chưa bảo đảm yêu cầu, tiến độ tiêm chủng còn chậm, nhất là tiêm mũi 1, mũi 2 cho trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi, tiêm mũi 3 cho trẻ từ 12 - dưới 18 tuổi còn thấp.

Vì vậy, trong văn bản mới nhất, Bộ Y tế đề nghị các Sở Y tế tăng cường rà soát và triển khai truyền thông, tiêm vắc xin cho người dân theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế, đặc biệt là những người thuộc nhóm nguy cơ cao.

Tại lễ phát động Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 "Vui Trung thu và tựu trường an toàn" do Bộ Y tế và UNICEF cùng UBND tỉnh Phú Yên tổ chức mới đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương nói: Hiện nay chưa có bất cứ một bằng chứng khoa học nào khẳng định vắc xin phòng COVID-19 ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe người dân và trẻ em. Hiệu lực của vắc xin giảm tương đối nhanh sau 3-5 tháng, vì vậy, để duy trì hiệu quả bảo vệ, cần phải tiêm mũi 3, mũi 4 theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Thứ trưởng Bộ Y tế cũng cho hay, Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch và phát động Chiến dịch "Vui Trung thu và tựu trường an toàn" về tiêm chủng vắc xin COVID-19 cho trẻ em từ 5 - dưới 18 tuổi, nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng cho trẻ em theo chỉ đạo của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Y tế; với mong muốn mọi trẻ em trong độ tuổi đến trường đều được tạo điều kiện tiêm vắc xin, có miễn dịch chủ động với virus SARS-COV-2, để có thể vui chơi, học tập và sinh sống an toàn, các địa phương đạt được mục tiêu tiêm chủng.

Còn ông Maharajan Muthu - đại diện UNICEF tại Việt Nam bày tỏ: Chúng tôi kêu gọi các bậc phụ huynh, cha mẹ đảm bảo sức khỏe cho con mình, để các em sẵn sàng cho năm học mới. Tiêm vắc xin phòng COVID-19 là cách an toàn và hiệu quả để bảo vệ sức khỏe cho con bạn. Chúng ta đều biết rằng vắc xin giúp tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ để chống lại COVID-19, hạn chế nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong.

Để bảo vệ đối tượng nguy cơ cao như người cao tuổi, người có bệnh nền... và để con trẻ đến trường, vui trung thu an toàn, tại các địa phương, nhiều người đã đưa người thân, ông bà đi tiêm mũi 3 và mũi 4, nhiều phụ huynh đưa các bé đi tiêm vắc xin COVID-19.

T.Bình

Share with friends

Bài liên quan

Bài 3: Hướng đến xây dựng nền y tế thông minh
Thu hồi trên toàn quốc nhiều mỹ phẩm vi phạm, có cả kem đánh răng phổ biến
Bài 2: Hiệu quả ứng dụng kỹ thuật cao trong điều trị chấn thương sọ não, chấn thương chỉnh hình
Bài 2: Ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao sức khỏe và quản lý y tế
Đồng Nai tăng cường giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm năm 2025
Đồng Nai có 18 cá nhân được phong tặng Thầy thuốc ưu tú
Ứng dụng công nghệ, kỹ thuật nâng cao chất lượng khám, điều trị và quản lý
Bài 3: Gặt hái “Quả ngọt”…
Bài 2: Hiệu quả thấy rõ từ can thiệp tim mạch
Đồng Nai ban hành quy định mới về chức năng, nhiệm vụ của Sở Y tế
Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất: Gieo kỹ thuật cao, gặt “quả ngọt”
Áp dụng cùng lúc 4 kỹ thuật mới phẫu thuật cho bệnh nhân bị phình gốc động mạch chủ
Bài 2: Kiosk y tế thông minh: Thêm tiện ích, bớt thủ tục
Ngành Y tế Đồng Nai tuyên dương 256 học sinh "Học giỏi, sống tốt"
Nghị quyết 57-NQ/TW: Bước chuyển mình của ngành Y tế
Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1/7: Nỗ lực hướng đến bảo hiểm y tế toàn dân
Kết thúc hoạt động Công đoàn ngành Y tế tỉnh Đồng Nai
Dự án VUSTA sơ kết hoạt động phòng chống HIV/AIDS 6 tháng đầu năm
Tăng cường truyền thông và hoạt động hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam
[Video] Ra mắt hệ thống điều phối dữ liệu y tế tỉnh Đồng Nai

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN