Các triệu chứng của sự thiếu hụt vitamin D là điều quan trọng cần lưu ý, vì nếu cơ thể bạn không nhận đủ chất dinh dưỡng này, nó có thể dẫn đến xương mềm, được gọi là bệnh còi xương ở trẻ em và bệnh nhuyễn xương ở người lớn.

Vậy tại sao chúng ta cần vitamin D? Chuyên gia dinh dưỡng Esther Ellis giải thích rằng chất dinh dưỡng hòa tan trong chất béo này hỗ trợ sự hấp thụ canxi và phốt pho trong cơ thể, mang những khoáng chất này đến xương và răng và giúp điều chỉnh lượng canxi còn lại trong máu của cơ thể.

 "Cùng với canxi, vitamin D giúp bảo vệ chống lại sự mất khối lượng xương, giúp các cơ hoạt động. Hệ thống miễn dịch cũng sử dụng vitamin D giúp chống lại vi khuẩn và virus xâm nhập " – chuyên gia Ellis nói.

Chuyên gia dinh dưỡng Jen Bruning, người phát ngôn của Học viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng Mỹ, cho biết thêm: "Vitamin D có thể có vai trò trong việc giảm viêm cũng như giúp kiểm soát sự phát triển của tế bào ung thư và ngăn ngừa bệnh trầm cảm".

Cơ thể sản xuất vitamin D một cách tự nhiên khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, nhưng chúng ta cũng có thể nhận được loại vitamin này từ một số loại thực phẩm  và các loại thực phẩm chức năng bổ sung.

Nguyên nhân gây ra thiếu hụt vitamin D

Lượng vitamin D mà da bạn tạo ra phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm sắc tố da, thời gian trong ngà, mùa, thậm chí cả nơi bạn sống. Sử dụng kem chống nắng để ngăn ngừa ung thư da, cũng có thể làm giảm lượng vitamin D mà cơ thể bạn cần.

Chuyên gia Bruning cho hay: "Khoảng 1 tỷ người trên thế giới bị thiếu vitamin D. Ở nhiều người lớn, điều này có thể không xuất hiện với bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng nào".

Ở trẻ em, sự thiếu hụt có thể dẫn đến tình trạng còi xương, hoặc mềm xương do lượng canxi thấp dẫn đến xương bị cong hoặc dễ gãy. Ở người lớn, mất xương có thể xảy ra và biểu hiện như chứng nhuyễn xương".

Các triệu chứng của sự thiếu hụt vitamin D là điều quan trọng cần lưu ý.

Bệnh còi xương ở trẻ em có thể được điều trị khi phát hiện sớm, thông thường bằng thay đổi chế độ ăn hoặc bổ sung theo chỉ định của bác sĩ, cộng với việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nếu không được điều trị, còi xương có thể dẫn đến biến dạng xương.

Chứng nhuyễn xương, tình trạng mềm xương ở người lớn tuổi, có thể dẫn đến xương dễ gãy, khó phục hồi hơn khi chúng ta già đi.

Ích lợi của xét nghiệm

Theo chuyên gia Bruning, hiện tượng chuột rút do thiếu vitamin D có thể dẫn đến chấn thương không đáng có, mệt mỏi và suy nhược do thiếu vitamin D rất nguy hiểm vì nó làm tăng nguy cơ ngã, gãy xương, hoặc các chấn thương khác.

"Lượng canxi trong máu của chúng ta rất quan trọng, nếu chúng ta không nhận đủ canxi từ thức ăn, cơ thể sẽ huy động canxi từ xương của chúng ta. Điều này cũng có thể xảy ra với sự thiếu hụt vitamin D - bởi vì chúng ta cần vitamin này để hấp thụ canxi"- chuyên gia Bruning giải thích.

Bạn có biết mình bị thiếu hụt vitamin D hay không bằng một xét nghiệm máu đơn giản. Chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn có thể yêu cầu chụp X-quang để kiểm tra độ chắc khỏe của xương. 

Ellis nói, nếu bạn muốn nhận được nhiều vitamin D hơn từ thực phẩm, hãy tăng cường ăn các loại cá béo như cá hồi và cá thu. "Gan bò, pho mát và lòng đỏ trứng cung cấp một lượng nhỏ vitamin D. Nấm cũng có thể chứa vitamin này nếu được trồng dưới đèn UV" – chuyên gia Ellis cho hay.

Hầu hết các loại sữa và chế phẩm từ sữa, cùng một số loại ngũ cốc và hoa quả cũng có thể cung cấp một lượng vitamin D cho cơ thể.

Xin tư vấn từ chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ chuyên môn

Chuyên gia Ellis nói: "Một số người có thể cần thêm vitamin D như người lớn tuổi, trẻ sơ sinh bú sữa mẹ, những người có làn da sẫm màu, những người mắc một số  bệnh như gan, xơ nang, bệnh celiac và bệnh Crohn,  béo phì hoặc những người mắc bệnh đã phẫu thuật cắt bỏ dạ dày. Tuy nhiên, phải luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bổ sung vitamin D.
Chuyên gia Bruning cho biết thêm: "Hãy làm việc với một chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ  để xác định dạng vitamin D nào, ở liều lượng nào, có thể tốt nhất cho bạn dựa trên nhu cầu cá nhân của bạn".

Hà Anh (Theo Live Science)

Nguồn: SKĐS

Share with friends

Bài liên quan

Sốt xuất huyết không còn là bệnh “theo mùa”
Những điều cần biết về biến thể COVID-19 mới đang lan mạnh
Nhiều người trẻ nạp đường vượt khuyến nghị WHO
11 loại thực phẩm giàu natri nên hạn chế để sức khỏe tim mạch tốt hơn
Hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường để bảo vệ sức khỏe
Nhỏ nước cốt chanh vào mắt, trào lưu phản khoa học
80% bệnh nhân đột quỵ ở Việt Nam đến bệnh viện đều đã quá 'giờ vàng'
Cục An toàn thực phẩm hướng dẫn cách tra cứu để không mua phải sản phẩm giả, kém chất lượng
Việt Nam chính thức thanh toán thành công bệnh mắt hột
Vắc xin phòng bệnh sởi là vắc xin an toàn, hiệu quả
Bộ Y tế thông tin nhanh về các trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Liên bang Nga
5 dấu hiệu phổ biến cảnh báo thiếu hụt vitamin và khoáng chất thiết yếu
Thực phẩm hỗ trợ tăng cường sức đề kháng
Các chuyên gia đánh giá về thời điểm kết thúc mùa cúm
Tiêu thụ đồ uống có đường tăng, hàng loạt bệnh tật nguy hiểm 'bủa vây'
Bí quyết giảm cân khoa học sau kỳ nghỉ Tết
5 sai lầm khi ăn uống trong ngày lễ làm tăng mỡ bụng
[Infographics] Năm yếu tố nguy cơ trong mùa bùng phát các bệnh đường hô hấp
Không chủ quan u xơ tử cung
Theo dõi chặt chẽ dịch bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc

THÔNG BÁO

TUYEN TRUYEN PHAP LUAT
Thủ tục hành chính

TƯ VẤN

Tư vấn tiêm các loại vắc xin:
  02513.899.580 hoặc 02513.846.680
 Tư vấn khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp:
  02513.834.493-141
• Tư vấn Quan trắc môi trường - Lấy mẫu nước: 
  02513.835.672-131
• Tư vấn sức khỏe sinh sản:
  02513.942.461
• Tư vấn xét nghiệm nước
- thực phẩm:
  02518.871.681
• Tư vấn dinh dưỡng:
 02513.840.429
• Tư vấn HIV/AIDS:
  02518.872.322

LIÊN KẾT

Bộ Y tế
Cục Y Tế Dự Phòng
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
CONG THONG TIN TINH DONG NAI
Sở Y Tế Đồng Nai
Bao dong nai
BAO TIN TUC TTXVN